Kinh tế tăng trưởng nhanh song chất lượng tăng trưởng chưa cao

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển kinh tế tỉnh hà nam trong giai đoạn 2006 – nay theo quan điểm chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững (Trang 35)

Hiện nay, ở Việt Nam còn nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng tăng trưởng. Một số nhà khoa học cho rằng chất lượng tăng trưởng bằng tăng trưởng nhanh cộng với ổn định trong nhiều năm, (theo Cù Chí Lợi, 2009. Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng tại Việt Nam). Song theo khái niệm của Ngân hàng Thế giới thì “ chất lượng tăng trưởng hàm ý đến các khía cạnh quy định tiến trình tăng trưởng, đó là: phân phối cơ hội, tính bền vững của môi trường, vấn đề quản lý nhà nước”.

Chất lượng tăng trưởng gồm ba yếu tố: một là, huy động tối đa nguồn lực cho phát triển; hai là, phân phối hợp lý các thành quả phát triển đến các thành viên xã hội; ba là, cần có một bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả. Trong ba nhân tố này thì yếu tố nhà nước là yếu tố trung tâm của chất lượng tăng trưởng. Phân tích sâu hơn có thể thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nam thời gian qua tuy khá cao nhưng vẫn dưới dạng tiềm năng và chất lượng tăng trưởng chưa cao. Có thể thấy phần nào qua phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng sau.

2.2.1.1. Chỉ số ICOR của kinh tế tỉnh Hà Nam

Hiệu suất đầu tư được đo bằng hệ số gia tăng vốn đầu tư so với gia tăng đầu ra cho biết cần bao nhiêu vốn đầu tư tăng them để tạo ra một đơn vị đầu ra tăng thêm, phản ánh mức độ hiệu quả của vốn đầu tư mới. Nếu để có một đơn vị đầu ra tăng thêm phải tiêu tốn mất nhiều vốn đầu tư tăng thêm thì hiệu quả đầu tư thấp. Tổng đầu tư cao trong trường hợp này cũng chưa chắc đã

mang lại tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Vì thế, cùng với tổng mức đầu tư, hiệu suất đầu tư là một chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa quan trọng đánh giá mức độ tăng trưởng nhanh và bền vững kinh tế của tỉnh.

Bảng 2.2.1: ICOR qua các giai đoạn

Giai đoạn Tăng GDP tỉnh Hà Nam (%) ICOR tỉnh và cả nước Nam Ninh Bình Nam Định Cả nước 1991-1995 - - 3,05 1996-2000 8,4 - 4,8 2001-2005 9,1 4,2 5,3 6,0 5,14 2006-2010 13,2 5,9 6,4 5,7 6,15 2001-2010 11,1 5,4 6,1 5,8 Nguồn: tính từ NGTK tỉnh từ 1993 đến 2010

Hệ số ICOR của tỉnh Hà Nam thấp hơn so với trung bình cả nước. Song với mức tăng trưởng và hệ số ICOR như trên, có thể xem kinh tế Hà Nam chưa có hiệu quả so với tốc độ tăng và ICOR của một số nước. Ví dụ trong thời kì 20 năm từ 1961 đến 1980 tốc độ tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc (7,9%) và Đài Loan (9,7%), hệ số ICOR chỉ là 3,0 trong khi tỉnh Hà Nam ICOR là 5,4. Điều này đã gây nên những lo ngại về tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Nam.

2.2.1.2. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và tốc độ tăng vốn đầu tư

Cùng với hệ số ICOR cao, tỷ lệ đầu tư so với GDP và tốc độ tăng vốn cũng thuộc loại cao, nhất là gia đoạn 2006-2010.

Tỷ lệ đầu tư so với GDP đã tăng từ 26,9% năm 1995 lên mức 46,5% năm 2000 và từ 2005 đến nay luôn ở mức cao trên 40%, trong đó năm 2008 đạt mức kỷ lục là 85,9%. Tốc độ tăng vốn đầu tư gấp 1,4 lần tốc độ tăng GDP.

