2.1.2.1. Tài nguyên nước
Hà Nam có tài nguyên nước dồi dào là tiềm năng lớn để khai thác phát triển kinh tế nhưng hiện nay nguồn tài nguyên này đang bị đe dọa do ô nhiễm.
Nước mặt: Nằm trong vùng có lượng mưa lớn, trong giai đoạn 2000- 2010 lượng mưa trung bình khoảng 1,714mm/năm, có nguồn nước mặt dồi dào, gồm có sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và nhiều ao hồ. Chỉ tính riêng tiềm năng nước mặt của sông Hồng, sông Đáy và song Nhuệ chảy qua địa phận Hà Nam bình quân hằng năm là 71,37 tỷ m3 và 6.266 ha mặt nước, ao hồ phân bố khá đồng đều trên diện tích toàn tỉnh, có thể thỏa mãn nhu cầu về nước cho sản xuất và sinh hoạt của tỉnh. Tuy vậy nguồn nước sạch ngày càng giảm, hiện tại song Đáy là con song cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Phủ Lý và nhiều khu dân cư đang bị ô nhiễm ảnh hưởng tới nguồn nước cung cấp cho nhà máy nước của tỉnh với công suất 25 nghìn m3/ngày đêm và các nhà máy nước sạch nông thôn sử dụng nguồn nước con sông này.
Nước dưới đất: Tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất tiềm năng của tỉnh Hà Nam là 165 triệu m3/năm. Chất lượng nước dưới đất khai thác cho sinh hoạt không được tốt. Kết quả cho thấy độ pH đều đạt, nồng độ NH4+ ở tất cả các vị trí đều vượt QCVN 09: 2008/BTNMT từ 5,6 đến 751 lần giới hạn, cao nhất là tại xã Bồ Đề với nồng độ 75,14 mg/l. 50% (4/8) điểm lấy mẫu có hàm lượng sắt vượt QCVN, cao nhất tại KCN Đồng Văn với nồng độ 24,8 mg/l. Ngoài ra một số chất ô nhiễm khác như ion Măng gan ( Mn2+), Asen, Chì cũng vượt QCVN nhiều lần. Nhiều khu vực đã không thể sử dụng
được nước dưới đất phục vụ cho mục đích sinh hoạt hàng ngày do không thể xử lý được các chất ô nhiễm trong nước bằng các hình thức vật lý thông thường như: giàn mưa, lọc cát…
2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản
Hà Nam ít tài nguyên khoáng sản, trong hiện tại việc khai thác tài nguyên này góp phần đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nhưng trong tương lai không thể tiếp tục khai thác, không thể coi tài nguyên khoáng sản là nguồn lực để phát triển.
2.1.2.2.1. Đá vôi
Tổng trữ lượng đá vôi ở Hà Nam khoảng 4.619,8 triệu tấn, bao gồm:
-Đá vôi sử dụng cho công nghiệp sản xuất xi măng ( 26 mỏ) với tổng trữ lượng khoảng 3.657,7 triệu tấn.
-Đá vôi cho công nghiệp hóa chất (01 mỏ) với tổng trữ lượng 32,8 triệu tấn.
Chất lượng đá vôi tốt, dễ khai thác, giao thong thuận lợi và chi phí khai thác thấp tạo nên lợi thế so sánh tuyệt đối trong sản xuất vật liệu xây dựng so với các tỉnh lân cận.
2.1.2.2.2. Đất sét
Các mỏ sét làm nguyên liệu xi măng và phụ gia xi măng có 22 mỏ, các mỏ có trữ lượng lớn tại Khe Non, tổng trữ lượng 539,7 triệu tấn. Sét xi măng tại Thanh Liêm có chất lượng tốt hơn tại huyện Kim Bảng.
Trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 2 loại phụ gia xi măng là phụ gia bù silic và phụ da đầy. Cả 2 loại này chỉ xuất hiện ở huyện Thanh Liêm, tập trung chủ yếu ở vùng đồi thấp thuộc các xã Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Lưu, Thanh
Hương, Thanh Tâm, Liêm Sơn. Trữ lượng sét làm phụ gia đầy là 47,808 triệu tấn, trữ lượng cát kết làm phụ gia điều chỉnh silic, kiềm là 145,908 triệu tấn.
Đất sét làm gốm có mỏ sét ở thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên.
2.1.2.2.3. Đá xây dựng thông thường và đá san lấp
Đá xây dựng thông thường có 45 mỏ trữ lượng 1662 triệu m3. Đất đá làm vật liệu san lấp có 11 mỏ trữ lượng 0,28 triệu m3.
