thầm lặng, hiểu rõ chính mình, nhận ra các ưu, khuyết điểm của các hành vi cá nhân và biết đặt ra các mục tiêu thích hợp với nguyện vọng và trí thông minh của từng người. Điển hình là Sigmund Freud, Thomas Merton, bà Eleanor Roosevelt.
Lý thuyết trí thông minh đa dạng của Giáo sư Howard Gardner đã đặt ra nhiều chiến thuật học tập mới, học sinh có cơ hội khám phá ra các vùng thông minh khác nhau và giải phóng năng lực tiềm ẩn của chính mình. Theo ông, nhà trường nên giúp đỡ học sinh tham gia học hỏi, phát triển nhiều loại thông minh, tham gia vào các hoạt động học đường và xã hội, giúp học sinh thể hiện năng lực để sau này các em phục vụ xã hội theo nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sức mạnh của 7 loại hình thông minh giúp cho các bạn có những thế mạnh khác nhau trong phát triển khả năng của mình và lựa chọn những nghề tương ứng. Bạn hãy tham gia vào bài đánh giá ban đầu để phát hiện ra những thế mạnh của mình.
BƯỚC 5: HỌC TRONG TẤT CẢ CÁC BƯỚC SÓNG CỦA NÃO? Học trong các bước sóng – học trong giấc ngủ!
Bạn minh mẫn: Khi tập trung học tập, phân tích bài học tìm ra đáp án hay giải pháp, não bộ của bạn hoạt động với chu kỳ 13 đến 25 bước sóng một giây. Đó là sóng beta. Đây chính là thời điểm để bạn hoạt động hiệu quả và linh hoạt nhất trong ngày.
Nếu có một điều gì đó tác động đến bộ não khiến bạn không muốn nghe giảng, hay thiếu tập trung thì cần hiểu rằng do cuốn phim sinh động trong đầu bạn đang hiện hữu ngay trong giờ học hoặc do một loại sóng khác ập tới. Loại sóng beta giúp bạn tập trung xử lý các vấn đề trực tiếp như khi làm bài thi. Các nhà khoa học cho biết, những bước sóng beta chủ yếu xuất hiện trong các hoạt động logic của não trái.
Bạn đang trầm ngâm: Khi bạn đang mộng mơ, hay trầm ngâm thả mình theo dòng suy nghĩ, sóng não của bạn chỉ từ 8 đến 12 bước một giây. Đó là sóng alpha.
Bạn cần thấy sóng alpha giúp bạn thoải mái trong học tập và đạt tới suy nghĩ sâu do nó có sự kết nối để lưu giữ thông tin hiệu quả nhất và lâu bền nhất. Trong tâm trạng thoải mái này, yếu tố bất ngờ và mang lại hiệu quả cho bạn chính là một số thể loại nhạc như Baroque có bước sóng trùng với bước sóng alpha. Tình trạng thư giãn của bộ óc cùng với âm nhạc là điều kiện lý tưởng cho việc học tập.
Bạn đang lơ mơ ngủ: Khi bắt đầu đi vào giấc ngủ, sóng của não chỉ còn 4 đến 7 bước một giây. Đó là sóng theta. Chính trong cảm giác này, đôi khi một ý tưởng hay cảm hứng nào đó chợt lóe lên đem lại cho bạn những phát hiện thú vị, mới mẻ và bất ngờ.
Bạn ngủ sâu: Trong trạng thái bạn đang ngủ sâu, không mơ mộng gì, sóng não hoạt động ở chu kỳ từ 0,5 đến 3 bước mỗi giây. Đó là sóng delta. Đây chính là giai đoạn bộ não của bạn đang tái tạo sức lực cho một ngày học tập mới.
Học bằng cả bộ não!
Bán cầu não trái nhận biết theo logic, phân tích và trật tự thời gian. Bán cầu não phải nhận biết tổng thể, tổng hợp và cảm nhận về không gian. Chúng ta cần các giải pháp tối ưu cho học tập, cần đạt được thành công qua phương pháp học tập đỉnh cao. Chúng ta sẽ giúp con em mình có hứng thú học tập và học tập hiệu quả hơn. Đặc điểm não trái
Cách học và tư duy của bạn phù hợp với nghề gì? Bạn hãy tham khảo các mô hình bán cầu não và nghề nghiệp tương ứng.
