Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp huyện SaPa

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 48)

5. KẾT CẤU LUẬN VAN

2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp huyện SaPa

2.2.2.1. Sự chuyển dịch trong nội ngành nông nghiệp

Trong những năm qua nông nghiệp huyện Sa Pa có sự phát triển khá mạnh

qua đó kéo theo sự biến đổi về cơ cấu ngành và nội bộ các ngành trong nông nghiệp theo xu hƣớng tích cực. Tăng trƣởng ngành trồng trọt là 4,68%/năm, tăng trƣởng ngành chăn nuôi đạt 12,72%/1 năm. Từ năm 2010 đến năm 2013 tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 57.1% xuống còn 51,8%; chăn nuôi và dịch vụ tăng từ 42.9% lên 48.2%. Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành Nông nghiệp của huyện Sa Pa có xu hƣớng tích cực theo hƣớng thuận phù hợp với qui luật chung của cả nƣớc (giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và các ngành khác) song sự chuyển dịch còn diễn ra khá chậm và không đồng đều giữa các ngành và trong nội bộ các ngành.

Bảng 2.2 : Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Sa Pa thời kỳ 2010 - 2013 Đơn vị tính: theo bảng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Giá trị sản phẩm (tr.đồng) 123.652 136.545 153.887 167.843 Trong đó: - Ngành trồng trọt 70.621 74.163 79.747 82.476 - Ngành chăn nuôi 50.562 58.684 66.968 70.644 - Dịch vụ nông nghiệp 2.469 3.698 7.172 14.723

Cơ cấu giá trị sản phẩm (%) 100 100 100 100

Trong đó:

- Ngành trồng trọt 57.1 54.3 51.8 49.1

- Ngành chăn nuôi 40.8 42.9 43.5 42.1

- Dịch vụ nông nghiệp 2.1 2.8 5.7 9.8

(Nguồn : Niên giám thống kê huyện Sa Pa năm 2013)

Qua bảng chúng ta có thể thấy sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện diễn ra một cách từ từ. Nhìn chung sự chuyển dịch mang tính tích cực và đã phần nào theo định hƣớng đƣợc đặt ra với sự giảm bớt tỷ trọng của ngành trồng trọt, thay vào đó là sự gia tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Năm 2010 tỷ trọng ngành trồng trọt là 57.1% đến năm 2013 còn 49.1%, trong 3 năm liên tiếp tỷ trọng ngành trồng trọt đã giảm 8%, đây là một con số đáng kể với một huyện miền núi với lịch sử canh tác thuần nông. Tỷ trọng

của ngành dịch vụ nông nghiệp tăng từ 2.1% vào năm 2010 lên 9.8% vào năm 2013 tuy mức tăng không nhiều nhƣng tốc độ tăng là khá nhanh đây là sự tiến bộ quan trọng của huyện. Ngành chăn nuôi cũng có sự chuyển dịch không đáng kể về tỷ trọng.

Có nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng tới sự phát triển và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện mà chủ yếu những nguyên nhân đó đều làm giảm tốc độ chuyển dịch. Nguyên nhân chính ảnh hƣởng tới tốc độ chuyển dịch cơ cấu chính là các nhân tố đã đƣợc nêu ở phần trên, trong đó:

- Nhóm nhân tố về tự nhiên, trƣớc hết đó là do nền nông nghiệp của tỉnh nói chung và của huyện còn tƣơng đối lạc hậu, sản xuất chủ yếu mang tính truyền thống, công cụ sản xuất lạc hậu, thô sơ, địa hình manh mún và không bằng phẳng (chủ yếu là đồi núi), trình độ chuyên môn của ngƣời sản xuất thấp chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu sổ vẫn còn mang nặng tƣ tƣởng du canh du cƣ.

- Thứ hai, đó là nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế xã hội cơ sở hạ tầng và đặc biệt là giao thông rất kém chủ yếu là đƣờng đất và sỏi đá (mùa mƣa thì lầy, mùa khô lại rất bụi). Đây cũng là nguyên nhân chung của tất cả các tỉnh miền núi.

