THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI VIETCOMBANK

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát (Trang 34)

VIETCOMBANK

2.1 KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH TỔ CỦA VIETCOMBANK 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1963 theo quyết định số 115/CP do Hội đồng chính phủ ban hành ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục Quản lý ngoại hối trực thuộc ngân hàng Nhà nước. Sau khi được thành lập ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại với các nhiệm vụ được giao bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu (và các dịch vụ vận tải, du lịch…), kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ tiền gửi tại các ngân hàng nước ngoài, thanh toán quốc tế, thay mặt chính phủ thực hiện các quan hệ thanh toán vay nợ, viện trợ giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa cũ. Bên cạnh đó ngân hàng Ngoại thương còn thực hiện chức năng quản lý quỹ ngoại hối quản lý và điều hành tác nghiệp quỹ ngoại tệ của nhà nước, tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị và văn hoá với nước ngoài. Ngân hàng Ngoại thương có vốn pháp định được ngân hàng nhà nước giao là 5 triệu đồng. Bộ máy tổ chức ban đầu là toàn bộ khung bộ máy của cục ngoại hối thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển sang, trong suốt thời gian dài đến năm 1989 ngân hàng Ngoại thương hoạt động dưới hình thức kiêm nhiệm 2 trong một, và chỉ là một pháp nhân tồn tại với bộ máy ở trung ương chưa có hệ thống tổ chức gồm các chi nhánh trong và ngoài nước.

Ngày 23/01/1990 đề án đổi mới hoạt động ngân hàng cùng với đó là sự ra đời của hai pháp lệnh ngân hàng đã đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng trong hệ thống ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng, cùng với hệ thống ngân hàng 2 cấp được xác lập, Vietcombank chính thức trở thành một NHTM thuần tuý chỉ thực hiện chức năng kinh doanh không còn chức năng quản lý, và là ngân hàng

quốc doanh 100% vốn ngân sách nhà nước cấp. Tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh thuần tuý của vietcombank trong giai đoạn này vẫn là trong lĩnh vực đối ngoại.

Sau đó để thực hiện chủ trương cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 90/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ ngân hàng Ngoại thương được chuyển sang hoạt động theo mô hình tổng công ty nhà nước (thực hiện theo quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của thủ tướng Chính phủ), đây là mốc đánh dấu ngân hàng Ngoại thương chuyển sang mô hình NHTM quốc doanh với lĩnh vực hoạt động đa dạng, mở rộng ra ngoài phạm vi tài trợ thương mại và ngoại hối truyền thống, bắt đầu phát triển xây dựng mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp.

Kể từ đó đến nay Vietcombank đã phát triển và lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với quy mô và phạm vi hoạt động được mở rộng khắp cả nước. Từ một ngân hàng hoạt động thuần túy trong lĩnh vực đối ngoại theo cơ chế chỉ định, kế hoạch của nhà nước, Vietcombank đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực hoạt động theo đúng tính chất của một ngân hàng đa năng bên cạnh việc duy trì thế mạnh về lĩnh vực thanh toán quốc tế và ngoại hối. Bên cạnh lĩnh vực tài chính ngân hàng, Vietcombank còn tham gia góp vốn, liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như bất động sản, chứng khoán, quỹ đầu tư, kinh doanh bảo hiểm,…

Thực hiện chủ trương đổi mới sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước, năm 2007 VCB đã thực hiện thành công cổ phần hoá theo chỉ đạo của thủ tướng chính phủ tại quyết định số230/2005/QĐ-Ttg ngày 21/9/2005 ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tiên thực hiện cổ phần hoá với 9400 nhà đầu tư tham gia, tổng số tiền thu được từ IPO là trên 10 ngàn tỷ đồng, sau cổ phần hoá tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại Vietcombank là 90,72% thông qua đại diện là SCIC, 9,28% vốn còn lại do các cán bộ nhân viên của VCB và các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nắm giữ. Đây cũng là mốc thời gian đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cơ cấu tổ chức và định hướng phát triển của Vietcombank.

Ngày 02/6/2008 ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103024468 do sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Ngày 30/6/2009 cổ phiếu của Vietcombank chính thức được giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán Hồ chí Minh.

2.1.2 Mô hình và cơ cấu bộ máy tổ chức * Mô hình hoạt động * Mô hình hoạt động

Sau khi chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức ngân hàng TMCP, cơ cấu tổ chức hoạt động của VCB đang được xây dựng theo mô hình công ty mẹ công ty con theo đó ngân hàng thương mại giữ vai trò là mảng hoạt động kinh doanh chủ yếu đóng vai trò như công ty mẹ (xem mô hình 01 dưới đây).

