Chương 15 GIẤC MƠ DU HỌC
BƯỚC 5: VIẾT NHÁP
Bản viết nháp là “một bước tiếp theo trong khâu viết luận”. Nhớ rằng bạn đã có thông
tin phù hợp và hiểu chủ đề khi bạn đang ở gần hay cuối giai đoạn tìm kiếm dữ liệu và đã hoàn thành viết bài tập trong giai đoạn chuẩn bị ở trên.
Bạn cần:
Thời gian thích hợp để tập trung cao độ.
Sắp xếp lại góc học tập: Loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng như bài vở khác ở trường
hay yêu cầu của bạn bè. Khi đó bạn có thể tập trung bắt tay ngay vào công việc đó.
Chuẩn bị và tìm kiếm thông tin: Dữ liệu trước đây hay cập nhật và các quan điểm cần
thiết.
Đối tượng đọc bài viết: Bạn viết cho ai đọc: giáo sư, bạn bè hay nhà chuyên môn, v.v.
Viết nháp các bài tập và chú trọng đến các ý tưởng bạn đã tìm kiếm.
Đánh giá tổng thể. Đừng “quá chăm chú” vào chi tiết, hãy chú trọng đến ý chính của
bài viết.
Bạn không cần:
Tiêu đề hay lời giới thiệu: Bạn sẽ tìm được sau khi mình viết nháp bài luận
Các tác phẩm tham khảo, các lời trích dẫn, v.v. Xem lại bản ghi chép và đừng đắm
mình vào dữ liệu. Bạn có thể bổ sung chi tiết sau; hiện bạn cần tập trung phát triển lập luận của mình.
Biên tập: Đừng sửa trong khi viết, hay sửa lỗi chính tả, phát âm, v.v. Chỉ tập trung
viết, viết mà thôi. Đây là bản nháp lần đầu do đó những gì bạn viết xuống sẽ được chỉnh sửa và bố cục lại sau.
Nghỉ giải lao sau khi bạn viết nháp xong! Hãy thư giãn.
Xem lại các ý chính, chủ điểm, chủ đề và các vấn đề nêu ra trong bản nháp. Đọc bản
nháp to lên. Lắng nghe các mẫu câu hay và/hoặc quan trọng nhất. Tóm tắt lại bản nháp.
Đánh giá các ý, chủ điểm, chủ đề, các vấn đề nêu ra xem có cần đánh số thứ tự hay
giải pháp nào tốt nhất. Hãy giữ lại danh mục này trong trường hợp lựa chọn tiếp theo không hiệu quả.
Trật tự là điều cần ưu tiên khi vạch ra sườn bài chính ở trên.
Viết nháp
Đoạn văn đầu tiên
• Giới thiệu chủ đề lôi kéo độc giả (cần nhớ đến người sẽ đọc bài viết của bạn. • Tạo ra viễn cảnh và / hay quan điểm.
• Tập trung vào phát triển ba điểm chính. Chuyển đoạn
• Cần xác định vị trí của các câu chủ đề trong đoạn văn.
• Các câu, mệnh đề chuyển ý hay các từ đầu đoạn văn liên kết ý này với ý kia. Tránh dùng một hay hai đoạn văn sẽ khiến bạn không phát triển được quan điểm chính.
• Liên tục chứng minh quan điểm của mình trong suốt bài luận. • Đừng thả nổi hay rời xa điểm chính trong bài luận.
• Đừng vội tóm lược trong các đoạn văn đang phát triển ý chính – hãy làm việc đó trong đoạn kết luận.
• Luôn giữ thể chủ động. Ví dụ, “Uỷ ban Khoa học quyết định ....” chứ không phải “Vấn đề này được quyết định bởi ...”
• Tránh sử dụng động từ “to be” để trình bày rõ ràng, chức năng và hiệu quả. Bạn sẽ tránh được thể bị động.
• Các chi tiết bổ sung được hỗ trợ bằng trích dẫn, dữ liệu, v.v. • Giới thiệu, giải thích, nêu các trích đoạn phù hợp.
• Cần hạn chế sử dụng đóng ngoặc đơn các trích dẫn vì chúng có thể phá vỡ mạch văn lập luận cảu bạn.
Kết luận
• Đọc đoạn văn đầu tiên, đoạn phát triển và đoạn tiếp theo. • Tóm tắt, sau đó kết luận quan điểm của bạn.
• Đề cập lại (một lần) đoạn đầu tiên hay đoạn tiếp theo. • Viết các đoạn kết để nêu lại quan điểm chính.
• Phản ánh tiến trình và tầm quan trọng của lập luận. • Kết luận logic sự phát triển của chủ đề.
• Biên tập/viết lại đoạn đầu tiên để tạo ra sự tương ứng giữa phát triển và kết luận.
