Thực trạng phát triển kinh tế của huyện SaPa trong giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 43)

5. KẾT CẤU LUẬN VAN

2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế của huyện SaPa trong giai đoạn 2010-

ở huyện, ở các xã và thị trấn.

2.1.4.5. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, giá cả

Phòng tham mƣu cho uỷ ban nhân dân huyện xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện sát với tình hình thực tế địa phƣơng, hƣớng dẫn và giao kế hoạch cho các đơn vị đảm bảo đúng luật. Đồng thời, phòng tham mƣu cho uỷ ban nhân dân huyện triển khai thực hiện nghị quyết của chính phủ về việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc và việc thực hiện thu chi ngân sách trên địa bàn huyện.

Phòng kết hợp với uỷ ban nhân dân huyện giao chỉ tiêu kế hoạch năm cho các xã và các thị trấn, các đơn vị dự toán, các trƣờng học, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Giao thu các quỹ cho các đơn vị của tỉnh, trung ƣơng đóng trên địa bàn huyện đúng thời gian và chế độ quy định. Từ đó, kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội theo mục tiêu đã đề ra năm 2013 cơ bản đƣợc hoàn thành, đảm bảo và góp phần vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của toàn tỉnh cũng nhƣ cả nƣớc.

Bên cạnh đó, phòng cũng hoàn thành kế hoạch chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện Sa Pa giai đoạn 2010-2015, hoàn thành quy hoạch chi tiết công trình cáp treo Hoàng Liên Sơn lên đỉnh núi Phan-xi-păng. Tham mƣu cho huyện uỷ xây dựng và hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2015.

2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế của huyện Sa Pa trong giai đoạn 2010 - 2013 2013

tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã đặt ra cho giai đoạn phát triển này.

Thứ nhất, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm đạt 17%, đây là tốc độ phát triển rất nhanh của huyện Sa Pa so với tỉnh Lào Cai là 14%. Đây là dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế của huyện trong giai đoạn tới. Trong đó, Du lịch - Dịch vụ - Thƣơng mại có tốc độ tăng trƣởng tăng 20%. Tốc độ tăng trƣởng của ngành Du lịch - Dịch vụ - Thƣơng mại cũng là dấu hiệu đáng mừng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của huyện. Những năm qua, sự phát triển vƣợt bậc của ngành Du lịch - Dịch vụ - Thƣơng mại đã mang lại một nguồn thu vô cùng lớn cho huyện Sa Pa, tốc độ tăng trƣởng về khách du lịch bình quân hàng năm là 20%, đến năm 2013 huyện Sa Pa đã đón 450.000 lƣợt khách. Ngành Nông nghiệp tăng 9,1% cho thấy tốc độ tăng trƣởng GDP của ngành nông nghiệp vẫn còn khá cao, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của toàn huyện. Ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng 25% đây là sự tăng trƣởng mạnh nhất trong ba ngành chính của huyện, một phần cũng nhờ vào sự quan tâm của lãnh đạo trung ƣơng cho sự phát triển cơ sở hạ tầng của huyện.

Nói riêng về ngành Nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng năm 2010 giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp là 123.652.03 triệu đồng thì năm 2012 là 153.887.2 triệu đồng tốc độ phát triển trung bình giai đoạn này là 106.9%. Trong nội bộ các ngành cũng có sự thay đổi theo chiều hƣớng tích cực (giá trị sản xuất đều tăng) trong đó ngành trồng trọt phát triển tƣơng đối mạnh với tốc độ phát triển trung bình giai đoạn này là 107.56%, riêng ngành lâm nghiệp trong những năm qua sản phẩm lâm nghiệp của huyện không nhiều và hầu nhƣ không đóng góp cho giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện do trong những năm trƣớc đây sự khai thác,chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến sự kiệt quệ về tài nguyên rừng vì vậy trong những năm qua và trong vài năm tiếp theo sản

Thứ hai, cơ cấu các ngành trong GDP của huyện Sa Pa giai đoạn 2010 - 2013 đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Trong đó, ngành Du lịch - Dịch vụ - Thƣơng mại chiếm 65% đây cũng là ngành kinh tế mũi nhọn và then chốt cho sự phát triển thịnh vƣợng và bền vững của huyện Sa Pa, cơ cấu của ngành Du lịch - Dịch vụ - Thƣơng mại là đã có thể thấy trƣớc nhƣng sự chuyển dịch nhanh chóng này một phần cũng nhờ sự chỉ đạo, quan tâm từ cấp trung ƣơng đến địa phƣơng, tạo động lực thúc đẩy ngành Du lịch - Dịch vụ - Thƣơng mại của huyện Sa Pa đi lên. Ngành Nông nghiệp chiếm 22%, xuất phát từ một huyện thuần nông nên nền nông nghiệp của huyện Sa Pa cũng là ngành cơ bản và là gốc rễ cho sự phát triển kinh tế của huyện. Ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 13% tuy cơ cấu ngành Công nghiệp - Xây dựng là nhỏ nhất nhƣng đây cũng là ngành sẽ có sự phát triển mạnh trong thời gian tới, ngành cũng là nền tảng cho quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc trong giai đoạn tới.