- Cuối cùng là sự ảnh hƣởng của nhóm nhân tố về tổ chức – kỹ thuật, trình độ của ngƣời quản lý còn yếu kém về nhiều mặt dẫn đến trì trệ trong quá trình thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

2.2.2.1.1. Sự chuyển dịch trong nội ngành trồng trọt

Bình quân giá trị sản xuất của ngành trồng trọt trong 4 năm gần đây (2010 - 2013) là 79.747 triệu đồng 1 năm. Trồng trọt là một ngành chủ lực của nông nghiệp huyện tỷ trọng chiếm khá cao 49,1% (năm 2013). Sản phẩm chủ yếu của ngành trồng trọt huyện bao gồm:

+ Tổng sản lƣợng lƣơng thực (quy thóc): 27.448 tấn (trung bình trong 4 năm gần đây). + Sản lƣợng thóc: 16.523 tấn + Sản lƣợng ngô: 5.391 tấn + Sản lƣợng sắn: 6.970 tấn + Sản lƣợng rau: 5.930

+ Sản lƣợng nhóm cây cộng nghiệp hàng năm: 3.211,3 tấn trong đó sản lƣợng mía là 2.802 tấn.

Tất cả sản lƣợng của các cây trồng chủ yếu đều tăng theo từng năm (năm sau cao hơn năm trƣớc). Điều này thể hiện rằng ngành trồng trọt của huyện có hƣớng chuyển biến tích cực. Cụ thể là trong những năm gần đây diện tích đất dùng trong nông nghiệp và cho nội bộ ngành trồng trọt tăng. Năng suất các loại cây trồng cũng tăng đáng kể.

+ Diện tích trồng cây lƣơng thực tăng từ 6.035,7 ha (năm 2010) lên 6.643 ha (năm 2013)

+ Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng từ 629,9 ha (năm 2010) lên 823,9 ha (năm 2013).

+ Diện tích các loại rau đậu tăng từ 434,6 ha lên 1.642 ha (năm 2013).

+ Diện tích cây công nghiệp lâu năm từ 46,2 ha (năm 2010) lên 68,9 ha (năm 2013).

+ Cây ăn quả lâu năm từ 574 ha (năm 2010) lên 658,5 ha (năm 2013).

Cùng với sự tăng lên về diện tích và việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nên năng suất các loại cây trồng cũng đƣợc tăng lên. Đồng thời cơ cấu diện

tích nuôi trồng nông nghiệp thay đổi cũng cho thấy việc chuyển dịch trong ngành trồng trọt đã đƣợc chú trọng hơn nhằm mục đích dần thay đổi ngành trồng trọt phù hợp với sự phát triển chung của toàn tỉnh cũng nhƣ cả Nƣớc.

Bảng 2.3: Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính Đơn vị: Trong bảng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Diện tích Ha Tỷ trọng % Diện tích ha Tỷ trọng % Diện tích ha Tỷ trọng % Diện tích ha Tỷ trọng % Diện tích Ha Tỷ trọng % Tổng diện tích 7.735 100 8.225,6 100 8.614,7 100 9.372,5 100 9.774 100 Cây lƣơng thực 6.061,7 78,4 6.530,9 79,3 6.629,9 76,9 7.221,7 77 6.643 67,9 Cây thực phẩm 447,2 5,78 485,95 5,9 508,5 5,89 628,2 6,7 1.642 16,8 Cây công nghiệp hàng năm 662,9 8,57 725,6 8,82 790 9,17 810,3 8,64 823,9 8,43 Cây công nghiệp lâu năm 46,2 0,59 56,9 0,69 64,9 0,75 64,9 0,69 68,9 0,7 Cây ăn quả 574,2 7,4 606,3 7,37 621,3 7,2 641,5 6,55 658,5 6,73

