Giới thiệu về phòng Tài chính Kế hoạch huyện SaPa

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 31)

5. KẾT CẤU LUẬN VAN

2.1.3. Giới thiệu về phòng Tài chính Kế hoạch huyện SaPa

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sa Pa là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc, hay chính xác hơn phòng Tài chính - Kế hoạch là nơi tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tƣ; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân.

2.1.3.1. Giới thiệu về phòng Tài chính - kế hoạch huyện Sa Pa

2.1.3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính - kế hoạch huyện Sa Pa

Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu sự chỉ đạo về quản lý tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn,

kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Tỉnh. Phòng Tài chính - Kế hoạch Huyện Sa Pa có nhiệm vụ và chức năng sau đây:

- Trình Ủy ban nhân dân Huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển kinh tế xã hội, lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tƣ; chƣơng trình, biện pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nƣớc trong lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tƣ trên địa bàn Huyện. - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án, đề án đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra việc thi hành pháp luật về tài chính, kế hoạch và đầu tƣ trên địa bàn Huyện; giúp Ủy ban nhân dân Huyện giải quyết khiếu nại, tố cáo, các tranh chấp theo quy định của pháp luật.

Về lĩnh vực tài chính:

- Hƣớng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc Huyện, Ủy ban nhân dân xã - thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng, trình Ủy ban nhân dân Huyện dự toán ngân sách Huyện theo hƣớng dẫn của Sở Tài chính

- Lập dự toán thu ngân sách Nhà nƣớc đối với những khoản thu đƣợc phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách Huyện và tổng hợp dự toán ngân sách xã - thị trấn, phƣơng án phân bổ ngân sách Huyện trình Ủy ban nhân dân Huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trƣờng hợp cần thiết để trình Ủy ban nhân dân Huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã đƣợc quyết định.

- Hƣớng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền xã - thị trấn, và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nƣớc thuộc Huyện.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã - thị trấn; xét duyệt quyết toán đối với các cơ quan, đơn vị đƣợc ngân sách hỗ trợ; lập quyết toán thu, chi ngân sách Huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn Huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách Huyện và quyết toán thu, chi ngân sách xã - thị trấn) báo cáo Ủy ban nhân dân Huyện để trình cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền phê chuẩn.

- Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện phê duyệt quyết toán đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ xây dựng cơ bản thuộc ngân sách huyện quản lý. - Quản lý tài sản Nhà nƣớc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Huyện quản lý theo quy định của Chính phủ và hƣớng dẫn của Bộ Tài chính. Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Huyện quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu hủy tài sản Nhà nƣớc.

- Quản lý nguồn kinh phí đƣợc ủy quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật; tham mƣu Ủy ban nhân dân Huyện thực hiện công tác quản lý Nhà nƣớc về giá theo quy định của Chính phủ và phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố; phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn. Thực hiện công tác định giá các tài sản liên quan trong tố tụng hình sự và quy định của Chính phủ.

- Hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính ngân sách của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.

- Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm toán về lĩnh vực tài chính ngân sách báo cáo Ủy ban nhân dân Huyện.

Về lĩnh vực kế hoạch và đầu tƣ:

- Tổng hợp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện phê duyệt kế hoạch kinh tế xã hội hàng năm (kể cả danh mục các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn thuộc các nguồn vốn); trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện quyết định phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ xây dựng hàng năm đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân Huyện.

- Thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện quyết định đầu tƣ, phê duyệt dự án, phê duyệt kế hoạch đấu thầu và phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân Huyện.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Huyện cung cấp thông tin dự án, xúc tiến đầu tƣ, giám sát và đánh giá đầu tƣ, kêu gọi và tổ chức vận động các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào địa bàn Huyện; hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác kế hoạch và đầu tƣ xã - thị trấn.