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện sa pa, tỉnh lào cai trong giai đoạn 2010-2013

2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp

Cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Sa Pa đƣợc phân chia thành ba ngành chính. Đó là các ngành: Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản

Trong thời gian qua sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tích cực, phần nào góp phần xoá đói giảm nghèo đạt đƣợc nhiều kết quả. Trong những năm qua lĩnh vực nông nghiệp của huyện phát triển khá mạnh mẽ. Giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng. Giá trị sản xuất Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp đạt 965 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 8,24%.

Thành tựu vƣợt trội về nông nghiệp là tăng mạnh về năng xuất và sản lƣợng cây lƣơng thực. Việc qui hoạch sản xuất hàng hoá đƣợc quan tâm đã và đang hình thành các vùng chuyên canh lúa, ngô, đậu tƣơng, rau, quả hàng hoá. Công

vào sản xuất đƣợc đẩy mạnh. Trên 85% diện tích đƣợc cấy giống lúa năng xuất cao. Nhiều cây con có năng xuất, chất lƣợng và giá trị kinh tế cao đƣợc đƣa vào sản xuất, thử nghiệm và từng bƣớc sản xuất đại trà nhƣ giống hoa cao cấp, cây ăn quả ôn đới, cây dƣợc liệu.

Về lâm nghiệp công tác bảo vệ và phát triển rừng đƣợc quan tâm, kinh tế lâm nghiệp phát triển mang tính toàn diện. Phát triển rừng phòng hộ gắn với kinh tế, môi trƣờng sinh thái và du lịch, hình thành vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: Bảo tồn và phát triển thêm nhiều loại cây quý hiếm. Một số cây trồng vừa có chức năng phòng hộ vừa có giá trị kinh tế đƣợc đƣa vào sản xuất nhƣ măng bát độ, dổi tàu,... Từng bƣớc xã hội hoá nghề rừng với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Tỷ lệ tán che phủ rừng tăng lên 53%. Kinh tế trang trại phát triển ở quy mô vừa và nhỏ. Có 67 hợp tác xã với gần 1700 xã viên và 3.780 lao động. Các hợp tác xã sau khi chuyển đổi, củng cố đã và đang thích ứng với cơ chế mới, sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.

Ngành Ngƣ nghiệp của huyện đã có sự phát triển tuy tốc độ còn chậm và giá trị tăng chƣa cao. Nhƣng bù lại do biết chọn đúng sản phẩm để nuôi trồng nên hiệu quả kinh tế mang lại là khá rõ ràng và phù hợp với điều kiện tự nhiên sẵn có của địa phƣơng. Các sản phẩm đã đƣợc đƣa vào nuôi trồng trong thời gian gần đây là cá Tầm, Cá Nheo, cá Hồi… Đây đều là những mặt hàng mang giá trị kinh tế cao, nên đƣợc nhân rộng mô hình để đây có thể trở thành một thế mạnh của Thủy sản huyện Sa Pa.

Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản phẩm của lĩnh vực Nông nghiệp Huyện Sa Pa giai đoạn 2006 - 2013

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2006 2010 2013

Cơ cấu giá trị sản phẩm (%) 100 100 100

Trong đó:

