Vật liệu nền (resin)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình xe ô tô thân vỏ bằng vật liệu Composite, sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng điện phục vụ du lịch (phần chế tạo) (Trang 59)

Vật liệu nền hay còn gọi là resin, đóng vai trò như một loại keo nhựa để liên kết các sợi thủy tinh (hoặc các sợi khác) và với tác dụng của các chất xúc tác, xúc tiến, các lớp này sẽ đóng rắn tạo thành sản phẩm composite

Hầu hết các loại resin dùng ở Việt nam được sử dụng chất gia tốc và chất xúc tác với hàm lượng thích hợp khoảng (0,5  2)%. Từ đó, trong hỗn hợp sẽ xảy ra các phản ứng hóa học sinh nhiệt để kích thích các phân tử hoạt động và liên kết với nhau thành chuỗi để tạo nên chất dẻo ở trạng thái rắn. Quá trình này phụ thuộc vào hàm lượng chất xúc tác, chất gia tốc, nhiệt độ môi trường và khí hậu.

Sau khi polyester cơ bản được tạo ra, các nhà sản xuất sẽ tiến hành chuyển đổi các đặc tính của nhựa để phù hợp với từng ứng dụng riêng biệt.

1) Resin tạo lớp

Nhựa tạo lớp là loại nhựa kỵ khí, nghĩa là nó không đông cứng hoàn toàn trong môi trường không khí. Khi đó các lớp nhựa sau sẽ dễ dàng liên kết với lớp nhựa trước. Vì thế loại nhựa này rất thích hợp khi gia công các công trình lớn như đóng tàu.

Các đặc tính của nhựa tạo lớp: - Có khả năng chống thấm nước. - Bền.

- Khả năng dính kết.

- Khả năng chống phản xạ, tia cực tím và thời tiết. - Có khả năng kết hợp với các loại vật liệu khác.

Để đảm bảo độ cứng chắc chúng ta nên sử dụng nhựa tạo lớp đã pha sẵn chất xúc tác và chất gia tốc.

2) Resin bề mặt

Là loại nhựa dùng để tạo lớp bề mặt sau cùng, nó không có tính kỵ khí. Loại này thường có chứa sáp hay các loại chất có tính năng tương tự, khi quá trình biến

cứng xảy ra, sáp sẽ chảy loãng và tráng lên bề mặt một lớp mỏng làm cho nhựa đông cứng hoàn toàn.

Trong thực tế sản xuất người ta thường tạo ra nhựa bề mặt bằng cách pha paraphin vào nhựa tạo lớp với hàm lượng khoảng 1 (%). Nhựa bề mặt thường cứng hơn nhựa tạo lớp, có khả năng chịu ăn mòn hóa học và chịu tác động của môi trường tốt hơn.

3) Gelcoat

Gelcoat la một loại resin được chế tạo đặc biệt với những tác nhân thixotropic để tăng độ nhớt, tính chống uốn, chảy, cùng với chất độn và phụ gia để đảm bảo tính lưu chuyển, phủ kín, thời gian đông và thời gian đóng rắn. Khi sản xuất, gelcoat được pha màu, chất xúc tác rồi được phun hoặc quét bằng chổi mềm lên bề mặt khuôn một lớp mỏng. Sau khi lớp gelcoat này đóng rắn thì người ta trải vải thủy tinh lên trên nó và thấm lăn resin để tạo các lớp gia cường cho đến khi đạt chiều dày sản phẩm. Sau khi tách khuôn thì lớp gelcoat chính là áo ngoài cùng của sản phẩm. Như vậy gelcoat có 03 chức năng:

- Tạo mặt ngoài nhẵn bóng có màu sắc làm nên vẻ đẹp của sản phẩm.

- Bảo vệ các lớp gia cường bằng sợi thủy tinh bên trong. Vì gelcoat có đặc tính cơ lý cao hơn, chống thẩm thấu nước, chống xây xát tốt hơn,...

- Tách khuôn để lấy sản phẩm ra.

Khi quét hoặc phun gelcoat lên bề mặt khuôn thì mặt tiếp xúc với bề mặt khuôn đóng rắn nhanh vì không có không khí, trong khi mặt ngoài tiếp xúc với không khí nên đóng rắn chậm hơn. Khi mặt ngoài khô (không dính tay) thì các lớp gia cường bằng sợi thủy tinh được thực hiện lên trên nó tạo thành chiều dày sản phẩm. Sau khi hoàn toàn đóng rắn và nguội hẳn thì sản phẩm được tách khuôn để lấy ra.

Hiện nay, ở Việt Nam đang sử dụng một số loại nhựa polyester không no phổ biến như: 268BQTN, Dynopol 2116, G3253T, NORPOL, ISO,...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình xe ô tô thân vỏ bằng vật liệu Composite, sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng điện phục vụ du lịch (phần chế tạo) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)