- Thẩm định dự toán và quyết toán chi phí quản lý dự án đối với các dự án đầu tƣ của công trình xây dựng nông thôn mới tại các xã thực hiện thí điểm theo chủ trƣơng của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Đƣợc quyền yêu cầu các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Huyện và Ủy ban nhân dân xã - thị trấn cung cấp số liệu có liên quan đến lĩnh vực quản lý thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng; thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất liên quan đến chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao của Phòng theo quy định của Ủy ban nhân dân Huyện và các Sở liên quan.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lƣu trữ phục vụ công tác quản lý chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc giao. - Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản đƣợc giao theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân Huyện.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực tài chính; kế hoạch và đầu tƣ theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Huyện và theo quy định của pháp luật.

2.1.3.1.2. Sơ đồ tổ chức của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sa Pa

Phòng Tài chính - Kế hoạch Huyện có Trƣởng phòng và không quá 03 Phó

Trƣởng phòng.

Trƣởng phòng chịu trách nhiệm trƣớc Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng, đồng thời chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc các Sở liên quan về thực hiện các mặt công tác chuyên môn của Phòng.

Phó Trƣởng phòng là ngƣời giúp Trƣởng phòng, chịu trách nhiệm trƣớc Trƣởng phòng và trƣớc pháp luật về các nhiệm vụ đƣợc phân công. Khi Trƣởng phòng vắng mặt, một Phó Trƣởng phòng đƣợc Trƣởng phòng ủy quyền điều hành các hoạt động của Phòng.

Việc bổ nhiệm Trƣởng phòng, Phó Trƣởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận của Ban Thƣờng vụ Huyện ủy. Cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc bố trí tƣơng xứng với nhiệm vụ đƣợc giao.

Về mặt nhân sự tổ chức biên chế: Phòng tài chính - Kế hoạch huyện Sa Pa gồm có 13 đồng chí, trong đó có 01 đồng chí trƣởng phòng, 03 đồng chí phó trƣởng phòng và 10 chuyên viên, cán bộ giúp việc, phụ trách các công việc và

thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của phòng. Về trình độ chuyên môn, tất cả các cán bộ của phòng đều có trình độ đại học.

Trƣởng phòng là ngƣời phụ trách chung, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Uỷ ban nhân dân huyện về mọi mặt hoạt động của phòng

Các phó trƣởng phòng giúp trƣởng phòng một số mặt công tác khi đƣợc trƣởng phòng phân công giải quyết các công việc chung khi trƣởng phòng đi vắng hoặc uỷ quyền.

Các nhân viên, chuyên viên trực tiếp thực hiện các công việc cụ thể, các chức năng, nhiệm vụ của phòng đƣợc phân công theo sự sắp xếp của chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện. Cụ thể nhƣ sau:

- 03 cán bộ theo dõi kế hoạch ngân sách xã, thị trấn, thanh tra tài chính, chuyên quản các đơn vị hành chính sự nghiệp.

- 01 cán bộ theo dõi chuyên quản khối giáo dục, y tế trên địa bàn.

- 01 cán bộ theo dõi giá cả, theo dõi các công tác của hợp tác xã, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- 01 cán bộ theo dõi đấu giá quyền sử dụng đất, kho quỹ, các công tác và thủ tục đăng ký kinh doanh.

- 02 cán bộ theo dõi việc thu các loại quỹ, hàng xung quỹ nhà nƣớc, công tác kế toán văn phòng, chuyên quản các đơn vị hoạt động sự nghiệp.

- 01 cán bộ theo dõi việc thẩm định các dự án đầu tƣ, kinh doanh, thẩm định báo cáo công tác quyết toán xây dựng cơ bản, thẩm định dự toán các công trình, thẩm định đền bù giải phóng mặt bằng…

- 01 cán bộ theo dõi văn thƣ, hành chính.

