2.3.3.1. Bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất
Phát triển kinh tế tuy có tác động đến môi trường đất nhưng không lớn, được thấy rõ qua kết quả phân tích mẫu đất trên địa bàn.
Bảng 2.3.2: Kết quả phân tích một số mẫu đất TT Các chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả TCVN 7209- 2002 Đ01 Đ02 Đ03 Đ04 Đ05 1 pHKCL - 5,1 5,3 5,6 5,1 5,77 2 Tổng số chất hữu cơ % 3,46 4,01 3,17 4,01 2,56 3 Tổng Nito (tính theo N) % 0,11 0,06 0,1 0,08 0,33 4 Tổng photpho (P2O5) % 0,06 0,06 0,1 0,08 0,19 5 As trong đất mg/kg 0,6 1,12 1,16 1,12 0,55 12
Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nam
Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, hiện nay Hà Nam chưa có đất bị suy thoái, song ngành nông nghiệp lo lắng về việc khai thác rừng dẫn đến núi đã không có rừng cây tăng. Theo thống kế, năm 2010 diện tích núi đá không có rừng cây tăng 1.112 ha (tăng 83,4%) so với năm 2000.
Thoái hóa đất còn do đất bị ô nhiễm song theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đất Hà Nam không bị ô nhiễm do sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, không bị ô nhiễm do rác thải hay hoạt động làng nghề và do mất rừng
2.3.3.2. Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước a. Hiện trạng môi trường nước mặt và nước dưới đất đều bị ô nhiễm
- Nước mặt: Theo báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường, môi trường nước mặt tại các sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang, sông Sắt đều bị ô nhiễm khá nặng như: COD, amoni, nitrit tại các điểm quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Tần suất ô nhiễm hằng năm từ 6 đến 11 lần vào các mùa cạn kiệt. Sự ô nhiễm nước mặt do hai nguồn chính:
+ Nguồn gây ô nhiễm ngoại tỉnh: Lượng nước thải từ Hà Nội chưa được xử lý đổ thẳng ra lưu vực sông Nhuệ - Đáy ngày càng tăng về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
+ Nguồn gây ô nhiễm nội tỉnh: Hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, y tế trên địa bàn tỉnh hàng năm cũng là nguyên nhân góp phần tác động gây ô nhiễm môi trường nước mặt.
Lượng nước thải của một số lĩnh vực như:
nước thải sinh hoạt một số khu, cụm công nghiệp khoảng 202.000 m3/năm, nước thải sản xuất công nghiệp khoảng 167.000 m3/năm, nước thải y tế khoảng 350 m3/năm, nước thải chăn nuôi khoảng 2.674 nghìn m3/năm, nước thải của sản xuất làng nghề khoảng 2.460 nghìn m3/năm, nước thải sinh hoạt đô thị 2.297 nghìn m3/năm.
-Hiện trạng môi trường nước dưới đất: Nguồn nước dưới đất ở nhiều nơi có hàm lượng sắt, nitrit, nitrat và asen cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Tại một số xã của huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng, Lý Nhân và Duy Tiên có nguồn nước dưới đất bị nhiễm Asen cao, có nơi vượt tiêu chuẩn cho phép của WHO và của Bộ Y tế tới 73 lần.
Nươc thải từ một nhà máy trong Khu công nghiệp Đồng Văn xả ra đồng
Bảng 2.3.3: Lượng nước thải tại một số khu, cụm công nghiệp
Đơn vị: m3/năm
STT Khu, cụm công nghiệp Lưu lượng nước thải Tổng lượng Sản xuất Sinh hoạt 1 Khu CN Đồng Văn I 33.410 92.200 125.610 2 Khu CN Đồng Văn II 10.720 20.000 30.720
3 Khu CN Châu Sơn 7.596 30.216 37.812
4 Cụm CN Tây Nam TP Phủ Lý
116.000 60.000 176.000
Tổng số 167.726 202.416 370.142
Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam
- Tính đến năm 2011 toàn tỉnh có 98.021 giếng khoan hợp vệ sinh, 13.500 giếng khoan không hợp vệ sinh, 27.970 giếng đào có thành xây hợp vệ sinh, 5.548 giếng đào có thành xây không hợp vệ sinh đang được sử dụng. Các giếng khoan đều do các nhóm tư nhân khoan không qua đào tạo, không được quản lý nên việc tráng lấp lỗ không theo quy trình kỹ thuật, một số giếng ngừng sử dụng không được tráng lấp đúng quy định. Do việc khoan tràn lan, không có quy hoạch, có giếng nằm gần chuồng trại chăn nuôi, gần nguồn nước thải, bãi rác thải là nguyên nhân có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất
b. Hạ tầng kỹ thuật xử lý nước thải
Nước thải của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh hiện nay hầu hết không có biện pháp xử lý hiệu quả (thường chỉ có hố ga va ftuwj ngấm ra môi trường xung quanh), trừ 4 bệnh viện, trong đó ¾ bệnh viện này áp dụng công nghệ xử lý yếm, hiếu khí, khử trùng của Việt Nam để xử lý còn Bệnh viện đa khoa huyện Kim Bảng áp dụng công nghệ của DEWAST.
