5. KẾT CẤU LUẬN VAN
3.2.1. Nhóm giải pháp nhắm vào điều kiện tự nhiên
3.2.1.1. Giải pháp về ruộng đất
Trong những năm qua huyện Sa Pa đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách ruộng đất và cấp giấy phép sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân. Song trên thực tế vẫn còn rất nhiều vƣớng mắc, bất cập, mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất làm cản trở xu hƣớng phát triển tự nhiên của loại hình kinh tế hộ. Để làm tốt việc giao đất, giao rừng theo đúng luật và các nghị định, thông tƣ của chính phủ, bộ thì huyện Sa Pa cần tập trung giải quyết theo hƣớng sau:
- Thực hiện nhanh chóng luật đất đai, sớm hình thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Cần phải triệt để hoàn thành việc giao đất, khoán rừng.
- Khuyến khích việc chuyển đổi, tích tụ và tập trung ruộng đất vào những ngƣời có khả năng sản xuất, kinh doanh giỏi.
3.2.1.2. Giải pháp về thị trƣờng
Để thực hiện đƣợc giải pháp thị trƣờng đối với điều kiện cụ thể của huyện Sa
Pa cần phải:
- Đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức về thị trƣờng, đẩy mạnh công tác tìm kiếm và nghiên cứu thị trƣờng, quan hệ với các cơ quan làm tƣ vấn cho địa phƣơng để đổi mới, đa dạng hóa sản xuất và ổn định việc tiêu thụ sản phẩm. Cung cấp những thông tin về thị trƣờng cho ngƣời sản xuất và hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với sản xuất hàng hóa. Việc cung cấp thông tin cho thị trƣờng giúp cho ngƣời sản xuất nắm bắt đƣợc về thị trƣờng từ đó họ có những thay đổi trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu về thị trƣờng.
- Tạo điều kiện cho các trung gian kinh tế nhất là trung gian thƣơng nghiệp phát triển mạnh mẽ, đảm trách khâu tiêu thụ cho nông dân, hình thành cơ chế gắn bó giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu thụ. Các trung gian thƣơng nghiệp có thể do những ngƣời sản xuất tự lập ra dƣới hình thức hiệp hội, có thể do tổ chức kinh tế thực hiện, nhất là những nơi mà năng lực tiếp thị của ngƣời sản xuất còn yếu hay do nhu cầu chuyên môn hóa trong sản xuất hàng và lƣu thông yêu cầu. - Tuyên truyền và khuyến khích thay đổi tập quán tiêu dùng của nhân dân. Nhƣ trƣớc kia ta chỉ chú ý tới ăn về số lƣợng, ăn cho no bụng chứ chƣa nghĩ tới ăn phải ngon, ăn có chất lƣợng. Thay đổi nhận thức đó tức là thay đổi sinh hoạt, cách tiêu dùng... nâng cao sức mua của dân cƣ, qua đó tác động đến thị trƣờng. - Coi trọng thị trƣờng truyền thống mở rộng và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu thị trƣờng này. Đây là vấn đề hết sức quan trọng vì thị trƣờng truyền thống có yếu tố quyết định đối với ngƣời sản xuất nếu để mất thị trƣờng này thì việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Từ thị trƣờng truyền thống đó kết hợp đồng thời, tranh thủ cơ hội mở rộng thị trƣờng. Muốn vậy phải:
- Hình thành từng bƣớc cơ cấu xuất khẩu hợp lý trong đó cần khai thác lợi thế so sánh trên cơ sở chuyên môn hóa sản xuất kết hợp với phát triển tổng hợp. - Tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến sản phẩm.
- Có chính sách khuyến khích mạnh ở tầm vĩ mô nhƣ chính sách thuế, bảo hộ sản phẩm...
- Hình thành từng bƣớc thị trƣờng nông thôn toàn diện, tạo điều kiện cho quá trình chuyển hóa các yếu tố sản xuất đầu tƣ, nhƣ thị trƣờng đất đai, thị trƣờng vốn...