Tốc độ tăng trưởng của Hà Nam khá cao song GDP bình quân đầu người còn thấp hơn trung bình cả nước, có nghĩa là kinh tế còn chậm phát triển vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là nguồn lực hiếm, nên mức gia tăng vốn đầu tư và tỷ lệ vốn đầu tư và tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP cao phản ánh mức độ hấp dẫn của môi trường kinh doanh. Sự duy trì được tỷ lệ đầu tư so với GDP cao trong nhiều năm, chứng tỏ khả năng duy trì tăng trưởng cao của tỉnh, song cũng chứa đựng yếu tố mất bền vững, khi hiệu suất đầu tư của Hà Nam thấp, theo mô hình tăng trưởng về chiều rộng rất “ khát vốn”. Bởi phần lớn vốn đầu tư không có nguồn gốc từ kinh tế tỉnh, trong số đó một phần là nợ dài hạn và một phần từ đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh quản lý vốn đầu tư đi vào nền nếp và tình hình kinh tế khóa khăn, thì khả năng huy động thêm vốn bị hạn chế trong khi cần rất nhiều vốn để đầu tư cho tài sản cố định và xây dựng cơ sở hai tầng thu hút các nhà đầu tư, khả năng bền vững của tăng trưởng có nguy cơ bị phá vỡ trong các năm tới.

Bảng 2.2.2: Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP và tăng trưởng GDP

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tỷ trọng vốn/GDP (%) 36,9 33,6 31,2 35,5 38,9 40,5 Tốc độ tăng vốn (%) -14,3 -1,4 1,2 25,8 20,5 15,9 Tốc độ tăng GDP (%) 7,9 8,4 8,9 10,7 9,7 11,4 Tăng vốn/tăng GDP (lần) -1,8 -0,2 0,1 2,4 2,1 1,4

Năm 2007 2008 2009 2010 2012 2001- 2010 Tỷ trọng vốn/GDP (%) 76,8 85,9 69,6 67,8 62,2 59,9 Tốc độ tăng vốn (%) 112,7 28,0 -8,0 11,4 10,8 15,4 Tốc độ tăng GDP (%) 12,2 14,3 13,6 14,3 12,3 11,1 Tăng vốn/tăng GDP (lần) 9,2 2,0 -0,6 0,8 0,9 1,4 Nguồn: Tính từ số liệu NGTK 2.2.1.3. Năng suất lao động xã hội

Kinh tế của tỉnh muốn tăng trưởng nhanh và bền vững được quyết định bởi mức tăng năng suất lao động. Nếu tăng trưởng cao song năng suất lao động không tăng thì mức sống của người lao động cũng không thay đổi, vì không có nguồn thu nhập tăng thêm để nâng cao mức sống. Năng suất lao động trong trường hợp kinh tế toàn tỉnh được đo bằng sản phẩm làm ra trên một đơn vị thời gian lao động, hay lượng thời gian lao động cần thiết để làm ra một đơn vị sản phẩm, vì thế phải sử dụng chỉ tiêu GDP giá cố định bình quân một lao động đang làm việc.

Theo số liệu thống kế, năng suất lao động của tỉnh đã có chiều hướng tăng đáng kể. Năm 2010 năng suất lao động đạt 29,9 triệu đồng (tính theo giá 2010, tương đương gần 1.460 USD), gấp gần 2,5 lần năm 2000. Năm 2012, năng suất lao động đạt 37,3 triệu đồng.

Tốc độ tăng trung bình cả thời kỳ 2001-2010 khoảng 9,5%/năm. Năm 2010, năng suất lao động của tỉnh gấp 2,6 lần năng suất lao động trung bình

của cả nước (11,2 triệu). Tuy vậy vẫn còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực ASEAN.

Bảng 2.2.3: Năng suất lao động tính theo giá 2010

Đơn vị: Triệu đồng

NSLĐ chung, giá:

NSLĐ giá 2010 chia ra:

1994 2010 Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2000 4,8 11,8 6,7 42,7 2005 6,7 16,5 8,0 30,9 38,6 2006 7,3 18,0 8,9 32,6 34,1 2007 8,1 19,8 9,4 38,5 32,9 2008 9,2 22,5 9,8 47,2 36,5 2009 10,4 25,5 9,9 55,4 40,3 2010 11,9 29,9 10,5 66,8 43,9 2011 13,5 33,1 10,9 80,3 47,2 Tốc độ tăng (%) 2001-2010 9,5 4,6 13,3 0,3 2001-2005 6,9 3,6 10,0 -2,0 2006-2011 12,1 5,6 16,7 2,6

Nguồn: tính từ NGTK và số liệu Sở KH&ĐT

Theo kinh tế học, năng suất lao động phụ thuộc lớn vào trang bị vốn cho lao động, chất lượng lao động và năng suất tổng nhân tố ( TFP). TFP bao gồm

tiến bộ công nghệ, quản lý và các nhân tố khác khó có thể tách riêng được. Nếu đóng góp của năng suất tổng yếu tố vào tăng trưởng càng cao thì chứng tỏ hoạt động kinh tế của tỉnh có hiệu suất cao, chất lượng phát triển tốt.

