RA QUYẾT ĐỊNH THEO HƯỚNG THÍCH NGH

Một phần của tài liệu dám thay đổi chính mình (Trang 77)

Các kỹ năng thích nghi để giải quyết vấn đề là sự kết hợp của logic, tư duy, có thể không chính xác 100% nhưng cũng đưa ra được kết quả thỏa đáng.

Nếu bạn không thể làm theo được quy trình giải quyết vấn đề như gợi ý thì có thể sử dụng các cách được trình bày dưới đây trong trường hợp:

• Bạn có ít thời gian nghiên cứu.

• Không cần phân tích một cách toàn diện.

• Có thể chấp nhận rủi ro.

• Có thể đưa ra được những quyết định ngược lại một cách nhanh chóng. Những gợi ý để giải quyết vấn đề theo hướng thích nghi:

Chuẩn bị những phần phụ thêm cho quyết định

Đưa ra những quyết định nhỏ để đạt được một mục tiêu nào đó đã, trước khi quyết định một vấn đề lớn mà nhiều khi không thể thay đổi được ngay.

Ví dụ: Trước khi lắp điều hòa nhiệt độ, hãy thử lắp rèm, mành, quạt điện - những thứ

có thể khiến căn phòng bớt nóng. Nếu không lắp điều hòa nhiệt độ được như mong muốn thì dù sao căn phòng cũng đã bớt nóng đi rất nhiều.

Khám phá

Sử dụng các thông tin sẵn có để tìm kiếm câu trả lời.

Thực ra, khám phá là cách nói khác của việc thử nghiệm nhiều trường hợp. Tuy nhiên, khác với việc ném một con xúc sắc, khám phá đòi hỏi một mục đích và hướng đi rõ ràng. Sử dụng mẹo này và có những bước đi cẩn trọng để có được câu trả lời cho vấn đề.

Ví dụ: Các bác sĩ luôn tránh chẩn đoán một bệnh duy nhất cho người bệnh. Tuy chậm

mà chắc, sau đó họ mới tìm chính xác bệnh và cách chữa cho bệnh nhân. Quản lý bằng việc phân loại

Tập trung vào những tài liệu quan trọng và để lại những tài liệu không quan trọng. Lập kế hoạch và làm việc theo hướng cái nào quan trọng hơn thì làm trước, cái nào ít quan trọng thì làm sau.

Ví dụ: Bạn dạy kèm Toán cho một em nhỏ. Tuy biết gia đình em đó có khó khăn

nhưng bạn không có khả năng giúp đỡ. Hãy để họ biết là bạn cũng biết rõ về khó khăn của họ trong khi tiếp tục dạy kèm và giúp đỡ em đó.

Cẩn trọng

Đừng dồn rủi ro, mà hãy chia lẻ những rủi ro có thể xảy ra bằng cách tránh đưa ra các quyết định khiến cho bạn chỉ có một sự lựa chọn, nhất là khi bạn chưa chuẩn bị tinh thần.

Ví dụ: Các nhà đầu tư khi gặp khó khăn không bỏ tất cả các khoản đầu tư vào một bị,

họ giảm thiểu khả năng rủi ro bằng cách giữ một tỷ lệ cân bằng giữa cố phiếu và tiền mặt.

Đánh giá chủ quan

Đôi khi bạn cần đến sự đánh giá chủ quan, ví dụ như kinh nghiệm hay cảm xúc. Có thể việc đánh giá chủ quan cũng giúp bạn giải quyết được vấn đề, nhưng đừng lạm dụng tính chủ quan. Bởi đánh giá chủ quan đôi lúc dẫn đến phán quyết hoặc quyết định sai lầm. Sử dụng logic trước, sau đó dùng đánh giá chủ quan để có cảm giác xem mình đã làm đúng chưa.

Làm việc tiếp sức

Nếu chưa cần đưa ra quyết định ngay tức khắc và nếu có thời gian đưa ra các giải pháp khác, hãy bình tĩnh chờ đợi, vì có lúc không làm gì cả lại là biện pháp tốt nhất, có thể vấn đề tự biến mất, hoặc hoàn cảnh thay đổi đã giải quyết vấn đề.

Chuyển giao cho ai đó nếu người khác có thể làm tốt hơn, hoặc nếu ngay từ đầu, đây không phải là việc của bạn, hoặc khả năng (tiền bạc, thời gian, v.v.) của bạn không cho phép.

Tầm nhìn, cơ hội và các lựa chọn

Tìm cơ hội và các lựa chọn mới trong tương lai. Nếu có nhiều lựa chọn thì bạn có thể đưa ra quyết định tốt hơn. Nếu không có lựa chọn thay thế, thì quyết định sẽ rất ép

buộc và không thỏa mãn. Bằng cách tìm cơ hội và tạo dựng nhiều lựa chọn, quyết định sau cùng bạn đưa ra sẽ có chất lượng hơn rất nhiều.

Những khó khăn có thể gặp phải

Tính không quyết đoán: Là khi bạn không dám quyết định vì sợ rủi ro hay thất bại. Trì trệ: Là khi không dám đối mặt với vấn đề, mà chỉ giải quyết những vấn đề không

đâu.

Cường điệu trong cảm xúc, hành động: Là khi bạn để cho tình hình chi phối bản thân

hay để cho cảm xúc chi phối mọi viêc.

Do dự: Không có lập trường rõ ràng, không nhiệt thành với quyết định hay sự lựa

chọn của mình.

Làm việc nửa vời: Lẫn lộn lung tung trong công việc. Đưa ra các quyết định không

hiệu quả, chỉ để tránh tranh cãi mà cũng không giải quyết được vấn đề gì. 9. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ ĐƯA RA CÁC QUYẾT ĐỊNH

Giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định là công việc làm hàng ngày.

Chúng ta giải quyết vấn đề, đưa ra các quyết định hàng ngày, ở nhà, cơ quan, kể cả khi đi chơi hay đi chợ.

Có đôi lúc, chúng ta gặp phải những vấn đề vô cùng khó khăn, đòi hỏi nhiều suy nghĩ, cảm xúc hay nghiên cứu. Những bước trong mục này là để giúp bạn học được cách

đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Tính linh hoạt:

Trông thì có vẻ như những bước sau đây khá chậm chạp từ bước này sang bước nọ, nhưng thực ra không phải như vậy. Những bước hướng dẫn chỉ đơn giản là tạo ra một khuôn mẫu cho các tình huống giải quyết vấn đề. Có thể các bước này trùng nhau đôi chỗ, và bạn hoàn toàn có thể quay lại những bước trước và làm lại cho tới khi có giải pháp tốt nhất.

Các ví dụ về tính linh hoạt:

• Ở bước nào cũng có công đoạn thu thập thông tin, từ lúc mới nhận định vấn đề hay là khi đưa giải pháp vào ứng dụng.

• Những thông tin mới luôn đòi hỏi phải nhận định vấn đề mới.

• Một số lựa chọn thay thế không được, lúc đó, bạn lại phải tìm cái khác để thay thế.

• Một số bước có thể được kếp hợp hoặc rút ngắn.

Một phần của tài liệu dám thay đổi chính mình (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w