0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nhóm giải pháp về điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI (Trang 74 -74 )

5. KẾT CẤU LUẬN VAN

3.2.2. Nhóm giải pháp về điều kiện kinh tế xã hội

3.2.2.1. Giải pháp về vốn

Để đạt đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, từng bƣớc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa thì yêu cầu phải đầu tƣ cho sản xuất kể cả cơ sở hạ tầng, thì cần phải có nhiều vốn.Măt khác những biện pháp nhƣ thâm canh, sử dụng các giống mới cho cây trồng vật nuôi, thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa và thủy lợi hóa... những công việc đó cũng đòi hỏi rất nhiều vốn mà nhiều ngƣời sản xuất không có khả năng đáp ứng. Mặt khác chu kỳ sản xuất nông nghiệp thƣờng kéo dài, thời gian quay vòng vốn chậm. Chính vì vậy giải pháp về vốn có thể nói là tầm quan trọng nhất trong các giải pháp. Nó không chỉ đối với riêng huyện Sa Pa mà còn là vấn đề nóng bỏng trong cả nƣớc, trong mọi ngành kinh tế.

Nói đến vốn là nói đến hai vấn đề: thu hút và cho vay vốn. Mỗi vấn đề phải có phƣơng pháp giải quyết khác nhau có các chính sách khác nhau thì mới đạt hiệu quả đối với ngƣời đi vay và cho vay.

Để thu hút đƣợc đƣợc vốn cho sản xuất ở huyện Sa Pa thì cần có những giải pháp sau:

- Huy động vốn nhàn rỗi trong dân thông qua hệ thống tài chính ngân hàng đây là nguồn vốn lớn động lại trong dân chƣa đƣợc khai thác triệt để vấn đề này hiện nay cũng là vấn đề nóng bỏng vì hiện nay việc chỉ đạo các quy chế, luật lệ cho vay còn rƣờm rà, thiếu đồng bộ vì vậy ngân hàng chƣa mạnh dạn mở rộng tín dụng nông thôn, sợ thiếu an toàn và mất vốn ngƣời dân thì do nhận thức hoặc do các ly do khác mà không dám mang vốn gủi trong ngân hàng. Điều này ảnh hƣởng lớn đến việc thu hút và cho vay vốn tù dó ảnh hƣởng đến việc sản xuất. - Phát huy tốt vai trò của các quỹ tín dụng nhân dân của các đoàn thể thanh

hỗ trợ tạo công ăn việc làm mặt khác phải phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các hiệp hội. Tạo mọi điều kiện và môi trƣờng pháp lý để tận dụng và khai thác có hiệu quả nguồn vốn vay.

- Sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách chi cho mục tiêu phát triển kinh tế. - Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp.

3.2.2.2. Xây dựng và phát triển các cơ sở chế biến nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trƣờng

Các sản phẩm thô của nông nghiệp hầu hết là không thể cất trữ lâu do tính chất, đặc điểm của chúng chính vì điều đó nên sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào tính thời vụ, mặt khác việc vận chuyển, tiêu thụ đi các thị trƣờng xa là rất khó khăn. Để khắc phục điều này thì cần thiết phải xây dựng và phát triển các cơ sở chế biến các sản phẩm thô từ nông nghiệp hơn nữa nó còn góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm và giá trị sản phẩm. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay của huyện việc xây dựng các cơ sở chế biến phải dựa trên thực tế của huyện về sản phẩm, về vốn, thị trƣờng…

3.2.2.3. Đầu tƣ xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp

Các hệ thống cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp nhƣ giao thông, thủy lợi, trạm kỹ thuật, cơ sở dịch vụ nông nghiệp ngày càng hoàn thiện thì càng tạo môi trƣờng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển một cách toàn diện và ngƣợc lại. Do đó việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng là một giải pháp không thể thiếu đƣợc trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp.

Thực tế ở huyện Sa Pa những năm qua cho thấy để đƣa đƣợc những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ nông dân tham gia vào các chƣơng trình thâm canh cây lƣơng thực và chƣơng trình sản xuất hàng hóa… thì

việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tạo mặt bằng cho sản xuất có một ý nghĩa quan trọng.

