Nhóm giải pháp về tổ chức kỹ thuật

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 78)

5. KẾT CẤU LUẬN VAN

3.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức kỹ thuật

3.2.3.1. Giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất

Việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn nó làm cho năng suất, chất lƣợng tăng cả về mọi mặt tạo cho sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trƣờng cả về giá cả và chất lƣợng. Từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ và hiệu quả cao làm cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh chóng.

Với thực tế huyện Sa Pa hiện nay việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cần chú ý những biện pháp chủ yếu sau: Đƣa nhanh những giống cây trồng vật nuôi tốt tỏ ra phù hợp với điều kiện sản xuất của huyện và kỹ thuật canh tác trên đất dốc theo hƣớng nông - lâm kết hợp vào sản xuất. Cụ thể:

- Sử dụng triệt để giống lai các loại cây, con có năng suất và chất lƣợng. Để thực hiện tốt việc này thì cần có trại giống cây con để làm tốt các khâu chọn, nhân giống cung cấp cho nhân dân trong huyện.

- Mở rộng các mô hình hệ thống canh tác mới để thự c hiện đa dạng hóa câu trồng, tăng nông sản hàng hoá, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. - Áp dụng những công nghệ mới trong chế biến nông sản nâng cao giá trị sản phẩm, tăng tỷ suất hàng hóa trong nông nghiệp

3.2.3.2. Đẩy mạnh công tác khuyến nông

Thực tế ở huyện Sa Pa và nhiều huyện miền núi khác trong những năm qua

cho thấy để đƣa những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào các hộ nông dân và mở rộng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ khuyến nông đã đóng một vai trò rất quan trọng.

- Trong những năm tới cần tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác này làm sao tạo đƣợc cho mỗi xã Ýt nhất một cán bộ khuyến nông để triển khai thực hiện thành công trên địa bàn các hộ gia đình, có vậy mới có thể nhanh chóng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất một cách rộng rãi và thực hiện tốt các mục tiêu của sản xuất nông nghiệp đề ra.

- Cần củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ khuyến nông, trạm khuyến nông huyện và hệ thống khuyến nông ở các cụm xã, tăng cƣờng mở các lớp tập huấn, đào tạo cán bộ nhằm thực hiện khuyến nông có hiệu quả hơn.

- Cần có cơ chế hỗ trợ thực hiện các chƣơng trình khuyến nông do hội nông

dân yêu cầu. Đồng thời tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nƣớc làm tốt các công tác dịch vụ kỹ thuật tới các hộ nông dân.

- Trong quá trình thực hiện công tác khuyến nông phải có sự quan tâm chỉ đạo và điều kiện thuận lợi của các cấp chính quyền, phải lựa chọn các mô hình phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở từng khu vực, tổ chức chỉ đạo chặt chẽ có nhƣ vậy mới nhanh chóng đƣa đƣợc những tiến bộ khoa học ra diện rộng để phát triển sản xuất.

KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp nói riêng đều đều là sự vận động cảu nền kinh tế trong một khoảng thời gian dài. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nhằm chuyển dịch nền nông nghiệp từ sản xuất lạc hậu, thủ công tự cấp tự túc sang nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa có trình độ khoa học nông nghiệp phát triển tạo năng suất và chất lƣợng ngày càng cao. Chính vì vai trò quan trọng này mà việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã và đang nhận đƣợc sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà Nƣớc ta.

Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện Sa Pa tuy chƣa phải là đạt đƣợc thành tựu vƣợt bậc song đây cũng là bƣớc đầu cho sự phát triển của một huyện miền núi với những thành quả đáng ghi nhận, với sự tăng lên đáng kể về thu nhập bình quân đầu ngƣời, lƣơng thực bình quân đầu ngƣời, năng suất, sản lƣợng năm sau đều cao hơn so với năm trƣớc, hộ đói và hộ nghèo đều giảm, đời sống nhân dân đƣợc từng bƣớc cải thiện.

Tuy vậy huyện Sa Pa còn nhiều tiềm năng chƣa đƣợc phát huy, mức tăng trƣởng chƣa xứng với tiềm năng vốn có của huyện, đất đai chƣa đƣợc sử dụng còn nhiều, lao động còn dƣ thừa và chất lƣợng thấp, thị trƣờng trong huyện và ngoài huyện còn là những vấn đề nan giải. Nhiệm vụ quan trọng của huyện trong thời gian tới là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng có hiệu quả. Để làm đƣợc việc này cần tìm ra những biện pháp phù hợp để thúc đẩy quá trình chuyển dịch, đồng thời cũng cần sự quan tâm và chỉ đạo thống nhất của các bậc từ trung ƣơng tới địa phƣơng cùng với sự đoàn kết, chung sức của nhân dân huyện Sa Pa để xây dựng một nền nông nghiệp Sa Pa phát triển nhanh, mạnh, bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo hàng năm của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sa Pa. 2. Niên giám thống kê huyện Sa Pa.

3. Giáo trình Kinh tế phát triển, đại học kinh tế quốc dân, 2012 4. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sa Pa.

6. Kế hoạch năm năm 2010-2015, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sa Pa 5. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn

7. Trang website: http://laocai.gov.vn/sites/sapa http://laocai.gov.vn/sites/skhdt http://www.gso.gov.vn

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)