Tăng cường năng lực quản lý nhà nước và thực hiện phát triển

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển kinh tế tỉnh hà nam trong giai đoạn 2006 – nay theo quan điểm chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững (Trang 76)

vững

- Tăng cường đạo tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý và thực hiện phát triển bền vững cho cán bộ quản lý các cấp, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng doanh nghiệp.

- Triển khai và cụ thể hóa Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011- 2020 với phương châm coi trọng phát triển nguồn lực con người, coi đây là một khâu then chốt, quyết định trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa nhiều vào vốn đầu tư sang mô hình tăng

trưởng theo chiều rộng dựa nhiều vào vốn đầu tư sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu dựa vào khoa học công nghệ và thể nhanh.

- Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ phát triển nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ tái cấu trúc kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn.

- Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 – nay theo quan điểm chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững tôi có một số kết luận như sau:

-Hà Nam là tỉnh cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, có môi trường đầu tư với nhiều tiềm năng, nhiều cơ hội thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế của Tỉnh.

-Thực trạng chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững của Hà Nam giai đoạn vừa qua như sau:

+ Lĩnh vực kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn, khai thác tài nguyên, hiệu quả đầu tư thấp, hiệu quả sử dụng vốn không cao, năng suất lao động thấp, là nền kinh tế chưa đảm bảo chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.

+ Lĩnh vực xã hội: Số việc làm do công nghiệp và dịch vụ tạo ra chưa đáp ứng được nhu cầu dịch chuyển lao động, khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng, năng lực đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh thấp, chất lượng giáo dục chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực.

+ Lĩnh vực môi trường: Diện tích đất nông nghiệp giảm với tốc độ cao, ô nhiễm môi trường đang gia tăng, hệ thống xử lý chất thải ở các khu đô thị, khu công nghiệp lạc hậu không đáp ứng yêu cầu.

Qua nghiên cứu tôi thấy rằng phát triển kinh tế là tất yếu để đạt được chất lượng cuộc sống nhưng phải nhìn nhận khách quan con đường phát triển kinh tế của Hà Nam đã hướng tới chất lượng hay mới chỉ là số lượng, là nhất thời.

Đề tài góp phần làm rõ một phần thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Hà Nam để thấy nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao nhưng chưa đạt chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.

Trong quá trình thực hiện đề tài, do những hạn chế về mặt thời gian, tài liệu, khả năng nghiên cứu…nên không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để nghiên cứu này được đầy đủ và có thể tiếp tục phát triển hoàn thiện hơn trong nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Phạm Ngọc Linh, TS. Nguyễn Thị Kim Dung (2011). Giáo trình Kinh tế phát triển. NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

2. Trần Thọ Đạt (2005). Các mô hình tăng trưởng kinh tế. Nhà xuất bản Thống kê.

3. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020.

4. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020.

5. GS.TS. Vũ Văn Hiền (2014). “Phát triển bền vững ở Việt Nam”.

www.tapchicongsan.org.vn. 3/1/2014

6. GS.TS Micheal E. Porter. Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010.

7. Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam. Nhà xuất bản Thống kê. 8. Quy hoạch phát triển bền vững tỉnh Hà Nam đến năm 2020

9.PGS. TS. Ngô Doãn Vịnh (2003).” Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam – Học hỏi và Sáng tạo”. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Viện Chiến lược phát triển (2004).” Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (2012). “Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp ở Việt Nam”. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

12.Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Nam (2009). “Hiện trạng môi trường công nghiệp Hà Nam”.

13.Lê Thông – Nguyễn Quý Thao (2012). “Việt Nam các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm”. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

14. http://www.gso.gov.vn 15. Http://www.izhanam.gov.vn

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển kinh tế tỉnh hà nam trong giai đoạn 2006 – nay theo quan điểm chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)