Bảng 2.2.4: Đóng góp của các yếu tố chính vào tăng trưởng

Tốc độ tăng GDP (%) Đóng góp vào tăng GDP (%) Vốn Lao động TFP Cả nước (1996-2005) 7,2 60% 21% 19% Cả nước (2001-2006) 7,3 43% 19% 38% Tỉnh Hà Nam (2001- 2010) 11,4 100% 8,6 75,3% 2,5 21,6% 0,4 3,1% Nguồn: NGTK và Sở KH&ĐT

Một trong những nguyên nhân đóng góp của lao động vào tăng trưởng thấp là do tốc độ tăng lao động làm việc trong kinh tế tỉnh thấp, khoảng 1,56% trong giai đoạn 2001-2010. Nhiều lao động của Hà Nam đi làm việc ở các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương song vẫn đăng ký hộ khẩu ở tỉnh ngoài ra chất lượng lao động cũng không cao do Hà Nam nằm gần các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng các lao động có trình độ thường làm việc ở các thành phố lớn do có mức lương và chất lượng cuộc sống tốt hơn, chất lượng lao động qua đào tạo tại tỉnh cũng chưa đảm bảo. Trong khi đó đóng góp của TFP vào tăng trưởng ở Đài Loan giai đoạn 1960-1994 khoảng 24%, Nhật Bản 39% trong giai đoạn 1950-1973, đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Nếu như tại Hàn Quốc, đóng góp của yếu tố TFP là 51,32%; Malaisia: 36,18%; Thái lan: 36,14%; Trung Quốc: 35,19%; Ấn Độ: 31,01%... thì ở Việt Nam, yếu tố này chỉ là 19,59%.. Như vậy mô hình tăng trưởng của Hà Nam là mô hình giống như cả nước dựa nhiều vào

vốn. Mô hình này đến nay đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, tiềm ẩn nguy cơ mất bền vững chung cho toàn bộ kinh tế tỉnh.

2.2.1.4. Năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh cho thấy vị thế kinh tế tỉnh trong nền kinh tế cả nước, rộng ra là vị thế của tỉnh trong khu vực và toàn cầu. Mặc dù kinh tế tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong 10 năm gần đây, song các báo cáo đánh giá xếp hạng cạnh tranh theo chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy năng lực cạnh tranh tỉnh Hà Nam chưa được cải thiện mà còn bị tụt hạng so với 63 tỉnh thành trong nước. Sự tụt hạng cho thấy những nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh là chưa nhiều vì vậy mà tỉnh bị tụt hạng.

Chỉ số thành phần về chi phí không chính thức và đào tạo lao động được xếp hạng ở thứ bậc trung bình 31/63. Kể từ năm 2005 đến nay, chỉ số thành phần dẫn đến xếp hạng cạnh tranh của tỉnh thấp là do chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, xếp thứ 63/63, thiết chế pháp lý (61/63), chi phí gia nhập thị trường (61/63)

Thực tế đánh giá bền vững kinh tế thường sử dụng chỉ số bền vững kinh tế (ESI) ( Theo “ Chỉ số bền vững cấp tỉnh: Phương pháp và thử nghiệm”. )

Bảng 2.2.5: Chỉ số xếp hạng cạnh tranh cấp tỉnh Hà Nam Năm PCI Xếp hạng 2006 47,27 49/63 2007 51,29 45/63 2008 55,13 26/63 2009 56,89 40/63 2010 52,19 56/63 2011 51,58 62/63

Chỉ số thành phần năm 2011:

Chi phí không chính thức 6,82 31/63

Đào tạo lao động 4,81 31/63

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 3,50 33/63

Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 6,24 39/63 Tính minh bách và tiếp cận thông tin 5,67 42/63 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 3,71 47/63

Chi phí gia nhập thị trường 7,44 61/63

Thiết chế pháp lý 3,96 61/63

Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

3,81 63/63

Nguồn: Phòng thương mại Việt Nam Cần phải cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư bằng những chính sách hỗ trợ đối với nhà đầu tư đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính để cải thiện chỉ số PCI nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Chỉ số bền vững kinh tế (ESI) của tỉnh cho thấy kinh tế của tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh, kinh tế có nguy cơ mất bền vững, vì giá trị của chỉ số ESI của tỉnh dao động xung quanh điểm 0, lớn nhất là 0,14 năm 2008 và nhỏ nhất là -0,04 năm 2006 và 2007. Nguyên nhân dẫn đến kinh tế có nguy cơ mất bền vững do năng lực cạnh tranh thấp ( chỉ số đơn PCI cả 5 năm 2005 và 2010 đều có giá trị âm), chỉ số tăng GDP cũng chỉ dao động xung quanh điểm 0. Như vậy chỉ số thành phần PCI và chỉ số ESI đều lưu ý về Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, thiết chế pháp lý và Chi phí gia nhập thị trường cần sớm được hoàn thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh và để tăng trưởng nhanh và bền vững.