2.1.2.2.4. Than bùn phân bón
Trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 2 mỏ than bùn ở huyện Kim Bảng tổng trữ lượng khoảng 7,568 triệu tấn bao gồm:
-Mỏ than bùn Ba Sao có trữ lượng khoảng 262.000 tấn, có hàm lượng tro cao, độ chất bốc và nhiệt lượng thấp, sử dụng làm chất đốt kém hiệu quả nhưng lại có hàm lượng N,P,K đáp ứng yêu cầu chất lượng sản xuất phân bón.
-Mỏ than bùn Hồ Liên Sơn có trữ lượng khoảng 7,2 triệu tấn. Than bùn Hồ Liên Sơn có màu đen, xám đen, chứa nhiều thực vật chưa phân hủy tương tự than bùn ở Ba Sao, có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón.
2.1.2.2.5. Cát xây dựng, cát san lấp.
Các mỏ cát xây dựng, cát sét làm vật liệu san lấp phân bố dọc song Hồng có trữ lượng khoảng 6,971 triệu m3. Các mỏ này có quy mô nhỏ nhưng luôn được bồi hoàn hằng năm sau mùa mưa lũ.
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản ở Hà Nam chủ yếu là vật liệu xây dựng như: đá vôi, sét, cát và chất phụ gia, trong đó nổi bật là đá vôi để sản xuất xi măng, nung vôi… đá phục vụ cho xây dựng giao thong và thủy lợi.
2.1.2.3. Tài nguyên du lịch
Hà Nam có một số danh lam thắng cảnh như Núi Cấm, Ngũ Động Sơn ở huyện Kim Bảng, Kẽm Trống ở huyện Thanh Liêm, động Cô Đôi ở Ba Sao, Núi Đọi ở Duy Tiên. Về di tích lịch sử văn hóa, Hà Nam là một trong những tỉnh có nhiều tên đất, tên làng và nhiều danh nhân nổi tiếng trong đó có khu di tích lịch sử văn hóa Đền Trần Thương, huyện Lý Nhân – là nơi mất của Trần Hưng Đạo. Hà Nam còn gần khu di tích Hương Sơn của Hà Nội nên có thể
xây dựng tuyến đường thủy từ Phủ Lý đi khu di tích Chùa Hương theo sông Đáy thành tuyến đường du lịch cảnh quan hấp dẫn.
Hà Nam không có những địa điểm du lịch lớn, những di tích lịch sử văn hóa quan trọng của quốc gia vì thế không nên quá chú trọng vào phát triển thu hút khách du lịch, nên đầu tư liên kết với những tỉnh có du lịch phát triển trong vùng để làm trung gian.
2.1.2.4. Tài nguyên đất
Hà Nam có tống diện tích đất tự nhiên: 86.049,4 ha. Năm 2011 diện tích đất nông nghiệp là 55.286,4 ha, đất phi nông nghiệp 27.004,5 ha, đất chưa sử dụng 3.758,5 ha.
Năm 2010, tổng quỹ đất đã sử dụng là 82.286,1 ha, chiếm 95,7% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 51,2 %, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 7,4% (6.376,5 ha), đất phi nông nghiệp chiếm 31%, đất đồi núi chưa sử dụng chiếm 4,5%. Đặc biệt đất ở chiếm tỷ trọng nhỏ, còn 6,4% (5487 ha). Đất ngập nước nuôi trồng thủy sản chiếm 5,6% (4835,8 ha). Trong vòng 11 năm từ năm 2000 đến năm 2011, đất nông nghiệp giảm đi 6.493 ha, trung bình giảm 541ha/năm; đất phi nông nghiệp tăng 11.108 ha, tăng trung bình 964 ha/năm; đất chưa sử dụng giảm 4.200 ha, trung bình giảm 356 ha/năm.
Diện tích đất chưa sử dụng hàng năm giảm, phần lớn diện tích đất chưa sử dụng là đất bán sơn địa, bạc màu không đem lại hiệu quả kinh tế. Đất sản xuất nông nghiệp giảm, đất phi nông nghiệp tăng nhưng sử dụng chưa hiệu quả do dự án treo, xây dựng khu công nghiệp, đo thị nhưng hoạt động không hiệu quả.
Bảng 2.1.1: biến động sử dụng đất
Diện tích đất (ha) Năm Đất nông nghiệp Đất phi nông
nghiệp Đất chưa sử dụng Diện tích % Diện tích % Diện tích % 2000 61.266 71,9 15.897 18,7 8.006 9,4 2008 57.903 67,4 24.296 28,2 3.785,9 4,4 2009 56.142,4 65,2 26.100 30,3 3.806,5 4,4 2010 55.643 64,7 26.642,6 31,0 3.763,3 4,5 2011 55.286,4 64,2 27.004 31,4 3.758,5 4,5
Biến động sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2011 (- giảm)
2001- 2011 -6.493 -8,2 11.574 13,2 -4.200 -5,0 BĐ/ năm -541,1 -0,7 964,5 1,1 -350 -0,4
Nguồn: Niên giám thống kê 2007- 2011
Đánh giá chung về tài nguyên:
-Thuận lợi nhất của Hà Nam là có các mỏ đá vôi rất gần các mỏ sét nên việc phát triển xi măng khá thuận lợi, không phải vận chuyển xa.