Nước thải của các khu vực đô thị - thương mại hầu hết chưa áp dụng công nghệ xử lý nào. Nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hầu hết mới xử lý sơ bộ không theo một công nghệ nào. Một số khác đã đầu tư hệ thống xử lý tuy nhiên thiết bị, máy móc của hệ thống được sản xuất tại Việt Nam hoặc Trung Quốc.
c. Hệ thống thủy lợi
Hà Nam là một tỉnh nông nghiệp nằm trong lưu vực sông Đáy, có diện tích đất tự nhiên là 860,5 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp 45.000 ha nên hệ thống công trình thủy lợi (CTTL), đặc biệt là công trình đầu mối các trạm bơm đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống CTTL tỉnh hiện có 50 trạm bơm; 309 máy bơm, công suất mỗi máy từ 1.000 – 27.000 m3/h; hơn 4.500 km kênh mương các loại; hơn 1.200 cống, đập, cầu, máng, xi phông, hàng trăm trạm bơm nhỏ do các Hợp tác xã Nông nghiệp quản lý. Hàng năm hệ thống này phục vụ tưới tiêu cho hơn 68.000 ha đất canh tác và tiêu cho hơn 75.000 ha phục vụ dân sinh kinh tế.
Nhìn chung, các hệ thống thủy lợi được xây dựng đã phát huy hiệu quả, hệ thống CTTL đảm bảo tưới tiêu cho hầu hết diện tích đất canh tác; đảm bảo 100% diện tích gieo cấy trong khung thời vụ; trong vụ mùa đã tiêu nước kịp thời không để xảy ra tình trạng ngập úng gây mất mùa trên diện rộng.
2.3.3.3. Khai thác và xử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản
Khai thác khoáng sản đã gắn liền với chế biến. Do điều kiện thị trường, điều kiện hình thành các mỏ, vị trí địa lý, vốn đầu tư…nên công nghiệp khai thác khoáng ở địa phương tập trung ở một số loại như: Khai thác đá vôi làm xi măng, làm vôi, đá răm làm vật liệu xây dựng, đất sét làm gạch và làm ngói.
Khai thác đá xây dựng phát triển mạnh, năm 2011 sản lượng đá xây dựng các loại đạt gần 5,4 triệu m3. Công nghệ khai thác đá là khai thác lộ thiên, khoan nổ mìn, nghiền sang phù hợp với hệ thống máy nghiền sang chung của cả nước.
Bảng 2.3.4: Sản phẩm khai khoáng và sản phẩm chế biến từ khai khoáng Loại khoáng sản Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Đá các loại 1000 m3 3999 2942 4040 4925 4543 5370 Đá dăm 1000 m3 1800 3337 3823 4321 4371 4794 Xi măng 1000 m3 1711 1761 1816 2347 3969 4751 Gạch xây Triệu viên 211 255 325 370 375 388 Ngói lợp 1000 viên 783 989 1778 1404 1568 1610 Nguồn: NGTK năm 2011 2.3.3.4. Bảo vệ và phát triển rừng
Năm 2010, đất lâm nghiệp của Hà Nam là 6.771,3 ha chỉ chiếm khoảng 7,8% diện tích đất tự nhiên và tạp trung chủ yếu ở hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm với diện tích rừng phần lớn là rừng phòng hộ 5.475,2 ha bằng 6,4% diện tích cả tỉnh. Tài nguyên rừng của Hà Nam có giá trị kinh tế không lớn. Công tác bảo vệ và phát triển bền vững rừng được tăng cường đã ngăn chặn được nạ suy giảm diện tích và tăng độ che phủ của rừng.