Theo mô hình tổ chức công ty mẹ/ công ty con của Vietcombank thì Vietcombank đóng vai trò là công ty mẹ ( holding company) có vai trò hoạch định chiến lược phát triển, đây là hạt nhân của tập đoàn để liên kết và khống chế các công ty xung quanh bằng mối quan hệ nắm giữ cổ phần, cho vay vốn và sắp xếp nhân sự. Các công ty con là những pháp nhân độc lập, hoạt động tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Ngân hàng mẹ sở hữu toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định vốn cổ phầncủa các công ty con, ngân hàng mẹ còn sử dụng vốn của minh để đầu tư góp vốn cổ phần liên kết để hình thành các công ty con hoặc công ty liên kết. Các công ty con trong tập đoàn hoạt động ở hai mảng tài chính và phi tài chính.

Sơ dồ 2.1: Mô hình công ty mẹ - công ty con của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam sau cổ phần hoá:

Hoạt động tài chính Hoạt động phi tài chính

Bảng 2.1: Các công ty con trực thuộc của VCB

STT Công ty con Lĩnh vực hoạt động Vốn điều lệ

1 Công ty TNHH chứng khoán NH

TMCP Ngoại thương Việt Nam Thị trường vốn 512,4 tỷ VND

2 Công ty cho thuê tài chính NHTMCP

Ngoại thương Việt Nam Tài chính-ngân hàng 300 tỷ VND

3 Công ty tài chính HongKong

Vinafico Tài chính 36,02 tỷ VND

4 Công ty TNHH Cao ốc VCB tower

198 Trần Quang Khải 70% 14.914.439USD

Nguồn: báo cáo thường niên Vietcombank 2008 [16, tr105]

CBNV /TPTV /TPTV Công ty mẹ Vietcombank Nhà nước 65-75% Đại chỳng ĐTCL nước ngoài 50% NH liên doanh LD VCB Tower 198 Công ty

cho thuê tài chính VCBL Cty chứng khoán VCBs Cỏc NH VCB nắm quyền chi phối Cty quản lý VCBF Cty TC HongKong vinafico 16%LD VCB Bonday Cty TC – TD tiờu dựng Cty quản lý quỹ ĐTPT HT Cty VCB Money Transfer LD VCB Bonday Ben Thanh Cty ĐT & KH Bất động sản Cty thẻ Cty quản lý tài sản Cty TCTD mua nhà cầm cố Tổng công ty đầu tư PTHT Cty ĐTXD kết cấu hạ tầng TT Đào tạo VCB LD BH Nhõn thọ BH phi nhõn thọ Tỏi bảo hiểm Viện nghiờn cứu HV VCB

Bảng 2.2: Các công ty VCB nắm quyền kiểm soát và chi phối

STT Công ty liên doanh Tỷ lệ góp vốn

của VCB Vốn điều lệ

1 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân

thok Vietcombank-Cardift 45% 600 tỷ VND

2 Công ty liên doanh TNHH VCB

Bonday - BenThanh 52% 17.600.000USD

3 Công ty liên doanh quản lý quỹ

đầu tư chứng khoán VCBF 51% 38 tỷ VND

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2008 [16, tr72] Đây là mô hình hoạt động theo mô thức quản trị quốc tế mà Vietcombank đang trong quá trình thiết lập nhằm hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng đa năng và là tập đoàn tài chính tầm cỡ quốc tế.Trong mô hình này, Vietcombank giữ vai trò là công ty mẹ, nắm giữ toàn bộ vốn, quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối của các công ty con trực thuộc, do vậy ưu điểm của mô hình này đó là khả năng mở rộng quy mô hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau tăng khả năng khai thác và chiếm lĩnh thị phần, gia tăng hiệu quả hoạt động từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là đòi hỏi phải Vietcombank phải trang bị nguồn lực tài chính đủ mạnh, năng lực quản lý cũng như kinh nghiệm kinh doanh cao đủ năng lực để xác định và kiểm soát rủi ro ở từng lĩnh vực tham gia, đồng thời phải luôn được tiếp cận với công nghệ hiện đại, phù hợp và cập nhật với thông lệ quốc tế.

* Sơ lược về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị điều hành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương hiện nay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)