Đây là lớp vật liệu kết hợp với resin tạo thành lớp gia cường.
Các sản phẩm gia cường bằng sợi thủy tinh đều được chế tạo từ các tao sợi, roving và chỉ với nhiều loại vải dệt, kiểu dệt khác nhau.
Hình 2.14 Sơ đồ cấu tạo các sợi thủy tinh
Các loại sản phẩm thủy tinh gia cường thông dụng được ứng dụng đại trà có thể kể đến như sau:
- MAT cắt ngắn (CSM) - MAT liên tục
- Rovimat (Roving - MAT kết hợp) - Vải Roving dệt (Woven Roving - WR)
1) MAT cắt ngắn - CSM
Là sản phẩm cấu tạo từ các tao sợi cắt ngắn từ 50 mm được liên kết với nhau bằng chất tẩm dính (không dệt), và phân bổ ngẫu nhiên theo chiều hướng khác nhau chứ không theo chiều hướng nào cụ thể. Sau đó các tấm sợi này được sưởi nóng để loại trừ chất tẩm không phù hợp với resen (nếu có) và được ép xẹp lại gọi là MAT hay còn gọi là vải MAT CSM. MAT có độ bền cơ học trung bình, do phân bố ngẫu nhiên theo nhiều hướng khác nhau nên cường độ không ưu tiên cho hướng nào. MAT được sử dụng hầu hết cho các sản phẩm gia cường.
a - MAT khi cuộn tròn b - MAT Khi trải ra
Hình 2.15 MAT cắt ngắn CSM
2) MAT liên tục (Continuous Strand Mat)
Đây cũng là loại MAT không dệt được làm từ các tao sợi liên tục, chủ yếu được dùng cho các sản phẩm composite xoay và sử dụng cho các khuôn kín. Nó có sức bền cơ học cao. MAT liên tục có các lớp nhất quán đều nhau nên có đặc tính tạo khuôn tốt.
3) Rovimat (Roving - MAT kết hợp)
Loại sản phẩm này là sự kết hợp giữa roving và MAT để có đặc tính tốt hơn. Chúng có 2 dạng:
- FAB - MAT: gồm MAT được dính trên vải roving. Cũng có khi chỉ đan kết vào vải roving mà không dùng chất dính vào. Ví dụ: FAB-MAT 530/450, nghĩa là loại MAT 0,45 kg/m2 được đan kết trên vải roving 0,53 kg/m2.
- LINROV - MAT: gồm CSM được dính kết với vải roving một chiều.
Nếu so sánh với MAT cắt ngắn và vải roving riêng lẻ thì loại này có những ưu điểm sau:
+ Tiết kiệm được lao động trong các khâu: trải, quét resin, lăn, cắt vì resin được quét phủ cùng một lúc cả MAT lẫn vải roving.
+ Đặc tính cơ học cao hơn vì MAT giữ cho các sợi roving không bị xô dạt. + Tiết kiệm được resin
4) Vải ROVING dệt (WR - Woven roving)
So với các dạng vải thủy tinh khác, vải thô dày hơn do sợi dệt lớn hơn. Trọng lượng của vải thô vào khoảng (0,3 1,2) kg/m2. Loại vải roving có trọng lượng trên (0,5 1,2) kg/m2 thường được áp dụng cho sản phẩm lớn, lớp gia cường dày như: bồn chứa, tàu thuyền,... Trong vật liệu composite FRP, vải roving thường được kết hợp với MAT CSM để có cấu trúc chặt chẽ, độ cứng và độ bền kéo tốt. tăng cường độ chịu uốn và va đập.