Hoàn thiện hệ thống phƣơng pháp kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát (Trang 88 - 90)

- Hội đồng quản trị (HĐQT): Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Vietcombank, thực hiện quản lý theo quy định của luật các tổ chức tín dụng, các

B. Các nhân tố rủi ro chung: rủi ro con người – rủi ro kiểm soát

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống phƣơng pháp kiểm soát nội bộ

Nền tảng cốt lõi của quy trình kiểm soát là hệ thống phương pháp kiểm soát, Vietcombank cần xây dựng một hệ thống phương pháp kiểm soát mang tính hướng dẫn cho từng nội dung hoạt động, từng mảng nghiệp vụ của kiểm soát nội bộ.

Các thủ tục kiểm soát sẽ thiết kế như sau:

(a) Thử nghiệm kiểm soát

Đây là yếu tố đầu tiên khi tiến hành kiểm soát. Có thể xây dựng sẵn một bảng câu hỏi về các chốt kiểm soát trong ngân hàng để xác định chốt kiểm soát này có hay không và hiệu quả của công cụ kiểm soát hiện có đối với loại nghiệp vụ này.

Bảng câu hỏi này được xây dựng dựa trên chính các quy trình nghiệp vụ đã được ban hành. Tính hiện hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ nên kiểm tra lại khi quy trình nghiệp vụ ban hành mới hoặc có sửa đổi còn tính hiệu lực cần được kiểm tra hàng năm.

Ví dụ: Trong quy trình về giao dịch tiền mặt quy định: “ Khi khách hàng rút tiền, yêu cầu phải có đủ chữ ký khách hàng, kế toán giao dịch, chữ ký phê duyệt của kiểm soát thì thủ quỹ mới tiến hành chi tiền cho khách hàng”. Như vậy, có tính hiện hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong chốt kiểm soát này. Tuy nhiên, để xác định tính hiệu quả thì kiểm soát viên phải sử dụng một số các biện pháp kỹ thuật khác như: xác minh, kiểm tra chọn mẫu, quan sát,…

(b) Thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích cần thực hiện trước khi tiến hành lập kế hoạch kiểm soát. Đồng thời trong quá trình kiểm soát cũng sử dụng các phương pháp này. Một số bước phân tích so sánh các thông tin tài chính, các tỷ lệ, hiện tượng để phát hiện và nghiên cứu về các trường hợp bất thường:

- Phân tích mức độ sai phạm thông qua báo cáo giám sát từ xa hàng tháng. - Phân tích các chỉ tiêu tài chính.

- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch theo các chỉ tiêu.

Điển hình của phương pháp phân tích là phương pháp CAMELS để đánh giá hoạt động của ngân hàng. Nội dung của phương pháp này là so sánh các chỉ số tài chính từ báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng với các chỉ số quy định trong quy

chế, chế độ mà Thống đốc NHNN ban hành. Mục đích của phương pháp này là phân tích tài chính nhằm phát hiện ra các hiện tượng bất lợi cho TCTD, trên cơ sở đó khuyến nghị Ban lãnh đạo có biện pháp khắc phục. Đồng thời phương pháp này cho phép xác lập các chỉ tiêu làm rõ các hiện tượng lệch pha giữa vốn đầu vào đầu ra như: Sử dụng vốn không hiệu quả, không đảm bảo khả năng thanh toán; tỷ lệ lợi nhuận quá thấp so với mặt bằng lãi suất thi trường; chi phí cho 1 đồng vốn quá cao so với mặt bằng chung,…

Các thủ tục phân tích đưa ra chỉ mang tính hướng dẫn, các thủ tục phân tích chi tiết có thể do yếu tố kinh nghiệm của kiểm soát viên mang lại.

(c) Thủ tục kiểm tra chi tiết

Phương pháp kỹ thuật sử dụng: - Phương pháp kiểm tra đối chiếu. - Phương pháp xác minh.

- Phương pháp quan sát thực nghiệm. - Phương pháp phỏng vấn.

-Tính toán lại

Mỗi phương pháp kỹ thuật giúp cho kiểm soát viên thu thập những bằng chứng kiểm toán khác nhau với mức độ tin cậy khác nhau. Do đó, trong trường hợp cụ thể, kiểm soát viên phải biết lựa chọn các phương pháp thích hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)