Cơ cấu GDP theo khu vực chuyển dịch khá nhanh nhưng cơ

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển kinh tế tỉnh hà nam trong giai đoạn 2006 – nay theo quan điểm chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững (Trang 45)

động thay đổi còn chậm

Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực song mới chỉ đảm bảo về số lượng chưa đảm bảo về chất lượng khi cơ cấu ngành nông nghiệp giảm chậm, ngành dịch vụ giảm nhẹ. Trong khi đó ngành nông nghiệp cơ cấu lao động cao nhưng đóng góp và GDP thấp.

Trong giai đoạn 2006-2010, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tỷ trọng GDP khu vực nông nghiệp và tỷ trọng lao động của khu vực nông nghiệp giảm ( năm 2005 là 28,6% và 67,9% xuống 21% và 58,6% năm 2010). Trong cùng thời kỳ, tỷ trọng GDP và lao động khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng liên tục, chứng tỏ cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.

Trong giai đoạn 2006-2010, tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp giảm đi 9,3%, tỷ trọng giá trị gia tăng khu vực nông nghiệp giảm đi 7,6%, về giá trị tuyệt đối lao động làm nông nghiệp giảm đi 26,7 nghìn người.

Bảng 2.2.8: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Chỉ tiêu 2005 2010 Mức

tăng/giảm 1. Cơ cấu GDP giá thực tế 100,0 100,0

- Nông nghiệp 28,6 21 -7,6

- Công nghiệp và xây dựng 39,7 48,4 8,7

- Dịch vụ 31,7 30,6 -1,1

2. Cơ cấu lao động 100,0 100,0

- Nông, lâm, ngư nghiệp 67,9 58,6 -9,2 - Công nghiệp và xây dựng 17,2 21,0 3,8

- Dịch vụ 14,9 20,3 5,4

Nguồn: NGTK 2010

Dịch chuyển lao động của tỉnh đã đi qua giai đoạn lao động bắt đầu giảm cả về tỷ trọng và giá trị tuyệt đối. Dịch chuyển lao động của tỉnh diễn ra nhanh hơn so với dịch chuyển lao động cả nước. Tuy vậy, tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp năm 2010 chiếm 58,6% vẫn còn cao hơn so với tiêu chuẩn của một tỉnh công nghiệp ( dưới 50%), trong khi tỷ trọng GDP chiếm có 21,2%.

- Cơ cấu kinh tế theo khu vực tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2010, tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 48,4%, dịch vụ chiếm 30,6%, nông-lâm-thủy sản chiếm 21%. Sau 10 năm tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm đi 9,3%, nhanh hơn so với giảm tỷ trọng giá trị gia tăng khu vực nông nghiệp là 7,6%, song vẫn còn thấp khi GDP nông nghiệp chiếm 21%, còn lao động chiếm 58,6%.

-Hà Nam tiếp tục xây dựng và ban hành nhiều cơ chế chính sách tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh, đến năm 2010 toàn tỉnh có 1.633 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 1.620 doanh nghiệp ngoài nhà nước, chiếm 99,2%.

-Dịch chuyển kinh tế theo vùng, lãnh thổ:

+ Vùng Đông Bắc: Vùng Đông Bắc thời gian qua là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, là động lực cho cả tỉnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp. Do vùng Đông Bắc giáp Hà Nội và gần cảng Hải Phòng nên dễ dàng thu hút đầu tư hơn các khu vực còn lại.

+ Vùng Đông Nam: có lợi thế về phát triển nông nghiệp nhưng không có các trục đường giao thông lớn nên hạn chế trong thu hút đầu tư.

+ Thực trạng phát triển theo tuyến giao thông: Cơ sở hạ tầng đặc biệt là đường giao thông là điều kiện tiên quyết để phát triển cho các địa phương, Hà Nam cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên thời gian qua ngoài quốc lộ 1A thì các quốc lộ khác như 21A, 21B, 38 chưa phát huy được hiệu quả cũng như tác động mạnh mẽ tới việc phát triển kinh tế - xã hội tại các khu vực mà nó đi qua.

2.2.3. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể nhưng mức độ cải thiện chưa đồng đều

Con số thống kê cho thấy đời sống chung của người dân Hà Nam được nâng cao về mọi mặt, được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội, rõ nét hơn qua hai phân tích sau đây.