Tuy trong những năm qua nhà nƣớc cũng đă hỗ trợ, đầu tƣ xây dựng một số hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nhƣ hệ thống giao thông, thủy lợi, các trạm bảo vệ thực vật, các hợp tác xã cung cấp đầu vào cho sản xuất, các lâm trƣờng… Song với yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì cần phải tiếp tục đầu tƣ xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng một cách toàn diện. Không chỉ cho nông nghiệp cũng nhƣ trƣờng học, giao thông, điện, y tế… Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của các cấp quản lý nói chung và của các trạm bảo vệ thực vật trạm thú y, các hợp tác xã cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp nói riêng. Đảm bảo đáp ứng kịp thời các đòi hỏi của các hộ nông dân về việc bảo vệ sản xuất, đảm bảo sản xuất ổn định.

3.2.2.4. Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách nhằm giúp các hộ nông dân phát triển kinh tế hộ theo hƣớng sản xuất hàng hóa

Trên cơ sở xem xét đánh giá một cách toàn diện và khách quan về hệ thống chính sách kinh tế mà Nhà nƣớc đã ban hành để hỗ trợ, khuyến khích, động viên làm cho các hộ nông dân yên tâm đầu tƣ phát triển sản xuất nhƣ chính sách về đất đai, chính sách vay vốn, chính sách thuế và các chính sách hỗ trợ sản xuất đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện ta thấy vẫn còn nhiều bất cập bên cạnh những mặt đã làm đƣợc mà huyện cần phải giải quyết trong thời gian tới nhằm phát huy ƣu điểm, khắc phục tồn tại. Trên cơ sở thực trạng kinh tế của huyện kiến nghị Nhà nƣớc bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện của huyện cụ thể là những chính sách:

- Chính sách hỗ trợ khuyến khích nông dân sử dụng giống mới, tham gia vào các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bằng việc sử dụng vốn hỗ trợ phát triển

- Chính sách hỗ trợ và trợ giá để phát triển cây trồng vật nuôi, đặc sản phát triển những sản phẩm mà huyện có ƣu thế nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả nhất.

- Chính sách khuyến khích, động viên đối với cán bộ khuyến nông tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác tại cơ sở, trợ giúp các hộ gia đình về mặt áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới.

- Xây dựng chính sách cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi và hỗ trợ để khuyến khích các hộ gia đình phát triển sản xuất theo hình thức bán công nghiệp để hình thành các trang trại có quy mô vừa và nhỏ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa.

- Đầu tƣ hỗ trợ giá cả, để tạo vùng sản xuất sản phẩm hàng hóa và phục vụ cho nhu cầu của các khu công nghiệp, nhằm tăng sản phẩm hàng hóa cho huyện.

3.2.2.5. Quy hoạch bố trí các ngành sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất tập trung chuyên môn hóa

Quy hoạch nông nghiệp là cơ sở để hoạch định chiến lƣợc phát triển và xây dựng kế hoạch đầu tƣ phát triển nông nghiệp của huyện, giúp cho việc xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp và có cơ sở khoa học.

Thực tế sản xuất nông nghiệp ở huyện Sa Pa trong những năm qua cho thấy yêu cầu của thị trƣờng và thực tế sản xuất trên địa bàn huyện đã hình thành các trang trại sản xuất một số cây trồng vật nuôi, hàng hoá mà trƣớc đây chƣa đƣợc đề cập tới trong các phƣờng án quy hoạch nhƣ: thảo quả, xuyên khung, dứa... Hơn thế nữa, trong những năm qua có nhiều tiến bộ về giống cây trồng, vật nuôi và các các mô hình đa dạng hóa cây trồng. Những vấn đề này có tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp mà ở những phƣơng án quy hoạch cũng chƣa đƣợc đề cập do đó cần phải rà soát hoàn chỉnh quy hoạch nông nghiệp.

Đề thực hiện đƣợc điều này trong những năm tới cần tiến hành điều tra, bổ sung nắm vững các nguồn lực có liên quan đến sản xuất nông nghiệp và quy hoạch bố trí lại các ngành sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung quy hoạch các vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi có tính chiến lƣợc của huyện theo hƣớng tập trung, chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI (Trang 74 -74 )

×