Bạn thiên về sử dụng não trái hay não phải
Nói chung, bán cầu não trái và phải giúp bạn xử lý thông tin theo các cách khác nhau. Chúng ta có xu hướng xử lý thông tin theo bán cầu não vượt trội. Nhưng muốn nâng cao quá trình học, bạn cần sử dụng tổng hợp các giác quan. Điều này có nghĩa là bạn sử dụng cả phần bán cầu não không phải vượt trội. Dưới đây chúng tôi thống kê các kiểu xử lý thông tin, tương ứng với các chức năng của bán cầu não trái và phải, nhằm giúp bạn hiểu được mình thường xử lý thông tin như thế nào. Bạn hãy chú ý đến bán cầu không vượt trội của mình để có thể cải thiện được nó.
Tư duy tuyến tính hay lập luận
Bán cầu não trái xử lý thông tin theo kiểu tuyến tính. Nó xử lý từng phần tới tổng thể. Nó lấy các thông tin rồi ghép chúng lại, sắp xếp theo trật tự logic; sau đó đưa ra kết luận. Thế nhưng não phải lại xử lý từ tổng thể tới từng phần theo cách lập luận. Bán cầu não phải bắt đầu bằng câu trả lời. Nó xem xét bức tranh tổng quan trước, không phải các chi tiết. Nếu bạn là người thuận não phải, bạn có thể có khó khăn trong việc theo các bài giảng tuyến tính trừ khi bạn đã được đưa ra bức tranh trước. Người thuận não phải cần cân nhắc tại sao cần phải đọc trước chương được giao hoặc có thông tin cơ bản trước khi nghe giảng hoặc khảo sát qua chương đó trước khi đọc. Nếu giáo viên không cho bạn một cái nhìn tổng quát trước khi giảng, bạn cần phải hỏi ngay sau giờ học: bài giảng tiếp theo là gì và bạn cần chuẩn bị như thế nào cho bài đó. Nếu bạn là người có não phải trội hơn, bạn cũng gặp khó khăn khi đưa ra các ý tưởng. Những bạn thuận não trái sẽ làm tốt bài tập so với người thuận não phải theo cùng cách thức này.
Tư duy theo trật tự thời gian hay ngẫu hứng
Bên cạnh việc tư duy theo tuyến tính, não trái còn xử lý theo trật tự thời gian. Người mạnh não trái là người chuyên đưa ra danh mục. Nếu bạn là người thuận não trái, bạn sẽ thích lập một kế hoạch tổng thể và thực hiện kế hoạch hàng ngày. Bạn hoàn thành nhiệm vụ theo trình tự và vui thích kiểm tra lại chúng khi hoàn tất. Tương tự, học các môn theo trình tự khá dễ đối với bạn. Ví dụ như đánh vần theo trình tự, nếu bạn là người thuận não trái, bạn có thể đánh vần rất tốt.
Ngược lại, cách tiếp cận của người thuận não phải lại là ngẫu nhiên. Nếu bạn là người thuận não phải, bạn có thể chuyển từ việc này sang việc khác. Bạn sẽ làm được nhiều
việc cùng một lúc nhưng có lẽ không có thứ tự ưu tiên. Bài tập của bạn có thể nộp muộn là do bạn đang làm việc khác. Bạn sẵn sàng nổi loạn khi bị yêu cầu học theo thời khoá biểu trong tuần. Nhưng do bản chất ngẫu nhiên nổi trội của người thuận não phải nên bạn cần lập các danh mục và thời khoá biểu riêng.
Với bạn thuận não phải, việc đánh vần có phần kém hơn bạn thuận não trái. Hãy dùng từ điển thường xuyên và kiểm tra đánh vần trên máy tính. Hãy đọc lại lỗi đánh vần trước khi nộp bài. Do người thuận não phải nhạy cảm với màu sắc, nên bạn có thể dùng màu sắc trong khi học theo trật tự thời gian. Đầu tiên là màu xanh lá cây, sau đó là màu xanh da trời và cuối cùng là màu đỏ. Hoặc bạn có thể “chuyển động” theo trật tự để tưởng tượng. Ban đầu bạn có thể đi ra cửa chính, tiếp theo vào bếp, sau đó đến phòng làm việc, v.v. Bạn cũng có thể theo trật tự không gian khác. Nếu bạn kiên định áp dụng trật tự như vậy, bạn sẽ thấy chiến lược này có ích cho các việc liên quan đến trật tự thời gian.
Tư duy theo biểu tượng hay cụ thể
Não trái không gặp khó khăn khi xử lý các biểu tượng. Nhiều mục đích học thuật liên quan tới các biểu tượng như chữ, từ và ký hiệu toán học. Các bạn thuận não trái sẽ học toán và ngôn ngữ tốt hơn, có khả năng nhớ từ vựng hay công thức toán dễ dàng.
