Chương 11 BẠN NGHĨ ĐẾN THẤT BẠI, TẠI SAO?

Một phần của tài liệu dám thay đổi chính mình (Trang 87)

TẠI SAO?

“Hôm ấy là ngày đầu tiên tôi học môn Toán của thầy Peter. Vừa vào lớp, thầy đã cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm.

Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề khác nhau rồi nói:

Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ và khó, nếu làm hết câu em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ. Đề thứ 3 có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ. Các em được quyền chọn đề cho mình. Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên tôi đã chọn đề thứ 2 cho chắc ăn. Các bạn cùng lớp cũng thế, chẳng có ai chọn đề thứ nhất cả.

Một tuần sau, thầy Peter trả bài kiểm tra. Cả lớp rất ngạc nhiên khi biết ai chọn đề nào đều sẽ được điểm tối đa của đề đó, bất kể làm đúng hay sai. Lớp trưởng hỏi thầy: Thưa thầy tại sao lại như thế?

Thầy cười rồi nghiêm nghị trả lời:

Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt được điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật

Cách kiểm tra kỳ lạ ấy của thầy Peter đã dạy chúng tôi một bài học: “Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm cho chúng ta rút lui ngay từ phút đầu

tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.”

Chúng ta không thể sống mà không có niềm tin. Vì niềm tin kiểm soát hành động của chúng ta, do vậy chúng ta phải hiểu được niềm tin là gì. Điều khó khăn là niềm tin hiếm khi được bộc lộ ra ngoài, chúng thường hiện hữu trong tiềm thức, thường đi kèm với những cảm xúc mạnh mẽ.

Bạn có thể bắt đầu tìm hiểu niềm tin của riêng bạn hoặc của người khác bằng cách đặt ra câu hỏi tại sao mình có khả năng học môn này hoặc môn kia?

• Bằng chứng là gì? Liệu có đáng tin cậy hay không? Có đủ bằng chứng không? • Làm cách nào bạn đi đến kết luận hay nhận ra điều đó?

• Bạn có thể đánh giá và bảo vệ lập luận đó không?

• Bạn đã chắc chắn hay chỉ mới nghi ngờ điều đó là đúng? • Bạn đã từng kiểm nghiệm tính hợp lý của quan điểm đó chưa?

• Điều cuối cùng là bạn không thể tách rời tư duy với cảm xúc. Bạn không thể chọn điều gì sẽ xảy ra với mình nhưng bạn chọn cách ứng phó với nó. Đó chính là điều cốt yếu của tự do lý trí.

Khi bạn sẵn sàng trả lời câu hỏi của riêng mình và của người khác tức là bạn đang rất thành thật, và bởi bạn đang áp dụng tiêu chuẩn nhất quán về sự thật bạn có khả năng đó.

TÌM THẤY NIỀM TIN

Thiếu tự tin là nguyên nhân chính khiến bạn bỏ qua nhiều cơ hội, thậm chí gặp thất bại trong học tập. Điều gì khiến bạn lãng quên những phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình? Bạn đã có lần nào băn khoăn tìm kiếm tìm niềm tin của mình chưa? Bạn có muốn thay đổi thái độ đang tiêu cực ảnh hưởng đến học tập của mình không? Bạn sẽ thay đổi nếu bạn có niềm tin và sự thôi thúc mạnh mẽ nhập cuộc.

BƯỚC 1: KHÁM PHÁ CÁC KHẢ NĂNG

Lập kế hoạch và hoàn thành mục tiêu là cách bạn có thể xây dựng được niềm tin và luôn luôn duy trì mình ở trạng thái đó. Sao bạn không bắt đầu bằng những việc đơn giản như dậy sớm tập thể dục. Chắc chắn bạn sẽ làm được! Sau đó hãy đặt ra những mục tiêu phức tạp hơn và thể hiện bằng kế hoạch cụ thể trong học tập.

