Chương 12 CHIẾN LƯỢC CHUẨN BỊ TH

Một phần của tài liệu dám thay đổi chính mình (Trang 91)

1. Chuẩn bị cho bài kiểm tra

2. Phỏng đoán nội dung bài kiểm tra

3. Xem lại những gì bạn đã chuẩn bị cho bài kiểm tra 4. Đối phó với cảm giác hồi hộp về bài kiểm tra 5. Bố trí cho một bài kiểm tra

6. Tránh học nhồi nhét

7. Chuẩn bị khẩn cấp cho bài kiểm tra 1. CHUẨN BỊ CHO BÀI KIỂM TRA

Để có thể làm tốt bài kiểm tra, trước hết, bạn phải học thật kỹ các tài liệu liên quan, rồi ôn lại trước khi kiểm tra.

Dưới đây là một vài phương pháp giúp bạn đọc và hiểu những tài liệu của mình Học thật kỹ

• Hãy ghi chép cẩn thận trong giờ giảng của thầy cô và từ sách giáo khoa. • Ngay sau tiết học hoặc ngay khi về nhà, hãy xem lại những gì bạn đã ghi chép được.

• Xem qua lại bài trước buổi học.

• Định ra một khoảng thời gian dài hơn vào cuối tuần để ôn lại thật kỹ. Ôn thật kỹ

• Ghi chép cẩn thận và chi tiết những gì thầy cô dặn về những vấn đề sẽ xuất hiện trong bài kiểm tra sắp tới.

• Sắp xếp những ghi chép, sách vở và bài tập theo thứ tự những gì sẽ gặp trong bài kiểm tra.

• Ước lượng xem bạn cần bao lâu để ôn tập.

• Lập một thời gian biểu chỉ ra khoảng thời gian bạn dành để ôn tập và bạn có những tài liệu gì.

• Tự kiểm tra mình qua các tài liệu.

• Học hết những gì bạn cần trước ngày kiểm tra. Xem thêm Mục 7: Chuẩn bị khẩn cấp cho bài kiểm tra 2. PHỎNG ĐOÁN NỘI DUNG BÀI KIỂM TRA

Chú ý đặc biệt đến mọi hướng dẫn về học tập

Đó có thể là những tài liệu mà thầy cô phát trước giờ kiểm tra, hoặc ngay từ đầu khóa học! Chẳng hạn như: Những điều chủ chốt, một số chương đặc biệt hoặc một số phần trong một chương, v.v.

• Hỏi thầy cô trọng tâm có thể đoán được hướng bài kiểm tra.

• Trước kỳ kiểm tra, hãy đặc biệt chú ý đến những gì thầy cô giảng.

• Đặt ra một loạt những câu hỏi theo bạn có thể gặp trong bài kiểm tra hãy thử coi mình là người ra đề, rồi lại thử xem bạn có thể trả lời những câu hỏi đó

không.

• Hãy xem lại những bài kiểm tra trước mà thầy cô đã chấm cho bạn.

• Tham khảo từ các bạn học để xem có thể đoán trước điều gì về bài kiểm tra.

• Đặc biệt chú ý đến các gợi ý về cái mà thầy cô có thể hỏi đến, chẳng hạn như khi thầy cô:

• nói một điều gì đó hơn một lần • viết lên bảng

• dừng lại để kiểm tra xem bạn ghi chép đến đâu • đặt ra câu hỏi cho cả lớp

• nói rằng: “cái này sẽ xuất hiện trong bài kiểm tra”

Một phần của tài liệu dám thay đổi chính mình (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w