Ngược lại, người thuận não phải muốn mọi việc phải rõ ràng, cụ thể. Bạn muốn nhìn thấy, sờ được vào đồ vật thực sự. Bạn gặp khó khăn khi đọc các âm vị, tưởng tượng từ ngữ trong văn cảnh hay xem công thức đó có tác dụng ra sao. Để thuận lợi bạn cần sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp các đồ vật bất cứ khi nào có thể.
Tư duy logic hay tư duy trực giác
Người thuận não trái xử lý thông tin theo tuyến tính, trật tự và logic. Họ tư duy theo thùy não trái để giải toán hay tiến hành thí nghiệm. Bạn đọc, nghe, tìm kiếm thông tin để tìm ra kết luận logic. Các quyết định của bạn cũng được đưa ra trên cơ sở logic. Người thuận não phải có xu hướng xử lý thông tin đầu tiên bằng trực giác. Bạn có thể biết ngay câu trả lời cho các câu hỏi nhưng lại không tin chắc về kết quả đạt được đó. Bạn có thể bắt đầu từ câu trả lời theo tiến trình ngược lại. Trong bài kiểm tra, bạn có cảm giác là câu hỏi đó đúng và bạn thường đúng. Trong lúc viết, người thuận não trái chú ý đến cơ chế như đánh vần, sự thống nhất và ngắt câu; nhưng người thuận não phải lại chú ý đến sự mạch lạc, ngữ nghĩa. Nghĩa là não phải của bạn sẽ báo cho bạn biết cảm giác đúng. Quyết định của bạn phụ thuộc vào cảm giác.
Tư duy bằng ngôn từ hay phi ngôn từ
Người thuận não trái dễ dàng biểu đạt bằng ngôn từ. Họ thuận não phải có thể hiểu được nghĩa nhưng lại khó khăn trong việc tìm đúng từ biểu đạt. Một minh chứng tốt nhất cho việc này là lắng nghe người chỉ đường cho người khác. Người thuận não trái sẽ mô tả như: “Từ đây đi theo phía tây qua ba toà nhà, rẽ về phía bắc toà nhà
Vincom, phố Bà Triệu, rẽ trái đi ba ngã tư bạn sẽ ra phố Huế”. Người thuận não phải sẽ mô tả như thế này: “Rẽ phải (tay chỉ hướng rẽ phải) chỗ tòa nhà 20 tầng trước mặt (tay lại chỉ). Sau đó bạn sẽ nhìn thấy quán cà phê Highland, rẽ trái và đi qua tòa nhà cao thứ hai là thẳng đến phố Huế”.
Người thuận não phải cần có mọi thứ có thể mường tượng được. Nếu không viết ra những điều mình nghĩ, bạn có thể không nhớ được. Người thuận não phải khi nghe giảng có tranh minh hoạ thì hiểu bài và nhớ rất nhanh. Bạn cần có thói quen dựng lại hình ảnh như cuốn phim trong đầu về các sự việc đã nghe hoặc đọc. Bạn cần nhiều thời gian hơn để viết ra và ôn lại bằng cách viết tóm tắt trước khi nói hay làm bài thi. Tư duy dựa trên thực tế hay tưởng tượng
Người thuận não trái giải quyết mọi việc theo cách thực tế, nếu chịu ảnh hưởng của môi trường, sẽ điều chỉnh theo môi trường. Đây là điểm không giống người thuận não phải, thường cố gắng thay đổi môi trường! Người thuận não trái muốn hiểu nguyên tắc và tuân theo nguyên tắc, ngay cả khi trên thực tế không có quy tắc nào cho mọi tình huống họ cũng tự tạo ra quy tắc để tuân theo. Người thuận não trái biết hậu quả của việc không nộp bài đúng hạn hoặc hậu quả của thi trượt, còn người thuận não phải đôi khi không nhận ra điều này.
Vì thế nếu bạn thuận não phải, bạn cần có phản hồi và kiểm tra thực tế. Sẽ quá muộn nếu gần kề ngày thi hết môn, hết kỳ bạn mới hỏi liệu mình có phải thi lại hay không. Bạn cần theo dõi chu đáo hồ sơ học tập, kết quả kiểm tra và thường xuyên tham vấn giáo viên. Người thuận não phải thường rất sáng tạo. Để học về hệ tiêu hoá chẳng hạn, bạn có thể tưởng tượng ra một món đồ ăn, rồi hình dung ra cảm xúc của bạn, bạn có thể nhớ mọi điều mà bạn đang liên tưởng trong lúc học.
Trên đây chỉ là một số sự khác biệt giữa bán cầu não trái và bán cầu não phải. Giải pháp tốt nhất là bạn hãy học bằng cả bộ não.
