KHÔNG CÓ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ VIỆC XÂY DỰNG
MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN HUYỆN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN HUYỆN KHÔNG CÓ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN KHÔNG CÓ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Vấn đề tổ chức lại bộ máy chính quyền địa phương các cấp đặc biệt là việc tổ chức hay không tổ chức Hội đồng nhân dân ở một số loại đơn vị hành chính đã được giới học giả quan tâm và được Đảng và Nhà nước ta đề cập nhiều ngay từ cuối những năm 90, gắn với việc nghiên cứu đổi mới hệ thống chính trị, ban hành Hiến pháp năm 1992 và sau đó là sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiên, qua hai lần ban hành Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (năm 1994 và năm 2003) hầu như chưa có sự thay đổi lớn nào về vấn đề này. Chỉ đến gần đây, do yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh cải cách hành chính, vấn đề mới được đặt ra và giải quyết có tính quyết liệt hơn: Báo cáo kiểm điểm nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2/2004) vạch rõ: "Một số
vấn đề về tổ chức của Hội đồng nhân dân vẫn chưa được làm rõ và chưa có định hướng đổi mới một cách căn bản, lâu dài, nhất là cấp huyện và mô hình tổ chức quản lý đô thị; chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân ở nhiều nơi chưa cao". Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
(năm 2006) sau khi nêu đánh giá "mô hình tổ chức chính quyền địa phương
nhất là tổ chức Hội đồng nhân dân, còn những điểm bất hợp lý" đã đề ra việc
phải "điều chỉnh cơ cấu chính quyền địa phương phù hợp với những thay đổi
chức năng, nhiệm vụ. Phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị để tổ chức bộ máy phù hợp" [21]. Gần đây nhất,
vấn đề đã được đặt ra một cách trực diện khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương Khóa X (năm 2007) đã chỉ rõ: đối với chính quyền