2.1.3.1. Các nhóm cơ chế chính sách đang hoạt động
Hiện nay tỉnh Hà Nam đang áp dụng 2 nhóm cơ chế chính sách chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội. Một là, nhóm cơ chế chính sách chung, bao gồm
các quy định của các văn bản pháp luật hiện hành và hai là các quy định riêng của tỉnh.
(1) Nhóm chính sách chung được quy định chủ yếu trong các Luật thuế, Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật đất đai và một số luật khác. Trong đó, có các quy định chi tiết về chính sách ưu đãi về
đất đai, bao gồm các quy định về thuê đất, miễn giảm giá thuê đất cho các
nhà đầu tư trong và ngoài nước; chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có quy
định ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài.
(2) Nhóm chính sách riêng do tỉnh quy định, bao gồm một dải cơ chế chính sách:
UBND tỉnh đã tích cực xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách giải quyết các vấn đề bức xúc và những vấn đề lâu dài như: hỗ trợ, khuyến khích xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn; thu hút đầu tư và thu hút nhân tài; phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện cải cách hành chính, thực hiện tốt quy trình lập, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước, khoán kinh phí quản lý hành chính cho các cơ sở ngành, đơn vị sự nghiệp có thu trong cải cách hành chính công.
2.1.3.2. Đánh giá chung về các yếu tố nội sinh đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Như đã trình bày các yếu tố nội sinh của tỉnh Hà Nam được chia thành hai loại: một là, các yếu tố nội sinh cố định như vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch; hai là, các yếu tố nội sinh động là điều kiện kinh tế - xã hội, bao gồm thể chế, cơ chế chính sách, chất lượng tài sản cố định, hiệu quả đầu tư, chất lượng nguồn nhân lực.
Tăng trưởng kinh tế nội sinh: Tăng năng suất lao động xã hội do đóng góp của các yếu tố nội sinh động, nhất là từ tích lũy vốn con người và các hoạt động phát minh sáng chế được gọi là tăng trưởng nội sinh.
Trong giai đoạn 2001 – 2010, đóng góp của các yếu tố nội sinh động vào tăng GDP chiếm khoảng 21%, trong đó yếu tố công nghệ chiếm 2,7%, tăng chất lượng nhân lực đóng góp 15,2%, đổi mới cơ chế chính sách và quản lý chiếm 3,1%.
Tài sản cố định đóng góp 72,6% vào tăng GDP là quá cao chứng tỏ tỉnh Hà Nam đang phải đầu tư rất nhiều cho xây dựng cơ bản để thu hút các nhà đầu tư trong khi để tăng trưởng có chất lượng thì mức đóng góp của tài sản cố định vào tăng GDP chỉ khoảng 25%.
Bảng 2.1.3: Đánh giá chung về các yếu tố nội sinh
Tăng GDP (%)
Đóng góp của các yếu tố vào tăng GDP (%) TSCĐ Đổi mới công nghệ Lao động Chất lượng LĐ Cơ chế, quản lý, tổ chức Tăng GDP (%) 11,4 8,3 0,3 0,7 1,7 0,4 Đóng góp vào tăng GDP (%) 100 72,6 2,7 6,4 15,2 3,1 Nội sinh 21 2,7 15,2 3,1
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam
Yếu tố đổi mới công nghệ đóng góp 2,7% vào tăng GDP cho thấy đổi mới công nghệ chưa được quan tâm đúng mức, chưa được đầu tư nhiều, máy móc cũ kĩ lạc hậu.
Chất lượng lao động đóng góp 15,2% vào tăng GDP thấp hơn một số tỉnh trong khu vực (20%).
Đánh giá về đóng góp của các yếu tố nội sinh vào tăng trưởng kinh tế chỉ mang tính tương đối bởi còn bỏ qua những yếu tố như sự yếu kém về kết cấu hạ tầng, thể chế, mức tiết kiệm, đây là những yếu tố kìm hãm tăng trưởng.
Đối với Hà Nam, yếu tố nội sinh ( do làm việc thông minh hơn) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 21%, còn lại 79% là do đóng góp của các yếu tố ngoại sinh ( do mở rộng quy mô sản xuất) cho thấy tăng trưởng chưa đạt chất lượng cao khi chưa phát huy được những yếu tố nội sinh đặc biệt yếu tố con người và khoa học công nghệ.