- Ngành Nông nghiệp 97,38 95,9 94,98

- Ngành Lâm nghiệp - 1,2 1,92

- Ngành Ngƣ nghiệp 2,62 2,9 3,1

Nguồn: tính toán dựa trên số liệu niên giám thống kê huyện Sa Pa

Dựa vào bảng cơ cấu giá trị sản phẩm của lĩnh vực Nông nghiệp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có thể thấy trong những năm qua trong lĩnh vực Nông nghiệp huyện Sa Pa đã có sự chuyển dịch nhất định theo hƣớng tích cực. Ngành Nông nghiệp vãn là ngành chính và chủ đạo trong cơ cấu lĩnh vực Nông nghiệp của huyện, tuy có sự giảm nhẹ song Nông nghiệp vẫn là ngành có tỷ trọng gần với mức tuyệt đối với 94,98 % ở năm 2013. Ngành Lâm nghiệp thì từ chỗ chƣa có đóng góp vào cơ cấu giá trị sản phẩm ở năm 2006 thì đến năm 2013 đã có đóng góp đƣợc 1,92% vào cơ cấu chung của lĩnh vực Nông nghiệp. Nguyên nhân là do rừng đã dần phục hồi sau quá trình khai thác mang tính triệt để vào những thập niên trƣớc. Còn ngành Ngƣ nghiệp vẫn là ngành đang trên lộ trình phát triển với tỷ trọng tăng dần qua các năm, rất có khả năng trong giai đoạn từ sau năm 2014 sẽ là giai đoạn bùng nổ của ngành Ngƣ nghiệp với những bƣớc tiến mới trong

2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp huyện Sa Pa 2.2.2.1. Sự chuyển dịch trong nội ngành nông nghiệp 2.2.2.1. Sự chuyển dịch trong nội ngành nông nghiệp

Trong những năm qua nông nghiệp huyện Sa Pa có sự phát triển khá mạnh

qua đó kéo theo sự biến đổi về cơ cấu ngành và nội bộ các ngành trong nông nghiệp theo xu hƣớng tích cực. Tăng trƣởng ngành trồng trọt là 4,68%/năm, tăng trƣởng ngành chăn nuôi đạt 12,72%/1 năm. Từ năm 2010 đến năm 2013 tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 57.1% xuống còn 51,8%; chăn nuôi và dịch vụ tăng từ 42.9% lên 48.2%. Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành Nông nghiệp của huyện Sa Pa có xu hƣớng tích cực theo hƣớng thuận phù hợp với qui luật chung của cả nƣớc (giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và các ngành khác) song sự chuyển dịch còn diễn ra khá chậm và không đồng đều giữa các ngành và trong nội bộ các ngành.

Bảng 2.2 : Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Sa Pa thời kỳ 2010 - 2013 Đơn vị tính: theo bảng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Giá trị sản phẩm (tr.đồng) 123.652 136.545 153.887 167.843 Trong đó: - Ngành trồng trọt 70.621 74.163 79.747 82.476 - Ngành chăn nuôi 50.562 58.684 66.968 70.644 - Dịch vụ nông nghiệp 2.469 3.698 7.172 14.723

Cơ cấu giá trị sản phẩm (%) 100 100 100 100

Trong đó:

- Ngành trồng trọt 57.1 54.3 51.8 49.1

- Ngành chăn nuôi 40.8 42.9 43.5 42.1

- Dịch vụ nông nghiệp 2.1 2.8 5.7 9.8

(Nguồn : Niên giám thống kê huyện Sa Pa năm 2013)

Qua bảng chúng ta có thể thấy sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện diễn ra một cách từ từ. Nhìn chung sự chuyển dịch mang tính tích cực và đã phần nào theo định hƣớng đƣợc đặt ra với sự giảm bớt tỷ trọng của ngành trồng trọt, thay vào đó là sự gia tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Năm 2010 tỷ trọng ngành trồng trọt là 57.1% đến năm 2013 còn 49.1%, trong 3 năm liên tiếp tỷ trọng ngành trồng trọt đã giảm 8%, đây là một con số đáng kể với một huyện miền núi với lịch sử canh tác thuần nông. Tỷ trọng

của ngành dịch vụ nông nghiệp tăng từ 2.1% vào năm 2010 lên 9.8% vào năm 2013 tuy mức tăng không nhiều nhƣng tốc độ tăng là khá nhanh đây là sự tiến bộ quan trọng của huyện. Ngành chăn nuôi cũng có sự chuyển dịch không đáng kể về tỷ trọng.

Có nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng tới sự phát triển và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện mà chủ yếu những nguyên nhân đó đều làm giảm tốc độ chuyển dịch. Nguyên nhân chính ảnh hƣởng tới tốc độ chuyển dịch cơ cấu chính là các nhân tố đã đƣợc nêu ở phần trên, trong đó:

- Nhóm nhân tố về tự nhiên, trƣớc hết đó là do nền nông nghiệp của tỉnh nói chung và của huyện còn tƣơng đối lạc hậu, sản xuất chủ yếu mang tính truyền thống, công cụ sản xuất lạc hậu, thô sơ, địa hình manh mún và không bằng phẳng (chủ yếu là đồi núi), trình độ chuyên môn của ngƣời sản xuất thấp chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu sổ vẫn còn mang nặng tƣ tƣởng du canh du cƣ.