Nghỉ một hay hai ngày! BƯỚC 6: CHỈNH SỬA
• Trước khi chỉnh sửa/biên tập, cần nghỉ ngơi để có một cái nhìn mới. Điều đó sẽ giúp bạn đánh giá thông điệp bạn đã đưa ra có hiệu quả thế nào.
• Thử chỉnh sửa: Thử đánh giá theo một mục tiêu cụ thể, ví dụ tập trung vào từ vựng và mẫu câu.
Các chiến lược đánh giá:
• Đọc to bài viết. Đọc chậm. Nghe để “cảm nhận.”
• Dùng một tờ giấy trắng che bài viết và đọc và phân tích từng dòng.
• Bài luận có lưu loát không? Khi diễn đạt điều gì có quá dài hay quá ngắn? • Luôn nhớ đến người đọc: Họ có hiẻu về điều bạn viết hay không. Họ có tin vào thông tin bạn cung cấp theo trình tự mà bạn đưa ra?
Tiêu đề
• Tiêu đề có lột tả và phản ánh được mục tiêu của bài viết không? • Các mục đề và tiêu đề nhỏ có ngắn gọn và chính xác không. Đoạn giới thiệu/lời giới thiệu
• Khởi đầu tốt! Thu hút ngay từ đầu hay bạn làm người đọc không chú ý. • Lời giới thiệu cần trình bày theo mục đích mời gọi.
• Câu đầu tiên của bạn có hấp dẫn và mời gọi hay không.
• Đoạn đầu tiên có mô tả được sự phát triển của bài luận không. Nó có giới thiệu rõ ràng chủ đề, dự án hay ý tưởng phát triển không?
Các đoạn bổ trợ
• Mỗi đoạn đều tạo dựng cách lập luận hay ý chính không. Bạn có theo bản phác thảo hay dàn ý?
• Mỗi đoạn có theo trật tự logic hay hiệu quả? • Các chuỗi tư duy hay các “nhân vật” có rõ ràng? • Các câu chuyển giữa các đoạn có hợp lý?
• Những mối quan hệ giữa các đoạn có rõ?
• Có đoạn, có câu nào cần lược bỏ vì không cần thiết hoặc gộp vào các đoạn, câu khác cho hợp lý hơn?
• Có chi tiết nào không phù hợp hay lạc đề trong văn cảnh đó? Kết luận
• Kết luận có tóm lược và làm rõ tầm quan trọng của thông điệp và giải quyết luận đề đã nêu ra?
• Kết luận có để lại suy nghĩ cho người đọc? • Có bổ trợ cho bài viết?
Các điểm cần tập trung
Có thể có vấn đề hóc búa khi bạn muốn bài viết của mình hiệu quả hơn. Sau đây là một số điểm cần tập trung:
Các câu và cụm từ
• Câu văn rõ ràng và logic, thậm chí cần ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. • Câu văn cần trôi chảy, trừ những điểm bạn muốn nhấn mạnh.
• Giọng văn có ổn định trong suốt đoạn đoạn văn?
• Các ý bổ trợ có phù hợp? Luôn để ý đến các mệnh đề bổ trợ. • Tránh các câu chưa hoàn chỉnh về ngữ pháp.
Những từ như ở trong, cùng, ngoài, bên cạnh là giới từ và tạo ra trong các cụm từ như: ở nơi đó... lấy làm tự hào... bên ngoài sân... bên cạnh đường... ở nơi gọi là
nhà... trong đoạn văn...
Cần tránh dùng quá nhiều giới từ trong một câu và chắc chắn giới từ bạn sử dụng đúng, gần chủ ngữ/tân ngữ hay động từ. Đừng để chúng lang thang trong câu không gắn với phần nào.
Cố sử dụng đúng các cụm từ song song: Chú ý các liên từ (và, hay, không những…
mà còn, hoặc… hoặc, không…. không,… cả… lẫn).
Từ vựng
• Trong mỗi bài viết bạn cần có vốn từ phong phú.
• Bên cạnh viết bài, cần liệt kê các từ chủ chốt và sau đó quay lại bài viết. • Có từ nào không hợp nghĩa hoặc văn cảnh không?
• Có từ nào thể hiện giọng văn không? Nếu có, bạn đã sử dụng nhấn mạnh hiệu quả chưa? Đặt các từ quan trọng sao cho hiệu quả hơn (đầu hay cuối câu/đoạn văn). • Phát triển và dùng văn khẳng định, từ mô tả, tránh sử dụng quá nhiều các đại từ (it, they, we, their, etc.);
• Để ý những từ quan trọng: Tiên lượng trước phản ứng của người đọc. Dùng các từ biểu cảm tạo hiệu quả cho bài viết. Từ nào cần thêm tiền tố hay hậu tố làm rõ nghĩa hay nhấn mạnh không?
