Hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan Tài nguyên

Một phần của tài liệu Đăng ký quyền sử dụng đất qua thực tiễn ở Thành phố Thanh Hóa (Trang 89)

nguyên và Môi trường theo Luật Đất đai 2013

3.2.2.1. Đối với Văn phòng Đăng ký đất đai

Theo hướng kiện toàn hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành một cấp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Văn phòng đăng ký đất đai được thành lập và hoạt độngtheo Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

a) Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu [13, Điều 5, Khoản 1].

So với chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trước đây thì Văn phòng đăng ký đất đai được mở rộng hơn. Nếu như trước đây các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập theo Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV, ngày 31/12/2004 trực thuộc phòng Tài nguyên và môi trường, là cơ quan chuyên trách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cấp huyện, thì nay được tách ra hợp nhất với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc sở Tài nguyên và môi trường để thành Văn phòng đăng ký đất đai. Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại

các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Văn phòng đăng ký đất đai được thành lập sẽ thống nhất cao về mặt chuyên môn và đảm bảo đúng quy định của pháp luật trong việc tiếp nhận giải quyết hồ sơ tại các chi nhánh quận huyện. Hồ sơ được kiểm tra chặt chẽ về tính pháp lý, cơ sở dữ liệu địa chính; giải quyết kịp thời nhiều vướng mắc về chuyên môn; quản lý tốt việc biến động đất, nhất là việc tách thửa đất không để xảy ra tình trạng chia cắt manh mún không đúng quy định gây khó khăn cho công tác quy hoạch chỉnh trang đô thị của thành phố, hạn chế nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện. Việc cập nhật các biến động, quản lý dữ liệu địa chính được đi vào nền nếp. Mặt khác, việc kiện toàn Văn phòng đăng ký một cấp sẽ bảo đảm sự lãnh đạo chỉ đạo điều hành thống nhất từ UBND thành phố đến Sở Tài nguyên và môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai và đến các chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai tại các huyện.

Thời gian để thành lập hoặc tổ chức lại theo khoản 5, Điều 5, Nghị định 43/2014/NĐ-CP được giới hạn đến trước ngày 31/12/2015. Trong thời gian chưa thành lập thì vẫn tiếp tục hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao.

Để thực hiện cấp giấy chứng nhận theo quy trình Văn phòng Đăng ký một cấp, tất cả hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân đều thông qua Văn phòng Đăng ký đất đai. Việc nộp và nhận kết quả giải quyết theo quy trình một cửa tại Văn phòng Đăng ký đất đai.

Đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, mặc dù Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng Văn phòng Đăng ký đất đai lại là cơ quan lập hồ sơ và xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký (Khoản 3, Điều 70, Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Để đảm bảo việc hợp nhất các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và môi trường các huyện với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất của Sở Tài nguyên và môi trường thành Văn phòng Đăng ký đất đai đạt kết quả tốt. Về quy trình thực hiện, các địa phương phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất: Công tác chuẩn bị

- Phải xây dựng đề cương, đề án kiện toàn Văn phòng hai cấp thành một cấp; thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc thực hiện đề án; điều tra, khảo sát, xây dựng báo cáo đánh giá thực trạng về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực... của Văn phòng; trình UBND cấp tỉnh phê duyệt đề án.

- Có phương án bổ nhiệm lãnh đạo các chi nhánh, ban hành quy chế phòng hợp giữa chi nhánh và phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện.

Thứ hai: Về tổ chức

- Kiện toàn mô hình Văn phòng đăng ký một cấp là Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có các chi nhánh trực thuộc, được bố trí theo phạm vi địa bàn (mỗi chi nhánh phụ trách một huyện), được thành lập trên cơ sở chuyển nguyên trạng từ các Văn phòng đăng ký trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường có ở địa phương;

- Các chi nhánh chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Văn phòng đăng ký cấp tỉnh; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền

- Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Văn phòng đăng ký cấp tỉnh và nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký cấp huyện theo quy định của pháp luật hiện hành trong phạm tỉnh,

- Chi nhánh Văn phòng đăng ký có chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai (5, Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

- Thẩm quyền ký cấp Giấy chứng nhận: Sở Tài nguyên và Môi trường ký cấp Giấy chứng nhận cho tất cả các đối tượng, bao gồm: Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; hộ gia đình; cộng đồng dân cư; cơ sở tôn giáo trừ trường hợp cấp giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân do Ủy ban nhân dân cấp huyện ký giấy chứng nhận.