Nguồn: Tính toán số liệu niên giám thống kê huyện Sa Pa

Về cơ cấu diện tích một số loại cây trồng chủ yếu qua bảng cho thấy chủ yếu vẫn là sản xuất lƣơng thực tỷ trọng diện tích năm 2013 tuy có giảm tƣơng đối so

yếu ở huyện đó là lúa, ngô, khoai lang và sắn trong đó lúa vẫn chiếm chủ đạo nếu nhƣ ở năm 2013 tổng diện tích cây lƣơng thực là 6.643 ha thì lúa chiếm 4.210 ha. Tuy vậy, ngô và sắn cũng có diện tích khá.

Một sự chuyển dịch khá quan trọng về diện tích đó là sự tăng lên về diện tích của cây thực phẩm (các loại rau đậu) nếu năm 2009 diện tích cây thực phẩm là 447,2 ha chiếm 5,78% tỷ trọng thì năm 2013 là 1.642 ha chiếm 16,8% tỷ trọng. Đây là một xu hƣớng chuyển dịch đúng hƣớng nó phù hợp với xu thế phát triển chung của huyện và đáp ứng đúng nhu cầu thị trƣờng. Bởi lẽ huyện vốn gần trung tâm của tỉnh là thành phố Lào Cai, địa hình của huyện là địa hình đồi núi thích hợp cho việc phát triển ruộng bậc thang, phát triển trồng lúa nƣớc đáp ứng cho thị trƣờng.

Các loại cây còn lại thì có sự chuyển dịch là không đáng kể nhìn chung thì tất cả các loại cây trồng đều tăng lên về diện tích tuy vậy sự phát triển chƣa mạnh. Đặc biệt là cây mía cây chính của các loại cây công nghiệp ngắn ngày có sản lƣợng cao và một số cây khác nhƣ lạc, đậu tƣơng và lanh.Trong những năm tới cần quan tâm, phát triển mạnh hơn nữa đến các loại cây trên vì: Ngoài điều kiện tự nhiên của huyện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trên thì giá trị kinh tế cao và phù hợp với thị truờng là những yếu tố tƣơng đối cần thiết và thuận lợi cho việc mở rộng phát triến sản xuất tạo nhanh sự thúc đẩy chuyển dịch.

Cùng với sự tăng lên về diện tích các loại cây kéo theo sự tăng lên về giá trị sản xuất của ngành. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt của huyện năm 2013 là 45.472,96 triệu đồng so với năm 2012 thì có sự tăng lên là 7.353,46 triệu. Một điểm đáng lƣu ý là năm 2013 diện tích lúa giảm đáng kể 578,7 ha so với năm 2012 nhƣng giá trị sản xuất vẫn cao hơn so với năm trƣớc là 2.361,6 triệu đồng điều này cho thấy trong sản xuất lúa ngƣời sản xuất đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm cho năng suất, chất lƣợng tăng.

Sự chuyển dịch đáng chú ý hơn cả là sự tăng lên mạnh cả về diện tích lẫn giá trị của nhóm cây thực phẩm. Nếu diện tích nhóm cây này năm 2012 là 628,2 ha thì năm 2013 là 1.642 ha và cơ cấu giá trị chiếm 13,69% năm 2013 (đứng thứ 3 sau lúa và cây lƣơng thực khác), giá trị sản phẩm năm 2012 là 4.179,88 năm 2013 là 6.225,6 chiếm 13,9% tỷ trọng trong ngành trồng trọt.

Các loại cây khác sự chuyển dịch cũng đều có xu hƣớng tăng lên nhƣng không đáng kể và không mạnh trong nhƣng năm tới cần chú trọng đầu tƣ nhiều đối với các loại cây này.