BƯỚC 2: NHẬN BIẾT CÁC KỸ NĂNG

Nhận ra các kỹ năng học tập để tạo động lực áp dụng chúng một cách tích cực. Hãy trung thực khi liệt kê ra các tính cách mạnh rồi từ đó áp dụng các bài đánh giá, bạn sẽ tìm ra năng lực của mình. Công bằng nhất là nhờ các chuyên gia, bố mẹ, thầy cô, bạn bè. Sử dụng một bài thơ có vần điệu nào mà bạn dễ nhớ để kết nối các điểm mạnh đó thành một viễn cảnh tươi sáng.

BƯỚC 3: THA THỨ CHO CHÍNH MÌNH

Hãy tha thứ cho chính bản thân mình về những lỗi lầm trước đây, dù điều đó đã khiến bạn thất bại. Cố giữ thái độ bực tức bạn sẽ phá hủy niềm tin và tạo nên bức rào chắn

đến thành công của bạn. Bạn cần biến lỗi lầm thành bài học kinh nghiệm để tránh mắc phải trong tương lai.

BƯỚC 4: ĐỐI DIỆN VỚI CHÍNH MÌNH

Thử hỏi xem ai không phạm sai lầm, bạn cần dũng cảm đối diện với chính mình. Hãy tránh liệt mình vào “đám người hối tiếc” khi gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống. Hãy gợi lại tất cả những tính cách và tư chất tốt đẹp của bạn như bạn đã từng học toán giỏi, bạn đã từng là người có khả năng quan sát giỏi và có khả năng sáng tạo trong game trường. Cảm giác đó sẽ giúp bạn nhấn chìm những gì tiêu cực và tạo đà cho tiến bộ.

BƯỚC 5: GIỮ KHOẢNG CÁCH VỚI NHỮNG NGƯỜI BẠN KHÔNG TỐT VÀ TÌNH HUỐNG TIÊU CỰC

Điều này nghe có vẻ khó khăn rồi đây! Thế nào là bạn xấu thì quả thật chỉ có bạn mới nhận thấy. Vì trong cuộc sống, chúng ta có góc nhìn khác nhau. Chỉ có điều những bạn bè và tình huống xấu sẽ khiến bạn mất đi nhuệ khí mới có của mình. Hãy tạm thời ở bên những bạn bè tự tin, tích cực, họ sẽ khích lệ bạn theo đuổi mục đích của mình. Đánh giá hành động của những người tự tin và thay đổi những hành vi tiêu cực của mình để chính bạn cũng sẽ tỏa sáng.

XÂY DỰNG SỰ TỰ TIN

Đừng thử lòng kiên nhẫn của bạn bằng cách thử làm, thất bại, làm lại, thử lại, tiếp tục học, thử lại, rồi thành công!

Cách các bạn xây dựng sự tự tin là cách bạn “tự tin tìm hiểu về chính mình”. Bạn học tốt môn Văn trong một thời gian dài, tức là bạn đã khẳng định mình có khả năng về văn học, vì thế bạn sẽ không bao giờ có cảm giác e ngại giờ học Văn nữa. Xây dựng tính tự tin là biết cách học một môn học nào đó.

Điều đó không sai nhưng đó là con đường vòng đưa bạn đến thành công và nó sẽ làm cho bạn ít nhiều bị tổn thương. Hãy áp dụng ngay những công thức trong cuốn sách này và làm thử vài lần. Nếu không được, bạn cần đi tìm một lời khuyên khác của chuyên gia.

ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI TỰ TIN: BẠN CẦN LÀM GÌ?

1. Tập trung chú ý vào những điểm mạnh của mình 2. Hãy là chính bạn và khẳng định giá trị của mình.

3. Đừng bao giờ so sánh mình với người khác vì người khác không thể có cái mà bạn có và ngược lại.