2.3.3.5. Môi trường không khí
Quản lý ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị và khu công nghiệp
đã được quan tâm chú ý với các quy định quản lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khí thải, bụi, tiếng ồn.
Chất lượng không khí ở Hà Nam còn khá tốt, đặc biệt là ở nông thôn và vùng đồi núi, thế nhưng vấn đề bụi lại đang trở thành vấn đề cấp bách ở khu
sản xuất vật liệu xấy dựng Tây Đáy, các khu đo thị và khu công nghiệp. Kinh tế phát triển thì các phương tiện giao thông cũng phát triển tăng, điều này dẫn đến sự ô nhiễm không khí ở nhiều nơi.
Hà Nam là tỉnh không có thế mạnh về phát triển các năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, vì vậy một thời gian khá dài nhiên liệu chủ yếu cho Hà Nam vẫn là nhiên liệu truyền thống (than, củi,dầu), đây là loại năng lượng thải khá nhiều khí CO2 gây ô nhiễm.
Mối quan hệ GDP/người trong 1 năm (USD/người) và lượng phát thải khí CO2 theo đầu người tính cho 1 năm (đơn vị: tấn/người) có mối quan hệ tương quan tỷ lệ thuận:
-Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, công nghiệp và giao thông phát triển nhanh, lượng phát thải ra khí CO2/người tăng rất nhanh.
-Khi nền kinh tế đã có trình độ khoa học kỹ thuật cao, sử dụng công nghệ sạch, có biện pháp giảm thiểu lượng CO2 phát ra nên mức phát thải CO2/người tăng chậm lại so với tăng GDP/người.
-Chỉ khi nào GDP/người đạt khoảng 1.800 USD/người thì CO2/người mới tăng chậm lại. Ở nước ta khi GDP/người đạt 833 USD/người (năm 2007) thì lượng CO2/người đạt khoảng 0,4 tấn/người và đến khi GDP/người đạt > 1000 USD/người thì CO2/người đạt 0,6 tấn/người.
Như vậy có thể nói lượng khí CO2 gây ô nhiễm ở Hà Nam đang trong thời kỳ tăng nhanh, chỉ khi nào GDP/người đạt 1.800 USD/người lúc đó mới tăng chậm lại.
Hiện trạng môi trường không khí:
Khu vực khai thác chế biến khoáng sản, khu vực sản xuất xi măng, khu vực có các phương tiện giao thông với mật độ lớn như: Khu vực xã Thanh Nghị, Thanh Tân, Thanh Thủy, khu vực La Mát – Kiện Khê, khu vực Bút Sơn, thị trấn Đồng Văn, thị trấn Hòa Mạc, ngã 3 quốc lộ 1A và đường 21A, hàm lượng bụi đều vượt 1,2-4,6 lần so với TCVN 5937-2005.
Công nghệ xử lí khí thải của các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh (gồm thiết bị lọc bụi túi, lọc bụi tĩnh điện) thường nhập từ Trung Quốc, trừ nhà máy xi măng Bút Sơn có hệ thống sử lí khí thải được nhập từ Đức.
Khí thải lò hơi, lò đốt chất thải y tế của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được xử lý bằng công nghệ và thiết bị của Việt Nam.
Các cơ sở khai thác, chế biến đá đều không có hệ thống lọc bụi hoặc phun nước. . .để chống bụi; một số cơ sở đã đầu tư hệ thống xử lí khí thải bằng lọc bụi túi của Trung Quốc nhưng do không bảo dưỡng thường xuyên và cải tiến theo công suất sản xuất nên hiệu quả xử lí không cao.
Nhìn chung các cơ sở sản xuất kinh doanh từ trước năm 2000 (trừ công ty xi măng Bút Sơn) đều áp dụng công nghệ xử lý khí theo công nghệ cũ, hoặc công nghệ của Trung Quốc, việc xử lý khí thải đôi khi không đồng bộ với công nghệ sản xuất. từ năm 2003 đến nay, các cơ sở sản xuất đầu tư mới đều đầu tư hệ thống xử lý theo công nghệ mới, tiên tiến.