Thứ tư: Về nhân lực

Nhân lực của Văn phòng đăng ký đất đai được kế thừa nhân lực hiện có của Văn phòng đăng ký các cấp. Trong quá trình thực hiện sẽ căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên của từng địa bàn thí điểm để xác định lại nhu cầu nhân lực và điều chuyển, tuyển dụng bổ sung, đào tạo nâng cao năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thứ năm: Về trang thiết bị

- Trang thiết bị kỹ thuật cho hoạt động chuyên môn của Văn phòng đăng ký một cấp được kế thừa sử dụng các trang thiết bị của Văn phòng đăng ký các cấp hiện có và trang bị bổ sung trong quá trình thực hiện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn được giao.

- Các thiết bị cần thiết phải có cho hoạt động chuyên môn của Văn phòng đăng ký một cấp bao gồm: Máy đo đạc; máy in các loại (khổ A4, A3 và A0); máy photocopy (khổ A3 và Ao); các thiết bị công nghệ tin học phục vụ xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính (máy tính cá nhân, máy chủ cơ sở dữ liệu, máy chủ backup dữ liệu, máy chủ Web, máy trạm đồ họa, máy tính xách tay, máy Scanner, thiết bị lưu trữ dữ liệu đặc biệt, thiết bị mạng và thiết bị an toàn mạng); tủ và giá lưu trữ hồ sơ địa chính.

Thứ sáu: Về trụ sở làm việc

đai. Diện tích nhà làm việc thực hiện theo tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, quy định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp.

- Kho lưu trữ hồ sơ địa chính phải được bố trí riêng biệt, gần với trụ sở làm việc của Văn phòng đăng ký và có đủ các điều kiện cần thiết cho việc lưu trữ, khai thác, cập nhật chỉnh lý thường xuyên hồ sơ địa chính theo quy định.

Thứ bảy: Về tài chính

Xây dựng, trình duyệt phương án thu, chi tài chính đảm bảo cho hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai. Quá trình thực hiện phải đánh giá tình hình và đề xuất hoàn thiện cơ chế và các điều kiện kèm theo để bảo đảm tài chính cho thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Văn phòng đăng ký đất đai.

3.2.2.2. Đối với Cơ quan Tài nguyên và môi trường cấp huyện

Cơ quan Tài nguyên và môi trường cấp huyện là phòng Tài nguyên và môi trường. Cơ quan tài nguyên môi trường thực hiện việc kiểm tra, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên cơ sở hồ sơ lập và thẩm định của Văn phòng Đăng ký đất đai. Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014:

4. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:

a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật [13, Điều 70, Khoản 4].

Với quy định như trên vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước đối với đất đai, vừa đảm bảo sự thống nhất cao về mặt chuyên môn và đúng quy định của pháp luật trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải đảm bảo sự thống nhất giữa Văn phòng Đăng ký đất đai và phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện, bởi không phải là cơ quan trực tiếp lập hồ sơ nhưng phòng Tài nguyên và môi trường lại là cơ quan có chức năng kiểm tra và trình ký giấy chứng nhận; Việc luân chuyển hồ sơ giữa Văn phòng Đăng ký đất đai và phòng Tài nguyên và môi trường, giữa Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi nhánh cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các đơn vị cách xã nhau. Từ đó, yêu cầu phải xây dựng quy chế phối hợp cụ thể giữa Văn phòng Đăng ký đất đai và phòng Tài nguyên và môi trường, ban hành văn bản phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị để tránh trường hợp tham gia quá sâu vào công việc của nhau gây ách tắc công việc chung, phiền hà cho công dân khi thực hiện các thủ tục về đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong quá trình thực hiện đề tài “Đăng ký quyền sử dụng đất qua thực tiễn ở thành phố Thanh Hóa”, được sự giúp đỡ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố, phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Thanh Hóa tôi xin rút ra một số kết luận sau:

Vấn đề đăng ký đất đai là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai của nước ta. Vì vậy trong quá trình hoàn thiện chính sách, pháp Luật Đất đai, cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ngày càng được củng cố và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu công cuộc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai. Các văn phòng đăng ký đất đai cung cấp thông tin liên quan đến lý lịch sử dụng từng thửa đất như cung cấp thông tin như trích lục bản đồ; nguồn gốc và quá trình sử dụng đất đai cùng tài sản gắn liền với đất; cung cấp bản sao hồ sơ địa chính gốc, bản sao hồ sơ biến động đất đai;

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Thành phố Thanh Hóa tuy mới thành lập năm 2007 nhưng đã hoạt động rất hiệu quả, giúp cho công tác quản chặt, nắm chắc quỹ đất của thành phố, của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.

UBND thành phố Thanh Hóa đã thường xuyên tham vấn ý kiến chỉ đạo của cấp trên, kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai để điều chỉnh các giao dịch xảy ra thường xuyên: Tách thửa, chuyển mục đích, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tặng cho, thừa kế, cấp đổi, cấp lại, giao dịch đảm bảo, đăng ký bổ sung nhà ở và tài sản gắn liền với đất phù hợp với các văn bản quy phạm của Chính phủ và tình hình thực tế của địa phương.

văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Khẳng định được VPĐK thành lập và hoạt động theo phương châm lấy người sử dụng đất và yêu cầu giao dịch xã hội là trung tâm và đối tượng phục vụ; thể hiện ở mức độ công khai thủ tục hành chính, thời hạn thực hiện các thủ tục, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ đạt tỷ lệ cao bên cạnh những hạn chế cần khắc phục.

Trên cơ sở những nghiên cứu trên tôi rút ra một số kiến nghị sau:

Một là: Bộ Tài nguyên – Môi trường cần hoàn thiện các văn bản chính sách pháp luật về công tác quản lý đất đai, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013.

Hai là: Sở Tài nguyên và môi trường cần sớm xây dựng đề cương, đề án kiện toàn Văn phòng hai cấp thành một cấp; thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc thực hiện đề án; điều tra, khảo sát, xây dựng báo cáo đánh giá thực trạng về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực của Văn phòng Đăng ký đất đai. Chuẩn bị đề án nhân sự và xây dựng quy chế phối hợp giữa Văn phòng Đăng ký đất đai và phòng Tài nguyên và môi trường.

Ba là: Trước mắt, đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa xem xét cấp thêm phòng làm việc, phòng lưu trữ để sắp xếp lại hệ thống hồ sơ lưu trữ, khai thác dữ liệu tại phòng Lưu trữ và cung cấp thông tin. Xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho việc tách Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất về Sở Tài nguyên và Môi trường.

Bốn là: Các hồ sơ tồn đọng về cơ bản là rất khó khăn và phức tạp, cho nên luôn cần sự chỉ đạo kịp thời của UBND thành phố, xin ý kiến của cấp trên để có hướng giải quyết. Những trường hợp đang vướng chủ trương chính sách cần có biện pháp tuyên truyền, giải thích thỏa đáng cho công dân từ cơ sở.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên & Môi trường (2005), Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT, ngày 18 tháng 4 năm 2005, Hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên & Môi trường năm (2009), Thông tư số 17/2009/TT- BTNMT, ngày 21 tháng 10 năm 2009, Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, Cơ sở

Một phần của tài liệu Đăng ký quyền sử dụng đất qua thực tiễn ở Thành phố Thanh Hóa (Trang 89)