Thứ nhất, mức độ cải thiện đời sống người dân được đánh giá gián tiếp

thông qua số liệu thống kê quan sát về tổng mức bán lẻ hàng hóa và tốc độ tăng bán lẻ thực tế.

Số liệu cho thấy trong thời kỳ 2001-2010, tốc độ trung bình tăng bán lẻ hàng hóa ( tính theo giá cố định 2010) là 8,1%, cho thấy mức sống chung của dân cư trong tỉnh Hà Nam tăng khá nhanh qua các năm, một trong số những yếu tố dẫn đến mức tiêu dùng tăng là do tăng thu nhập.

Bảng 2.2.9: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và tốc độ tăng tiêu dùng thực tế Năm Tổng mức bán lẻ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Tăng tiêu dung (%) Hệ số chuyển về giá 2010 Giá HH, tỷ đồng Giá 2010, tỷ đồng Tốc độ tăng bán lẻ danh nghĩa Tốc độ tăng bán lẻ thực 2000 1.460,2 3.277,2 100 - - 0,446 2005 2.736,5 4.558,0 134,8 13,4 6,8 0,600 2006 3.131,1 4.774,2 147,2 14,4 4,7 0,656 2007 3.716,7 5.264,3 158,5 18,7 10,3 0,706 2008 4.452,5 5.394,8 185,2 19,8 2,5 0,825 2009 5.786,7 6.419,8 202,3 30,0 19,0 0,901 2010 7.143,3 7.143,3 224,4 23,4 11,3 1,000 2011 8.771,0 7.325,5 268,7 22,8 2,6 1,197 2006-2010 - - 21,2 9,4 - 2001-2010 - - 17,2 8,1 -

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê năm 2010 và 2011

Về thu nhập, Hà Nam đã đạt được cả hai yêu cầu là tăng thu nhập bình quân và giữ được mức độ công bằng trong phân phối thu nhập.

Bảng 2.2.10: Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng và hệ số GINI

Đơn vị: Nghìn đồng, giá hiện hành

Năm 2002 2004 2006 2008 2010 Chung 258,5 357,3 501,0 740,4 1.150,4 Nhóm 1( thấp nhất) 106,8 135,7 180,2 283,9 419,5 Nhóm 2( Thấp) 158,6 215,7 308,3 432,2 693,2 Nhóm 3 ( Trung bình ) 206,0 281,3 429,4 575,6 939,2 Nhóm 4 (Cao) 270,5 377,6 558,8 769,9 1.245,1 Nhóm 5 ( Cao nhất) 551,9 779,3 1.028,3 1.639,8 2.464,7 Nhóm 5/ Nhóm 1(lần) 5,2 5,7 5,7 5,8 5,9 Hệ số GINI 0,31 0,32 0,31 0,33 0,32

Nguồn: Báo cáo điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010

Theo số liệu điều tra, thu nhập bình quân một người một tháng tăng khá nhanh, từ 285,5 nghìn đồng/ tháng năm 2002 lên 1.150,4 nghìn đồng/ tháng năm 2010. Sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm có thu nhập cao nhất (nhóm 5) với nhóm có thu nhập thấp nhất (nhóm 1) có dấu hiệu tăng nhưng rất chậm, từ gấp 5,2 lần năm 2002 lên 5,9 lần năm 2010. Chênh lệch thu nhập cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến phá vỡ tính bền vững trong phát triển.

Thứ hai, đánh giá chung mức độ công bằng trong phân phối thu nhập

được thể hiện bằng hệ số GINI. Giá trị của hệ số GINI tỉnh Hà Nam có xu hướng tăng nhưng tăng không lớn, năm 2002 là 0,310, năm 2004: 0,324, năm 2006: 0,311, năm 2008: 0,330, năm 2010: 0,322. Hệ số GINI tăng nghĩa là mức độ mất căn bằng trong phân phối thu nhập có xu hướng tăng ( Nếu hệ số

GINI = 0 là tuyệt đối công bằng, bằng 1 là tuyệt đối mất công bằng trong phân phối thu nhập).

Như vậy qua đánh giá mức độ công bằng trong phân phối thu nhập bằng khoảng cách giữa nhóm thu nhập cao với nhóm thu nhập thấp hay hệ số GINI đều cho kết quả khá giống nhau, mất cân bằng trong phân phối thu nhập có xu hướng tăng.

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển kinh tế tỉnh hà nam trong giai đoạn 2006 – nay theo quan điểm chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)