Môi trường sinh thái được chú ý nhiều hơn nhưng nguy cơ ô

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển kinh tế tỉnh hà nam trong giai đoạn 2006 – nay theo quan điểm chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững (Trang 50)

còn cao

Sự quan tâm của xã hội đến các vấn đề môi trường trong những năm gần đây đã có những chuyển biến rất tích cực. Hệ thống chính sách, pháp luật

từng bước được xây dựng và hoàn thiện; hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từng bước được kiện toàn và đi vào hoạt động ổn định. Nhận thức về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành và của cộng đồng xã hội đã được nâng lên đáng kể; mức độ gia tăng ô nhiễm suy thoái đã được chú ý kiểm soát và hạn chế. Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản có tính quy phạm pháp luật liên quan đến công tác tài nguyên môi trường.

Tuy nhiên, quản lý môi trường còn nhiều bất cập cả về lý luận lẫn thực tiễn. Trên thực tế tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn Tỉnh còn diễn ra ở một số nơi nhất là khai thác đất san lấp, cát san lấp, đolomit, đá xây dựng, cát xây dựng…làm thất thoát tài nguyên, gấy ô nhiễm môi trường sinh thái, mất trật tự trị an, an toàn xã hội. Công tác chỉ đạo, kiểm tra của của các huyện chưa được thường xuyên, trách nhiệm một số xã, thị trấn chưa thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn mình quản lý. Chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy trên địa phận tỉnh Hà Nam đang có dấu hiệu ô nhiễm ở một số đoạn đi qua khu vực tiếp nhận nguồn nước thải từ các khu dân cư và KCN. Công tác xử lý chất thải tại các KCN đã được quan tâm, song các cơ sở sản xuất phân tán, làng nghề, các khu dân cư đô thị tập trung…còn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nơi chưa có hệ thống xử lý chất thải đã tạo áp lực lớn lên chất lượng nước.

Đa dạng sinh học, chất lượng rừng có xu hướng suy giảm, tình trạng phá rừng còn xảy ra.

Ô nhiễm môi trường nước và không khí ở đô thị, KCN, làng nghề ngày càng tăng. Hầu hết các thị trấn, xã chưa có khu xử lý nước thải. Chất thải rắn chưa được thu gom đầy đủ và xử lý tốt. Rác thải phần lớn chưa được phân loại tại nguồn; tái chế, tái xử dụng chất thải rắn chưa được chú trọng và còn nhiều hạn chế trong quản lý theo hướng tổng hợp, liên vùng và liên ngành.

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển kinh tế tỉnh hà nam trong giai đoạn 2006 – nay theo quan điểm chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)