• Từ nào cần lược giản, làm rõ nghĩa và nhấn mạnh không?
• Bạn có sử dụng quá nhiều lần một từ không? Có từ đồng nghĩa nào hay hơn không?
• Có các cụm từ thông dụng là cách biểu đạt thông thường để bắt chước cách nói quen thuộc. Ứng dụng cụm này có thể không rõ và không tạo hiệu quả trong bài viết vì nó quá quen thuộc.
Danh từ
• Tránh sử dụng một chuỗi danh từ làm tính từ: Chuỗi danh từ làm tính từ không rõ nghĩa – Chuỗi danh từ, giảm bớt giới từ dài.
• Tránh sử dụng danh từ và động từ không rõ nghĩa. Tính từ
Là các từ mô tả/sống động được dùng diễn tả nhân vật và/hay sự kiện.Các tính từ giúp đoạn văn trôi chảy hay làm người đọc bị ngắt đoạn. Nếu bị ngắt đoạn có hợp lý
và/hoặc hiệu quả không. Động từ
Các động từ hành động/tích cực là chính xác và mô tả.
Cô ấy đã nói cô được thăng chức hay cô ấy đã thì thầm, nhấn mạnh hay tự tin nói điều đó?
Chúng tôi điều tra vụ tai nạn mạnh hơn câu chúng tôi tổ chức một vụ điều tra về vụ tai nạn.
Có nhiều lý do giải thích cho thành công của chúng tôi mạnh hơn câu Có nhiều lý do
Đứa bé đóng sầm cánh cửa mạnh hơn câu Cánh cửa bị đóng sầm bởi cậu bé! Tránh
dùng động từ “to be” (vì câu thứ hai là câu bị động). BƯỚC 7: ĐỌC LẠI
Cần tách biệt “khâu đọc lại” và khâu “viết” và “chỉnh sửa”. Viết và chỉnh sửa tập trung vào nội dung, thông điệp, văn phong; còn đọc lại tập trung vào “cơ học.” Phối hợp với người khác
• Đọc hai lần để soát lỗi bài viết của mình không bằng nhờ người khác đọc.
• Cần người thứ hai góp ý! Với cách nhìn của một người mới không chỉ giúp bạn tìm ra lỗi mà còn có gợi ý nâng cao.
• Những nhà biên tập chuyên nghiệp đọc tới 10 lần. Các nhà xuất bản thuê một đội chuyên đọc soát theo cặp và đọc to mà đôi khi vẫn còn có lỗi.
Luôn có cảm giác hoài nghi • Không có gì luôn đúng.
• Nếu biết bạn có thể lặp lại một số lỗi nhất định, theo thói quen, bạn cần kiểm tra lỗi đó hai lần.
• Hầu hết các lỗi trong khi viết là do vô thức. Đây là những lỗi do vô thức và lỗi thường xuyên mắc
• Sai lỗi chính tả: một từ như “accommodate” có thể nên kiểm tra chính tả trong máy tính.
• Lỗi bàn phím: “form” cho từ “from”. Lỗi bàn phím thường xảy ra và thường lặp lại.
• Lỗi sử dụng từ “which” for “that”. Máy tính có thể chỉ ra vấn đề nhưng lại để cho bạn tự quyết định và chọn lựa.
• Vô ý: Bộ não làm việc nhanh hơn bút hay bàn phím. Đọc to từng từ
• Hãy tận dụng hai giác quan: Nghe và nhìn. Thường có thể nghe được lỗi như từ bị lặp lại hay bị bỏ sót mà bạn lại không nhìn được.
• Đọc chậm từ trên xuống. Đọc những gì thực sự được viết ra trên giấy chứ không phải những gì bạn đang nghĩ là có trên giấy. Điều này rất khó, nhất là khi bạn chính là người đã viết ra những gì bạn đang đọc.
• Tại sao phải đọc chậm từ trên xuống? Khi bạn đọc bình thường, bạn thường nhìn thấy mặt chữ – có lẽ là từ đầu và vài chữ cuối. Mắt bạn sẽ “định vị” vào 3 hay 4 từ mỗi dòng hay ít hơn. Bạn sẽ tập trung vào những từ ở giữa những điểm đó và không chính xác khi bạn đọc từ một điểm. Người đọc thông thường có thể đọc được 6 chữ trong một lần ấn định. Điều này có nghĩa là bạn phải ấn định mắt vào hầu hết các từ bạn đã viết ra và từ dài cần đọc hai lần để đảm bảo chính xác. Bạn phải nhìn vào từ đó chứ không đọc lướt.
Phong cách diễn đạt trong bài viết.