SẮP XẾP THỜI GIAN

Một phần của tài liệu dám thay đổi chính mình (Trang 71)

3. Khống chế stress 4. Hạn chế tính chần chừ 5. Để có được tư duy sáng tạo 6. Học cách nghĩ của các thiên tài 7. Tặng bản thân mình một động lực 8. Ra quyết định theo hướng thích nghi 9. Giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định 1. LÊN LỊCH VÀ ĐẶT MỤC TIÊU

Kiểm tra bạn sử dụng thời gian ra sao và mục đích là rút ra được việc nào quan trọng thì làm trước.

Lập thời khoá biểu

Bạn sử dụng 24 giờ của một ngày như thế nào?

Điền vào ô trống khoảng thời gian bạn thường dành cho từng hoạt động

In kết quả ra để tiện theo dõi.

2. SẮP XẾP THỜI GIAN

Phát triển kỹ năng sắp xếp thời gian đòi hỏi những nỗ lực lớn.

Bạn có thể bắt đầu từ những hướng dẫn dưới đây nhưng cần thực hành và bổ sung thêm những hướng dẫn khác khi bạn tiến bộ dần.

Mục đích là để bạn biết được mình đang sử dụng thời gian như thế nào, bạn nên dành quỹ thời gian cho những công việc gì, những ưu tiên gì để có thể thành công trong học tập trong khi còn có những hoạt động khác chi phối như đi làm, vui chơi cùng bạn bè, thời gian cho gia đình,v.v.

Đầu tiên: bạn hãy thử làm bài tập về cách sắp xếp thời gian. Chiến lược sử dụng thời gian

Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học

Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm thấy không cần nghỉ? Một vài người thích giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao.

Có tổng kết và nâng cấp sau mỗi tuần.

Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau. Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước.

Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán để có được sự tập trung cao độ. Nếu có thời gian “chết”: Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong chốc lát.

Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học.

Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học. Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì

bạn dễ quên bài nhất.

Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, bài thuyết trình, kỳ

thi…)

Những vật dụng hữu ích

Danh sách những việc cần làm

Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, nhờ người làm giúp, hay hoãn lại sau một thời gian dài.

Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/tháng:

• Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu.

• Nếu bạn là người thiên về sử dụng thị giác, bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu. • Buổi sáng khi thức dậy, trước tiên bạn nên xem hôm nay phải làm những gì. Còn trước khi đi ngủ bạn cũng cần kiểm tra lại xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.

Lịch ghi kế hoạch lâu dài

Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước.

Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.

Một phần của tài liệu dám thay đổi chính mình (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w