2.1.3.1.3. Sơ đồ tổ chức và mối quan hệ của phòng Tài chính - Kế hoạch với các cơ quan chức năng khác

Sơ đồ bộ máy quản lý phòng tài chính kế hoạch huyện Sa Pa

Trƣởng phòng Phó phòng 3 Phó phòng 2 Phó phòng 1 Kế hoạch tổng hợp Cấp phát ngân sách xã Hành Chính Thẩm định đầu Đăng ký kinh doanh Cấp phát y tế - giáo dục

a. Mối quan hệ công tác của Phòng tài chính - Kế hoạch với cơ quan cấp trên

Đối với Huyện uỷ, chịu sự lãnh đạo của Huyện uỷ thông qua Uỷ ban nhân dân huyện, có trách nhiệm thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của huyện uỷ về công tác chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Báo cáo kết quả công tác định kỳ theo cơ chế làm việc của Huyện uỷ và Uỷ ban nhân dân huyện. Tham mƣu cho Huyện uỷ về công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện công tác tài chính, giá cả, kế hoạch, quy hoạch… trong các lĩnh vực đƣợc phân công.

Đối với Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân huyện, là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, có trách nhiệm về mọi hoạt động của cơ quan trƣớc Uỷ ban nhân dân huyện, có quyền phản ánh những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ đƣợc giao và đề xuất những biện pháp giải quyết phù hợp.

Phòng có trách nhiệm báo cáo kết quả công tác với Uỷ ban nhân dân huyện, Hội đồng nhân dân định kỳ hoặc đột xuất theo quy chế làm việc đã ban hành. Phòng có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân huyện khi có yêu cầu, đề xuất kiến nghị, tham mƣu với Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân huyện những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

Đối với các ngành dọc cấp trên, phòng Kế hoạch - Tài chính chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngành quản lý. Phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt các mặt công tác của phòng và nghiêm chỉnh chấp hành sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của ngành dọc cấp trên nhƣ Sở Kế hoạch - Đầu tƣ Tỉnh Lào Cai, Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ. Phòng có trách nhiệm báo cáo với ngành dọc cấp trên theo đúng chế độ quy định, thực

có yêu cầu. Có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến về những vấn đề liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ của ngành, có quyền kiến nghị, bổ sung, sửa đổi những nội dung không phù hợp để thực hiện có hiệu quả công tác của ngành. Trƣờng hợp ý kiến không đƣợc chấp thuận, có quyền bảo lƣu ý kiến và báo cáo lên cấp trên để giải quyết.

b. Mối quan hệ công tác của Phòng tài chính - Kế hoạch với các phòng ban, đơn vị cùng cấp

Đối với các phòng, ban, đơn vị và các đoàn thể cùng cấp, là mối quan hệ hợp tác, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở bình đẳng thực hiện nhiệm vụ chung của huyện. Khi thực hiện nhiệm vụ của phòng có liên quan đến các phòng ban khác, phòng sẽ bàn bạc để phối kết hợp thực hiện. Nếu có vấn đề không thống nhất phải báo cáo với Uỷ ban nhân dân huyện hoặc ngành dọc cấp trên để bàn bạc giải quyết.

Đối với các đơn vị Trung ương, tỉnh đóng trên địa bàn huyện, đây là mối quan hệ bình đẳng, phối kết hợp cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung của huyện. Phòng có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, hƣớng dẫn thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về các lĩnh vực phòng phụ trách.

Đối với Uỷ ban nhân dân huyện các xã, thị trấn là mối quan hệ phối hợp, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chung của địa phƣơng về công tác quản lý, tài chính, kế hoạch, quy hoạch và đăng ký kinh doanh.

Các phòng ban chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện là cơ quan tham mƣu giúp ủy UBND huyện quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng theo quy định của pháp luật. các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện là cơ quan nhà nƣớc thẩm quyền riêng hoạt động theo chế độ thủ trƣởng. Các phòng ban chuyên môn

thuộc UBND huyện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc trƣng của mối quan hệ là:

- Mang tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ, bảo đảm cho hệ thống thông suốt từ trên xuống dƣới, cấp dƣới phải chịu sự kiểm tra thƣờng xuyên của cấp trên. - Bảo đảm tính liên tục, ổn định và khoa học trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nƣớc.

- Mang tính chất chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao, đó là nhiệm vụ của một nhà nƣớc và một nền hành chính khoa học văn minh, hiện đại.

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)