4. Hãy giữ vững niềm tin vào những điều bạn nói và làm. 5. Hãy tuyên bố chậm rãi, rõ ràng, chắc chắn và lạc quan.

6. Lắng nghe người khác nhận xét và đánh giá cao nhận xét của họ. 7. Biết nhận lỗi và xin lỗi nếu bạn sai.

8. Hãy khẳng định bạn có một lượng kiến thức nhất định về một môn học nếu bạn muốn bàn luận với bạn khác.

9. Học cách sử dụng những từ chủ chốt trong khi biểu đạt suy nghĩ của mình.

10. Hãy cứ để nước mắt bạn trào ra vì nó không chứng minh rằng lúc nào bạn cũng vậy.

11. Hoàn thành bài tập theo những gì bạn đã nghĩ.

12. Hãy hướng đến phía trước để đạt đến đích của mình. BẠN KHÔNG NÊN LÀM GÌ?

1. Thỏa hiệp với những gì bạn cảm thấy là đúng và đã làm đúng. 2. Giả vờ mình biết điều gì đó mà thực chất là bạn không biết. 3. Tỏ ra phớt lờ và bất cần.

4. Mong người khác đồng cảm với mình, vì đó là một biểu hiện của sự yếu đuối. 5. E ngại bày tỏ quan điểm.

6. Phản ứng tức thì với mọi việc – Bạn cần nghĩ hai lần trước khi nói hay quyết định. NGƯỜI TỰ TIN THƯỜNG NHỚ

1. Không ai biết mọi thứ trong cuộc đời và không có gì sai khi học thêm điều mới mà mình chưa biết, thậm chí học điều đó từ một bạn trẻ hơn.

2. Bạn cần tập thở đều đặn vì điều đó sẽ giúp bạn luôn bình tĩnh.

3. Hãy tập nói trước gương. Điều đó sẽ giúp bạn điều chỉnh mình tốt hơn và chững chạc hơn.

4. Khi người khác nói với bạn mà bạn thấy không đúng, hãy chứng minh chắc chắn điều họ nói là sai.

5. Bạn nghĩ mình đã đủ tin “Thành công không bao giờ đến với một người nhanh nhảu.”

6. Nhưng tự tin quá đáng thì cũng tệ như là bạn thiếu tự tin. Hãy luôn giữ cân bằng. NHỮNG CÂU NÓI LÀM THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI

1. Không ai có thể bắt bạn cảm thấy hèn yếu bằng chính bạn –Eleanor ROOSEVELT

2. Phải rất lâu bạn mới khẳng định được chính mình trước người khác –Sally FIELD

Câu nói thay đổi cuộc đời thường là của chính bạn. Nếu nó được bạn đúc kết qua những bài học vấp ngã, qua học tập hết mình, qua những ý nghĩ sáng tạo thì bạn là thiên tài của chính bạn.

PHÁT TRIỂN NIỀM TIN KHẲNG ĐỊNH TỰ TIN

Bạn có muốn nâng cao tính tự tin của mình không? Bạn mong muốn thấy mình hoàn toàn thoải mái với bạn bè, người thân và cuộc sống xung quanh không? Hãy áp dụng các biện pháp trên. Thêm vào đó, bạn cần luyện tập sự tự tin của mình bằng cách cởi mở mỉm cười với mọi người ngay cả khi bạn không muốn. Điều đó giúp mọi người biết bạn đang quan tâm tới họ và bạn là một người thân thiện.

Luôn giữ mình trông thật đàng hoàng, chỉn chu, mái tóc, quần áo hợp với dáng vóc mình, cả đôi giầy cũng hợp thời trang, v.v.

XÂY DỰNG SỰ TỰ TIN

Hãy luôn nhìn thẳng, nhìn vào mắt người khác, đừng nhìn xuống hay nhìn đi chỗ khác. Đừng nhìn xung quanh xem người khác đang nghĩ gì về bạn. Hãy suy nghĩ tích cực về bản thân.

TỰ TIN VÀ TỰ TRỌNG

Hãy tỏ ra mình đã biết người mình đã gặp trước đây. Bạn cần tỏ ra như vậy cho đến khi bạn cảm thấy vậy. Hãy tạo ấn tượng là bạn rất thân thiện, và luôn luôn muốn gặp gỡ làm quen. Tạo một ấn tượng với mọi người xung quanh rằng bạn là người thành đạt bất cứ khi bạn ở đâu. Hãy thoát ra khỏi mình và cho thấy mình tự tin như thế nào!

Một phần của tài liệu dám thay đổi chính mình (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w