Bổ sung và nâng cao chất lƣợng của nhân viên kiểm soát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát (Trang 95)

- Hội đồng quản trị (HĐQT): Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Vietcombank, thực hiện quản lý theo quy định của luật các tổ chức tín dụng, các

B. Các nhân tố rủi ro chung: rủi ro con người – rủi ro kiểm soát

3.2.6. Bổ sung và nâng cao chất lƣợng của nhân viên kiểm soát

Mặc dù quy mô của các hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển nên khối lượng công việc của phòng Kiểm soát nội bộ ngày càng lớn, tuy nhiên số lượng nhân viên của phòng Kiểm soát nội bộ chưa được tăng lên tương xứng. Do đó, nhu cầu tuyển thêm nhân viên là nhu cầu thiết thực. Số lượng nhân viên tăng lên sẽ giảm tải bớt khối lượng công việc cho các nhân viên hiện thời, hạn chế các sai sót xảy ra khi khối lượng công việc quá lớn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuôc tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì để đảm bảo nguyên tắc kiểm soát thường trực và liên tục, mỗi ngân hàng phải có bộ phận kiểm soát nội bộ thường trực phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động. Và tỷ lệ nhân viên kiểm soát so với nhân viên tác nghiệp trên các mảng nghiệp vụ cụ thể được đưa ra con số hợp lý là 1/80. Nếu tính theo tỷ lệ này thì số cán bộ làm

công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ so với số nhân viên Vietcombank là 1/46, có nghĩa là số cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ đã nhiều hơn mức cần thiết. Điều này là do, tại mỗi chi nhánh (65 chi nhánh và Sở giao dịch) đều có Phòng hoặc Tổ kiểm tra nội bộ với cơ cấu cán bộ ít nhất là 2 nhân viên, trong khi các chi nhánh hầu hết có số lượng nhân viên dưới 100 người. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm tra nội bộ tại các chi nhánh còn thấp do cán bộ chưa được đào tạo chuyên sâu, hầu hết được luân chuyển từ các phòng ban khác sang và sự luân chuyển tương đối liên tục, không đảm bảo tính khách quan trong hoạt động kiểm soát.

Ban lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo nhân sự và trang thiết bị của bộ máy kiểm soát nội bộ, cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng được tính chất và quy mô công việc. Tổ chức về nhân sự kiểm soát nội bộ trước hết phải định hướng theo hoạt động của tổ chức: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, cơ cấu rủi ro của tổ chức tín dụng và các quy định về thanh tra, giám sát. Thông qua các biện pháp thích hợp, cần đảm bảo rằng những người làm công tác kiểm soát nội bộ luôn có một trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với bước phát triển mới nhất trong quy trình hoạt động và kinh doanh được kiểm toán. Họ phải thấu hiểu về cơ cấu rủi ro, phải có kiến thức cập nhật về kiểm soát và hiểu biết đầy đủ về các lĩnh vực được kiểm soát để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm soát của mình.

Có 4 lĩnh vực cần phải được “nâng cao chuyên môn thường xuyên”, đó là: Kiến thức về hoạt động ngân hàng và kiến thức chung, gồm: kiến thức cơ bản về kinh tế học và quản trị kinh doanh, luật pháp và thống kê, tính toán chi phí, công nghệ thông tin, tiếng Anh,…; Phương pháp kiểm toán: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp thuyết trình,…; Trao đổi thông tin và được công chứng. Vấn đề quan trọng là đào tạo và đào tạo lại các kiểm soát viên. Có nghĩa là các kiểm soát viên phải được tham gia vào các khoá đào tạo nghiệp vụ mới trong ngân hàng để không bị lạc hậu so với nhân viên nghiệp vụ đồng thời phải cập nhật các thông tin về pháp luật, các văn bản mới của ngành. Đào tạo ở đây là đào tạo chuyên sâu về kiểm soát và kiểm toán. Hầu hết các kiểm soát viên nội bộ hiện nay đều xuất phát từ phòng ban nghiệp vụ đã có bề dày kinh nghiệm chuyển sang. Do vậy mà hiện nay các kỹ thuật kiểm soát, phương pháp cũng như nội dung kiểm soát nội bộ tại

Vietcombank dường như chỉ là kinh nghiệm và tham khảo. Bởi thế, trước mắt có thể đào tạo họ những kiến thức cơ bản về các loại hình, nội dung kiểm soát, kiểm toán. Thời gian đào tạo tối thiểu hợp lý là 40 giờ trong một năm.

Tổ chức cho các kiểm soát viên của Vietcombank đến các chi nhánh trong hệ thống cũng như các chi nhánh ngân hàng khác hệ thống để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm là một biện pháp tốt để nâng cao chất lượng và kinh nghiệm cho nhân viên. Ngoài ra, phòng kiểm soát nội bộ cần tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm tại chỗ giữa các nhân viên trong phòng cũng như với các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm soát nội bộ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)