-Hà Nam có lượng tài nguyên khoáng sản không lớn, không có những tài nguyên quan trọng đặc biệt khác với các tỉnh để tạo cho Hà Nam có khả năng phát triển đột biến. Tài nguyên chủ yếu của Hà Nam chủ yếu là đá vôi, sét song quy mô và chất lượng cũng không vượt trội hơn các tỉnh khác như Ninh Bình, Thanh Hóa và nhiều tỉnh khác. Hiện tài nguyên đá vôi của Hà Nam đang được khai thác một cách triệt để để sản xuất xi măng, khai thác đá san lấp mặt bằng thúc đẩy ngành vận tải phát triển đóng góp một phần không
nhỏ vào phát triển kinh tế Hà Nam, tuy nhiên trữ lượng tài nguyên đá vôi đang giảm sút nhanh chóng.
-Các tài nguyên khoáng sản ở Hà Nam không có sự tranh chấp và tác động ảnh hưởng đến nhau khi khai thác. Việc khai thách đá vôi ít ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch, tuy nhiên do phần lớn diện tích đất đai là đất nông nghiệp nên khi phát triển công nghiệp thường phải lấy đất nông nghiệp, đặc biết là đất trồng lúa, việc khai thác cũng gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường không khí ảnh hưởng đến đời sống người dân, ngoài ra quá trình vận chuyển tài nguyên với số lượng lớn dẫn đến hỏng đường giao thông. Vì vậy cần phải hết sức chú ý trong xây dựng công nghiệp, kết cấu hạ tầng cũng như phát triển đô thị.
-Việc khai thác tài nguyên như hiện nay đóng góp lớn thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng như thế là phát triển chưa bền vững, cần có phương án khai thác hợp lý.
2.1.2.5. Dân số và nguồn nhân lực 2.1.2.5.1. Dân số
Hà Nam đang có quy mô dân số lớn, là thời kỳ dân số vàng đóng góp lớn cho phát triển kinh tế nhưng cần nắm bắt vì thời kỳ này qua rất nhanh khi ấy sẽ phải đối đầu với những thách thức lớn về lao động, an sinh xã hội.
Theo thống kê năm 2011, tổng dân số của tỉnh Hà Nam là 786.860 người. Mật độ dân số là 914 người/km2 thấp hơn mật độ trung bình của vùng ( mật độ của vùng Đồng bằng sông Hồng là 930 người/km2). Tuổi thọ trung bình của nam là 70,3, của nữ là 75,7. Cơ cấu dân số của tỉnh đang nằm trong thời kỳ “ dân số vàng”, là thời kỳ tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao hơn tỷ trọng dân số phụ thuộc, gồm dân số từ 0 đến 14 tuổi và nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi.
Trong giai đoạn 2001 – 2010 dân số giảm đi 6.917 người, tốc độ giảm trung bình là 0,09%/năm. Dân số thành thị vẫn tăng, trong cùng thời kỳ tăng 16.763 người, tốc độ tăng trung bình 2,31%/năm; dân số nông thôn giảm
23.680 người, giảm trung bình 0,33%/năm. Dân số nông thôn không những giảm về tỷ lệ mà giảm cả về con số tuyệt đối, dân số nông thôn năm 2000 là 727,8 nghìn người đã giảm xuống 704,1 nghìn người năm 2010.
Dân số giảm là do biến động cơ học, bởi vì tỷ lệ tăng tự nhiên từ năm 2000 đến 2011 đều lớn hơn không, trong đó năm 2000 là 11,7%, năm 2011 thấp nhất là 7,79%.
2.1.2.5.2. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực phát triển cả về số lượng và chất lượng, đang ở thời kỳ thuận lợi cho tăng trưởng nhanh và phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2011
tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 454,3 nghìn người, trong đó lao động công nghiệp, xây dựng khoảng 97 nghìn người, chiếm 21,3%, phần lớn qua đào tạo; khu vực dịch vụ là 93,1 nghìn người, chiếm 20,5%. Bảng 2.1.2: Thực trạng nguồn nhân lực Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 2011 2012 1. Dân số 1000ng 790 786,3 786,7 % 791,6 2. Lao động 1000ng 431 454 454,3 100 100% KV nông nghiệp - 292,8 266,1 264,5 58,2 57,8% KV công nghiệp + XD - 73,9 95,5 96,9 21,3 21,6% KV dịch vụ - 64,3 92,3 92,9 20,5 20,6%
Nguồn: NGTK tỉnh Hà Nam, Sở KH&ĐT