ĐÁNH GIÁ TÍNH CÁCH, TƯ DUY VÀ CÔNG VIỆC PHÙ HỢP
Tiến sĩ Katherine Benziger là một nhà tiên phong, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này đã hoạt động trong lĩnh vực này trên 25 năm, chủ yếu tập trung vào phát triển và ứng dụng việc khớp nhân cách với nghề nghiệp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu. Benziger đưa ra mô hình đánh giá như sau: Não của chúng ta có bốn vùng riêng biệt, mỗi vùng có chức năng, hành vi, tư duy và các điểm mạnh khác nhau.
Mỗi người đều có một vùng não mạnh riêng, vì thế bạn cần hiểu và sử dụng thế mạnh của mình. Qua bảng phân loại dưới đây, bạn sẽ biết cách nắm được điểm mạnh và điểm yếu về năng lực bộ não và tạo đà phát triển cho mình.
Có thể bạn có một và chỉ một vùng nổi trội, tìm ra vùng nổi trội đó bạn sẽ có phương pháp giúp não hoạt động hiệu quả nhất. Bạn cần sử dụng nhiều vùng trong não bộ và các chức năng của não. Sử dụng vùng não không nổi trội, ban đầu bạn sẽ thấy mệt mỏi, sau đó cảm giác này sẽ mất đi nếu bạn luyện tập thường xuyên và thành thói quen.
ĐỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÀY, BẠN CẦN XEM MỘT SỐ VÍ DỤ SAU Loại 1: Não trái sau
Đặc điểm não trái sau: Có năng lực về quy trình, tính liên tục, thường xuyên. Có khả năng chi tiết hóa, cấu trúc, trật tự, hiệu quả, độc lập, đáng tin cậy, xây dựng và duy trì các nền tảng có trật tự. Bạn thường làm theo chỉ dẫn, theo sách và từng bước cụ thể. Bạn thích giao tiếp bằng văn bản một cách chi tiết và đúng hạn. Bạn là người có kỷ luật, biết lắng nghe, chăm chỉ nhưng thường quan liêu, bướng bỉnh.
Loại 2: Não phải sau
Đặc điểm não phải sau: Có khả năng trực giác, thấu hiểu cảm xúc, quan hệ tốt, dễ hoà đồng. Bạn có khả năng lắng nghe tích cực, hiểu được cảm xúc người khác, nhạy cảm, nắm bắt tâm trạng và tình cảm nhanh. Bạn có khả năng ca hát, nhảy múa, giao tiếp tốt, dễ xúc động và dễ gần gũi. Bạn là người có trách nhiệm và nhiệt huyết. Do bạn có khả năng ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ tốt nên bạn thường chú ý tới ngôn ngữ phi hình thể. Ngoài ra bạn có đặc tính khác: nội tâm phong phú, chú ý tới quan hệ, thích nghi với môi trường, có khả năng thuyết phục mọi người, không muốn chối từ và làm tổn thương người khác.
Loại 3: Não phải trước
Đặc điểm não phải trước: Có trí tưởng tượng phong phú về không gian, linh hoạt và thích nghi tốt. Bạn có thể thấy tổng thể bức tranh hay chủ đề từ những ý tưởng hay đường vẽ chưa rõ nét. Bạn thích hoạt hình, hình mẫu và biếm họa. Bạn luôn lưu giữ thông tin bằng hình ảnh ở bất cứ nơi nào bạn đi qua. Bạn có xu hướng chú ý đến các ý tưởng mới, sử dụng ngôn ngữ nói khi thể hiện tư duy, sử dụng ẩn dụ và các từ tượng hình, biểu đạt cảm xúc bằng những từ giàu hình ảnh; nhiệt tình, dễ thay đổi và dễ bỏ cuộc. Bạn có khiếu hài hước và khả năng nguỵ biện.
Loại 4: Não trái trước
Đặc điểm não trái trước: Có kỹ năng phân tích và dùng các dấu hiệu, ký hiệu để phân tích, lưu thông tin. Có khả năng toán học, thường không biểu lộ cảm xúc. Chú ý phân tích nguyên nhân và kết quả trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Quyết đoán. Các kết quả đạt được dựa trên định hướng, tính toán và sử dụng tư duy chẩn đoán. Giỏi tranh luận về ngôn từ. Người có chiến thuật, biết đặt mục tiêu và đạt mục tiêu một cách hiệu quả. Quản lý các nguồn lực để đạt mục tiêu. Áp dụng nguyên tắc quy trình hoạt động. Giao tiếp trực tiếp không dùng cảm giác.
Có thể xem là người lạnh lùng, cứng rắn, không quan tâm và không cảm xúc. Luôn