- Thứ hai, đó là nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế xã hội cơ sở hạ tầng và đặc biệt là giao thông rất kém chủ yếu là đƣờng đất và sỏi đá (mùa mƣa thì lầy, mùa khô lại rất bụi). Đây cũng là nguyên nhân chung của tất cả các tỉnh miền núi.

- Cuối cùng là sự ảnh hƣởng của nhóm nhân tố về tổ chức – kỹ thuật, trình độ của ngƣời quản lý còn yếu kém về nhiều mặt dẫn đến trì trệ trong quá trình thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

2.2.2.1.1. Sự chuyển dịch trong nội ngành trồng trọt

Bình quân giá trị sản xuất của ngành trồng trọt trong 4 năm gần đây (2010 - 2013) là 79.747 triệu đồng 1 năm. Trồng trọt là một ngành chủ lực của nông nghiệp huyện tỷ trọng chiếm khá cao 49,1% (năm 2013). Sản phẩm chủ yếu của ngành trồng trọt huyện bao gồm:

+ Tổng sản lƣợng lƣơng thực (quy thóc): 27.448 tấn (trung bình trong 4 năm gần đây). + Sản lƣợng thóc: 16.523 tấn + Sản lƣợng ngô: 5.391 tấn + Sản lƣợng sắn: 6.970 tấn + Sản lƣợng rau: 5.930

+ Sản lƣợng nhóm cây cộng nghiệp hàng năm: 3.211,3 tấn trong đó sản lƣợng mía là 2.802 tấn.

Tất cả sản lƣợng của các cây trồng chủ yếu đều tăng theo từng năm (năm sau cao hơn năm trƣớc). Điều này thể hiện rằng ngành trồng trọt của huyện có hƣớng chuyển biến tích cực. Cụ thể là trong những năm gần đây diện tích đất dùng trong nông nghiệp và cho nội bộ ngành trồng trọt tăng. Năng suất các loại cây trồng cũng tăng đáng kể.

+ Diện tích trồng cây lƣơng thực tăng từ 6.035,7 ha (năm 2010) lên 6.643 ha (năm 2013)

+ Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng từ 629,9 ha (năm 2010) lên 823,9 ha (năm 2013).

+ Diện tích các loại rau đậu tăng từ 434,6 ha lên 1.642 ha (năm 2013).

+ Diện tích cây công nghiệp lâu năm từ 46,2 ha (năm 2010) lên 68,9 ha (năm 2013).

+ Cây ăn quả lâu năm từ 574 ha (năm 2010) lên 658,5 ha (năm 2013).

Cùng với sự tăng lên về diện tích và việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nên năng suất các loại cây trồng cũng đƣợc tăng lên. Đồng thời cơ cấu diện

tích nuôi trồng nông nghiệp thay đổi cũng cho thấy việc chuyển dịch trong ngành trồng trọt đã đƣợc chú trọng hơn nhằm mục đích dần thay đổi ngành trồng trọt phù hợp với sự phát triển chung của toàn tỉnh cũng nhƣ cả Nƣớc.

Bảng 2.3: Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính Đơn vị: Trong bảng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Diện tích Ha Tỷ trọng % Diện tích ha Tỷ trọng % Diện tích ha Tỷ trọng % Diện tích ha Tỷ trọng % Diện tích Ha Tỷ trọng % Tổng diện tích 7.735 100 8.225,6 100 8.614,7 100 9.372,5 100 9.774 100 Cây lƣơng thực 6.061,7 78,4 6.530,9 79,3 6.629,9 76,9 7.221,7 77 6.643 67,9 Cây thực phẩm 447,2 5,78 485,95 5,9 508,5 5,89 628,2 6,7 1.642 16,8 Cây công nghiệp hàng năm 662,9 8,57 725,6 8,82 790 9,17 810,3 8,64 823,9 8,43 Cây công nghiệp lâu năm 46,2 0,59 56,9 0,69 64,9 0,75 64,9 0,69 68,9 0,7 Cây ăn quả 574,2 7,4 606,3 7,37 621,3 7,2 641,5 6,55 658,5 6,73

Nguồn: Tính toán số liệu niên giám thống kê huyện Sa Pa

Về cơ cấu diện tích một số loại cây trồng chủ yếu qua bảng cho thấy chủ yếu vẫn là sản xuất lƣơng thực tỷ trọng diện tích năm 2013 tuy có giảm tƣơng đối so

yếu ở huyện đó là lúa, ngô, khoai lang và sắn trong đó lúa vẫn chiếm chủ đạo

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)