Mạng lƣới và thị phần

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát (Trang 42 - 43)

- Hội đồng quản trị (HĐQT): Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Vietcombank, thực hiện quản lý theo quy định của luật các tổ chức tín dụng, các

2.2.2. Mạng lƣới và thị phần

Trải qua 46 năm thành lập và đi vào hoạt động, Vietcombank đã phát triển lớn mạnh cả về quy mô, phạm vi hoạt động lẫn quy mô thị phần.

*Về mạng lưới hoạt động: tính đến nay Vietcombank đã có tổng cộng 01 hội sở chính, 01 sở giao dịch, 60 chi nhánh trên khắp cả nước, 1 văn phòng đại diện, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết, trên 200 phòng giao dịch và mạng lưới máy ATM nhiều nhất cả nước (1.244 máy tính tới thời điểm 31/12/08).

Ngoài ra Vietcombank còn tham gia góp vốn liên doanh, mua cổ phần tại 30 công ty và các tổ chức kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau (tài chính, bảo hiểm, bất động sản,…) với tổng số vốn góp 3.151,8tỷ đồng (số liệu tới 31/12/08). Vietcombank là ngân hàng Việt Nam có hệ thống mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất, với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Vietcombank còn tham gia vào các hiệp hội ngành nghề có tên tuổi trên thế giới như hiệp hội ngân hàng châu Á, câu lạc bộ các ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương và là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp Hội ngân hàng Việt Nam. [Nguồn: báo cáo thường niên Vietcombank 2008, 14]

* Về mạng lưới khách hàng: Vietcombank đã xây dựng hệ thống mạng lưới khách hàng tại hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc. Khách hàng của Vietcombank đa dạng từ các tổng công ty lớn của các ngành chủ chốt của nền kinh tế, đến các doan nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân nhỏ lẻ. Tuy nhiên, do đặc thù lịch sử để lại nên hiện tại trong cơ cấu khách hàng thì nhóm khách hàng bán buôn tức là các khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh số tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Định hướng chiến lược trong thời gian tới của Vietcombank bên cạnh việc khai thác lợi thế của mảng bán buôn sẽ tập trung khai thác mảng thị trường bán lẻ để mở rộng hơn nữa thị phần và xâm nhập sâu rộng hơn nữa tại Việt Nam thông qua việc không ngừng đa dạng và mở rộng các

loại hình sản phẩm dịch vụ tiện ích tới mọi đối tượng khách hàng. Tuy nhiên hiện tại các kết quả đạt được trong việc triển khai các hoạt động ngân hàng bán lẻ vẫn khá khiêm tốn, cơ cấu khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng thấp.

* Về thị phần và khả năng cạnh tranh

Sau khi thực hiện cổ phần hoá, vốn điều lệ đăng ký của Vietcombank là 12.100,86 tỷ đồng, là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất (sau đó là ngân hàng NN và PT Nông thôn 11.078 tỷ đồng, NH Đầu tư 8.755 tỷ đồng, NH Công thương 7.730tỷ đồng). Xét về quy mô vốn (tổng tài sản) Vietcombank đứng thứ 3 (sau NH Nông nghiệp và PTNT và NH Đầu tư phát triển VN).

- Thị phần của Vietcombank: trong nhiều năm liền Vietcombank luôn nắm giữ vai trò chủ đạo và thị phần lớn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng tại Việt Nam, và đạt được nhiều giải thưởng bình chọn ngân hàng xuất sắc của các tổ chức trên thế giới.

Bảng 2.3: Thị phần của Vietcombank trong hệ thống các NHTM theo một số chỉ tiêu chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)