- Hội đồng quản trị (HĐQT): Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Vietcombank, thực hiện quản lý theo quy định của luật các tổ chức tín dụng, các
B. Các nhân tố rủi ro chung: rủi ro con người – rủi ro kiểm soát
2.3.2.1. Những điểm mạnh trong chất lượng kiểm soát nộ bộ tại Vietcombank
Nhờ thắt chặt quy trình kiểm soát nội bộ, trong thời gian qua, Vietcombank đã đạt được một số thành tích đáng kể trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát của mình. Với sự nỗ lực của các hoạt động kiểm soát do phòng Kiểm tra nội bộ thực hiện kết hợp với các mặt nghiệp vụ của khâu kiểm soát trước, công tác kiểm soát nội bộ của Vietcombank đã góp phần quan trọng vào việc ngăn ngừa các sai phạm xảy ra trên các lĩnh vực kế toán, quản lý tài chính, đảm bảo cho việc hạch toán kế toán, các hoạt động kinh doanh được thực hiện kịp thời, chính xác, đúng với các quy định của bản thân ngân hàng cũng như của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hệ thống các quy trình, quy chế, quy định được chú trọng hoàn thiện và ban hành tương đối kịp thời, là tiêu chuẩn để kiểm soát viên đối chiếu với việc thực hiện thực tế của các bộ phận tác nghiệp cũng như của các cấp quản lý như: quy trình chuyển tiền trong nước, Quy trình chuyển tiền nước ngoài, Quy trình bảo lãnh, Quy trình tín dụng đối với tổ
chức, Quy chế tiết kiệm, Quy trình thu chi, vận chuyển tiền mặt, ấn chỉ quan trọng và giấy tờ có giá; Quy định về phân cấp uỷ quyền trong việc cấp tín dụng, chuyển tiền, bổ nhiệm cán bộ,..
(a) Ngân hàng đã xây dựng được quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ thống nhất áp dụng cho toàn ngân hàng
Dựa trên quy chế mẫu về kiểm tra, kiểm toán nội bộ do ngân hàng Nhà nước đã ban hành theo quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01.08.2006, NH Ngoại thương Việt Nam đã ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quyết định số 05/QĐ-NHNT.HĐQT ngày 13.02.2007 tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại ngân hàng. Quy chế này đang trong quá trình bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với quá trình chuyển đổi của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành NHTMCP nhưng đây là quy trình mang tính nghiệp vụ cao đầu tiên về kiểm tra nội bộ của ngân hàng. Theo kinh nghiệm của các ngân hàng lớn trên thế giới, các ngân hàng đều xây dựng cho riêng mình Điều lệ kiểm tra, kiểm soát nội bộ dựa trên khung Điều lệ kiểm tra, kiểm soát nội bộ do ngân hàng Trung ương nước đó ban hành. Do đó, việc hoàn thiện quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Vietcombank là việc cần thiết để hoàn chỉnh hệ thống các văn bản, quy định riêng của ngân hàng.
(b) Về quy trình kiểm soát tín dụng
Các dự án tín dụng đều được đánh giá và phân tích cẩn thận. Dựa trên các kết quả phân tích, ngân hàng đã đưa ra các hạn mức tín dụng phù hợp đối với từng dự án cũng như từng khách hàng cụ thể. Quy trình cho vay từ việc tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn khách hàng đến việc tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, giải quyết cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, thu nợ và gia hạn nợ đều được kiểm soát một cách chặt chẽ và đúng quy định.
(c)Về công tác kiểm soát kế toán giao dịch
Các khoản thanh toán thực hiện đúng quy định của ngân hàng, phải được kiểm tra chéo và phê duyệt đầy đủ.
Để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, hoạt động kiểm soát đã kết hợp chặt chẽ với phòng kế toán thực hiện một số biện pháp thúc đẩy công tác phục vụ
khách hàng, xử lý nhanh chóng, chính xác các nghiệp vụ phát sinh, tạo ra một phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình hướng dẫn khách hàng và được khách hàng tín nhiệm.
Mọi nghiệp vụ phát sinh trong thời gian qua đều được nhân viên kiểm soát thực hiện kiểm tra sát sao, đảm bảo các chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
(d)Về công tác kiểm soát hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Tất cả các giao dịch ngoại tệ đều nằm trong phạm vi cho phép của bản thân ngân hàng và ngân hàng Nhà nước Việt nam. Tỷ giá giao dịch VNĐ/USD luôn nằm trong mức cho phép của ngân hàng Nhà nước. Các xác nhận mua bán ngoại tệ luôn đảm bảo nguyên tắc kiểm tra chéo.
Sự thay đổi của người được uỷ quyền ký kết các hợp đồng giao dịch của khách hàng được cập nhật thường xuyên và được kiểm tra kỹ trước khi thực hiện hợp đồng. Hạn chế tối thiểu các trường hợp thực hiện sai hướng dẫn trong hợp đồng đối với các giao dịch.
(e)Về công tác kiểm soát hoạt động ngân quỹ
Kiểm soát hoạt động ngân quỹ luôn chú trọng thực hiện theo phương pháp kiểm tra đột xuất nhưng vẫn là hoạt động thường xuyên, liên tục. Hoạt động ngân quỹ là hoạt động có nhiều rủi ro, nhất là về đạo đức cán bộ. Do đó, kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân quỹ đã góp phần nâng cao trách nhiệm cán bộ cũng như việc tuân thủ đúng quy trình ra vào kho, nhập xuất ấn chỉ, giấy tờ có giá, việc đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông đúng chế độ, không cấu kết với khách hàng để đưa tiền giả trở lại lưu thông,…đồng thời khuyến khích cán bộ làm công tác ngân quỹ tự bảo vệ, kiểm tra chéo lẫn nhau.