Quản lý Nhà nước nói chung cũng như quản lý Nhà nước về đất đai nói riêng đều phải dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và các văn bản dưới luật. Chính sách pháp luật triệt để, rõ ràng, thống nhất sẽ giúp cho việc đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được dễ dàng, nhanh chóng hơn, tránh thủ tục rườm rà. Ngược lại, chính sách pháp luật chồng chéo, không cụ thể, rõ ràng sẽ gây ra khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, có thể dẫn đến tùy tiện trọng việc vận dụng các quy định của luận, dẫn tới tình trạng phiền hà, sách nhiễu trong quá trình thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong những năm qua, pháp luật về đất đai luôn được Nhà nước quan tâm, điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đất đai là vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm, tác động trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, sự ổn định và phát triển của đất nước; kết quả tổng kết gần 10 năm thực hiện Luật Đất đai năm 2003 đã chỉ ra những tồn tại, bất cập của hệ thống pháp luật về đất đai cần phải được kịp thời điều chỉnh. Mặt khác, để thể chế hóa những quan Điểm, chủ trương, chính sách lớn của Đảng đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI. Ngày 09 tháng 12 năm 2013, Luật Đất đai năm 2013 đã được Chủ ti ̣ch nước Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh công bố . Luâ ̣t có hi ệu lực thi hành kể từ ngày 01
Ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận còn phải kể đến các yếu tố về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công tác lập hồ sơ địa chính, kiểm kê, đo đạc bản đồ; trình độ, năng lực của cán bộ chuyên môn thực hiện việc cấp giấy chứng nhận; công tác quản lý nhà nước về đất đai của cấp dưới, sự hiểu biết của nhân dân đối với công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…