Bảng 2.4: Sản lƣợng và năng suất một số câu trồng huyện Sa Pa

Đơn vị: Trong bảng Cây trồng 2011 2012 2013 Sản lƣợng (tấn) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) Năng suất (tạ/ha) Lúa 11.458 32,53 13.498 32,76 14.523 34,49 Hoa màu (ngô,mì,…) 6.021 19,37 6.063 19,54 7.006 20,70

Cây rau đậu 3.336,4 65,6 3.483,24 65,2 5.188 74,97

Mía 3.248 320 3.328 320 3.100 310

Lạc 247,5 11,67 258 11,62 282 12

Đậu tƣơng 266 8,53 267 8,37 387 11,35

Qua bảng ta có thể thấy, sản lƣợng của hầu hết các loại cây trồng đều tăng qua các năm. Trong đó có sự vƣơn lên mạnh mẽ của các cây rau đậu, lý do là ngƣời dân có xu hƣớng chuyển từ trồng các cây công nghiệp ngắn ngày sang trồng các cây rau đậu có đặc tính là dễ chăm sóc, nhu cầu thị trƣờng đang cao, có khả năng thu hoạch trong khoảng thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo giá trị kinh tế. Xem xét về mặt giá trị và diện tích ta thấy ngành trồng trọt của huyện đã có những sự chuyển dịch đáng kể và nhất định. Sự chuyển dịch đó đã và đang tạo đà cho nông nghiệp huyện phát triển mạnh mẽ và đúng hƣớng hơn nữa trong thời gian tới. Ví dụ nhƣ cây lúa có giá trị tăng mạnh từ 18.674,4 triệu đồng năm 2009 lên 25.834,8 triệu đồng năm 2013 nhƣng diện tích trồng lúa lại giảm xuống còn 578,7 ha. Còn diện tích trồng các cây rau đậu tăng mạnh, từ 434,6 ha năm 2010 lên 1.642 ha vào năm 2013 chứng tỏ cây rau đậu đã dành đƣợc sự quan tâm rất cao của bà con nông dân. Nguyên nhân cũng chính vì đây là nhóm cây mang lại hiệu quả kinh tế cao so với công sức bà con nông dân phải bỏ ra để chăm sóc. Trong thời gian tới cần chú trọng đến việc phát triển nhóm cây này cũng nhƣ cơ cấu lại một cách hợp lý để giúp bà con nông dân có thể chọn lựa đƣợc loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế tối ƣu nhƣng đồng thời cũng đem lại sự đa dạng cho thị trƣờng nông sản của huyện.

Tuy nhiên cũng cần lƣu ý rằng sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của huyện trong thời gian qua là chƣa đồng đều. Cây lúa vẫn chiếm tỷ trọng và diện tích rất lớn trong khi đó các tiềm năng, điều kiện để phát triển các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao nhƣ mía, đậu tƣơng, lạc và các dƣợc liệu nhƣ thảo quả, xuyên khung... Việc này đòi hỏi sự quy hoạch trên quy mô lớn nhằm hợp lý hóa diện tích trồng cây lúa để dành điều kiện phát triển cho các loại cây trồng mang lại hiệu quả lớn nhƣ đã nêu ở trên.

Bảng 2.5: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2009 - 2013 Huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Đơn vị: trong bảng Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng giá trị sx Tr.đ 34.187,38 36.999,6 37.520,3 38.120,5 45.472,9 Lúa - 18.674,4 19.464 20.975,28 23.473,2 25.834,8 Cây lƣơng thực khác - 6.056,4 6.292,8 7.225,2 7.275,6 8.407,2 Cây thực phẩm - 3.378 ,96 3.780 4.003,68 4.179,88 6.225,6

Cây công nghiệp - 4.064,86 4.355,33 4.554,24 4.665,6 4.555,2

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê huyện Sa Pa.

Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2009 - 2013 Huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Đơn vị: trong bảng

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013

Cơ cấu giá trị sản xuất % 100 100 100 100 100

Lúa - 54,62 52,6 55,9 61,57 56,81

Cây lƣơng thực khác - 17,1 17 19,25 19,08 18,48

Cây thực phẩm - 9,88 10,2 10,67 10,96 13,69

Cây công nghiệp - 11,88 11,77 12,13 12,23 10

Cây khác - 5,88 8,39 2,03 - 0,98

2.2.2.1.2. Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi của huyện trong hai năm gần đây phát triển khá mạnh mẽ. Theo giá so sánh năm 1994 thì năm 2009 là 9.261,64 thì năm 2013 là 10.298,54 triệu đồng. Theo giá hiện hành thì năm 2009 là 11.059,5 triệu đồng và năm 2013 là 14.057,3 triệu đồng.

Bảng 2.7: Số lƣợng và sản lƣợng thịt gia súc, gia cầm của huyện Sa Pa

Đơn vị: trong bảng

Trâu Lợn Ngựa Gia cầm

Số lƣợng: Con 2009 11.640 862 21.753 4.975 1.675 99.032 2010 12.012 954 22.790 4.780 1.794 110.450 2011 12.344 952 24.060 4.620 1.973 121.148 2012 12.650 1.040 25.692 4.976 2.109 131.260 2013 11.760 1.230 26.428 5.125 2.390 151.500 Sản lƣợng thịt : Tấn 2009 41,8 6,5 954 27,5 1,7 111 2010 42,7 8,4 965 28,95 1,9 117 2011 43,6 10,2 1.020 30,75 2,3 123 2012 44,5 11,5 1.090 32,72 2,5 131,2 2013 44 14,2 1.128 34,8 3,2 155,4

Từ bảng có thể thấy lợn và gia cầm là những con nuôi chính của huyện trong những năm qua, tiếp đến là trâu và ngựa tuy nhiên trâu, ngựa là những con nuôi chủ yếu là để sử dụng sức kéo sau đó mới đem lại giá trị kinh tế. Điều này cho thấy trong những năm qua chăn nuôi của huyện phát triển chƣa mạnh vẫn chủ yếu chăn nuôi dƣới hình thức cá thể, từng hộ chứ chƣa hình thành các trang trại sản xuất qui mô lớn đế nuôi những vật nuôi có giá trị kinh tế cao và phù hợp với tiềm năng lợi thế của huyện nhƣ Bò,Dê.

Nhƣng riêng trong năm 2013 đã bƣớc đầu manh nha hình thành và phát triển con nuôi có giá trị kinh tế cao nhƣ Bò nếu nhƣ năm 2012 sản lƣợng bò của huyện chỉ là 11,5 tấn (chiếm 0,8% tỷ trọng trong ngành chăn nuôi) thì năm 2013 là 14,2 tấn (chiếm 1,47% tỷ trọng trong ngành chăn nuôi) trong khi đó tỷ trọng gia cầm gần nhƣ không đổi còn của lợn thì lại có xu hƣớng giảm mạnh (Nếu năm 2012 là 77,08% thì năm 2013 giảm xuống còn 72,2%) tuy nhiên trong vài năm tới thì lợn và gia cầm vẫn là những con nuôi chính và cung cấp phần lớn sản phẩm trong ngành chăn nuôi của huyện còn bò sẽ là con nuôi “mũi nhọn” trong quá trình chuyển dịch ngành chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hoá lớn. Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi nhƣ vậy cho thấy ngành chăn nuôi của huyện đã và đang hƣớng sang sản xuất hàng hoá một cách tích cực nó phù hợp hợp với lợi thế của huyện,với xu hƣớng chuyển dịch và với nhu cầu thị trƣờng vì trong những năm gần đây nền kinh tế của nƣớc ta nói chung, của tỉnh Lào cai và huyện Sa Pa nói riêng đều có sự tăng trƣởng tƣơng đối mạnh, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, nhu cầu về nông sản phẩm ngày càng cao cả về số lƣợng, chất lƣợng và sự phong phú đa dạng về chủng loại đặc biệt Sa Pa có vị trí địa lý gần với thị trƣờng trung tâm tỉnh giao thông tƣơng đối

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)