Bảng 2.3.6: Diễn biến độ ồn tại vùng công nghiệp
Các vùng công nghiệp nghiên cứu và đánh giá Độ ồn (dBa)
TCVN 5949 – 1998 40 -75
Năm 2000/2001
Chỉ số trung bình/vùng công nghiệp 63
Năm 2004/2005
Chỉ số trung bình/vùng công nghiệp 66
Bảng 2.3.5: Hiện trạng môi trường không khí khu công nghiệp
Các vùng công nghiệp nghiên cứu và đánh giá
Các chỉ tiêu phân tích không khí theo TCVN 5937 – 1995, mg/m3
BOi CO NO2 SO2 Pb TCVN 5937 – 1995 : (giới hạn) 0,3 40 0.4 0,5 0,005
Năm 2004/2005
1. Nhà máy gạch Tuy nen (Nhân Thịnh)
0,5 9,0 0,4 0,3 -
2. KCN Đồng Văn I (Duy Tiên) 0,3 7,0 0,2 0,4 - 3. KCN Châu Sơn (TP. Phủ Lý) 0,3 2,0 0,0 0,1
4. KCN Đồng Văn II (Duy Tiên) 0,3 2,0 0,0 0,1 - Chỉ số trung bình /vùng công
nghiệp
0,3 5,0 0,2 0,3 -
Nguồn: Báo cáo ĐMC tỉnh Hà Nam
-Các chất khí thải gây hiệu ứng nhà kính thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Thành phần gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi, mùi của các chất hữu cơ phân hủy như bã rượu, bia.
-Tiếng ồn cao nhất ở nhà máy gạch Tuy-nen (Nhân Thịnh) là 71dBA, song vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép 40-75 dBA
-Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoa, hiện tượng ô nhiễm không khí do tiếng ồn ở các khu công nghiệp tập trung và các khu đô thị có chiều hướng gia tăng, nhưng rất chậm, hiện tại nằm trong phạm vi cho phép. Chỉ số trung bình tiếng ồn năm 2000/2001 là 63 dBA, tăng lên 66 dBA năm 2004/2005.
2.3.3.6. Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại có những tiến bộ nhất định.
trình Đô thị Hà Nam thu gom đưa đi xử lý. Hoạt động được đánh giá là có hiệu quả.
a. Hiện trạng chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Chất thải rắn: tổng lượng rác thải phát thải trong năm 2010 trên địa bàn tỉnh là 422.000 tấn/năm, trong đó: chất thải sinh hoạt bình quân tại các đô thị 25.648 tấn/năm, rác thải sinh hoạt nông thôn 135.940 tấn/năm, chất thải rắn y tế không nguy hại 1.125 tấn/năm, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 263.300 tấn/năm, chất thải rắn trong chăn nuôi 714.936 tấn/năm, chất thải rắn trong sản xuất làng nghề 9.900 tấn/năm.
Năm 2012:
-Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom đạt khoảng 90%;
-Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý: 100% - Số khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường: ¾ khu = 75%.
Nguồn phát sinh và tính chất của rác thải: rác thải sinh hoạt trong khu dân cư vùng đô thị và nông thôn; hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ; hoạt động sản xuất trong nông nghiệp … Chất thải rắn nông thôn có thành phần chất hữu cơ cao chiếm khoảng 52-69%, rác thải tái chế: 7- 16% và các loại chất thải khác.
-Hiện trạng chất thải rắn nguy hại: Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, lượng chất thải nguy hại phát sinh ngày càng nhiều và đa dạng về các nguồn thải. Chất thải nguy hại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong một năm khoảng 160 tấn/năm, trong đó: nghành y tế khoảng 140 tấn/năm, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật khảng 3,6 tấn/năm.
b. hạ tầng kỹ thuật trong việc quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn
Rác thải của thành phố Phủ Lý và một số vùng lân cận được Công ty Công trình Đô thị Hà Nam thu gom và đem đi xử lý tại nhà máy xử lý rác thải ở Thanh Thủy. Rác thải của thị trấn Đồng Văn và một số thôn của xã Duy Minh, Hoàng Đông được công ty TNHH Đô thị Đồng Văn thu gom và đem xử lý tại nhà máy xử lý rác trong Khu công nghiệp Đồng Văn I. Đa số khu
vực nông than đều có tổ thu gom rác, tuy nhiên việc xử lý rác vẫn chưa đảm bảo hợp vệ sinh thưởng là đốt thủ công hoặc chon lấp tạm.
Toàn tỉnh hiện có 03 dự án xây dựng nhà máy xử lý rác (trong đó 01 nhà máy đã đi vào hoạt động) và khoảng 40% số xã có bãi chon lấp rác tạm (các