Bảng 2.2.6: Chỉ số bền vững kinh tế và xếp hạng tỉnh Hà Nam 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Chỉ số bền vững KT (ESI) -0,02 -0,04 -0,04 0,14 0,07 -0,07 Xếp hạng 29/63 36/63 41/63 15/63 22/63 44/63 Chỉ số cạnh tranh (PCI) -0,181 -0,219 -0,190 0,099 - 0,125 -0,499 Xếp hạng 35/63 49/63 45/63 26/63 40/63 56/63 Chỉ số tăng GDP -0,06 -0,07 -0,03 0,19 0,22 0,21 Xếp hạng 41/63 38/63 40/63 11/63 9/63 11/63

Nguồn: Phòng thương mại Việt Nam

Các chỉ số cho thấy tăng trưởng kinh tế nhanh cũng là một thành phần quan trọng để đáp ứng những yêu cầu của phát triển bền vững. Xét về mặt kinh tế học, một tỉnh có thu nhập thấp lại tăng trưởng thấp thì xét về dài hạn sẽ thiếu nguồn nội lực để giải quyết các vấn đề xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động.

2.2.1.5. Vấn đề toàn dụng lao động

Tỉnh Hà Nam đang ở vào thời kỳ dân số vàng và dự báo sẽ còn kéo dài khoảng 20-30 năm nữa (một trong những nguyên nhân dẫn đến dân số vàng là bùng nổ dân số sau khi thống nhất đất nước. Theo lý thuyết dân số gọi là bùng nổ dân số sau chiến tranh, khác với dân số vàng do giảm tỷ lệ sinh). Dân số vàng do bùng nổ dân số sau chiến tranh thường có chất lượng lao động thấp. Tuy nhiên, thời kỳ dân số vàng nếu trùng hợp với thời kỳ kinh tế cất cánh sẽ

là một lực đẩy, tạo ra sự cộng hưởng thúc đẩy sự tăng trưởng, ngược lại dân số vàng có thể gây áp lực đối với phát triển kinh tế.

Dân số vàng trong tỉnh đã gây áp lực đối với phát triển kinh tế. Trong 10 năm qua bình quân hàng năm tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 6,3 nghìn lao động. Cùng với số lao động được giải quyết việc làm, tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 5,5% năm 2005 xuống còn 5,05% năm 2010. Tuy thất nghiệp ở đô thị giảm, song tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn năm 2010 chỉ đạt 85%.

Để giải quyết việc làm và nhằm tăng năng suất lao động, công tác đào tạo nghề cho người lao động đã được chú trọng, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 35%, trong đó có 24,5% có từ chứng chỉ sơ cấp nghề trở lên và 65% lao động chưa qua đào tạo (nguồn: Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh

Hà Nam đến 2020).

2.2.1.6. Mất cân đối thu chi trên địa bàn tỉnh

Thu ngân sách trên đại bàn đạt khá, tỷ lệ tăng thu ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước, tính theo giá thực tế tăng bình quân 24,6%/năm trong giai đoạn 2001-2010; năm 2010 đạt 1.977 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2010 là 3.742,3 tỷ đồng. Như vậy, giữa thu chi ngân sách trên địa bàn có sự chênh lệch khá lớn do Hà Nam mới tách tỉnh và đang trong quá trình đầu tư phát triển công nghiệp, xây dựng nông thôn mới nên nhu cầu đầu tư cho xây dựng cơ bản rất lớn. Trong giai đoạn 2006-2010 chi ngân sách vượt thu ngân sách trên địa bàn khoảng 15,6% GDP, năm 2007 cao nhất, vượt 25,5% GDP. Chênh lệch thu chi, thu không bù chi dẫn đến không chủ động

được các chương trình đầu tư phát triển, không đáp ứng được nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất để thu hút các nhà đầu tư.

Bảng 2.2.7: Chênh lệch thu chi ngân sách trên địa bàn

Đơn vị: tỷ đồng, giá hiện hành

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển kinh tế tỉnh hà nam trong giai đoạn 2006 – nay theo quan điểm chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)