Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đăng ký quyền sử dụng đất qua thực tiễn ở Thành phố Thanh Hóa (Trang 34)

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Thanh Hóa cách Hà Nội khoảng 154km về phía Nam, có tọa độ địa lý 105045’00’’kinh độ Đông, 19045’20’’ - 19050’08’’ vĩ độ Bắc. Có ranh giới hành chính tiếp giáp:

- Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa, Đông Sơn, Thiệu Hóa, - Phía Đông giáp huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương,

- Phía Nam giáp huyện Quảng Xương, Đông Sơn, - Phía Tây giáp huyện Đông Sơn.

Là cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Vị trí địa lý có lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Thanh Hóa mở rộng giao lưu kinh tế với cả nước cũng như nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để trở thành một trong những cực phát triển phía Nam vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn cho thành phố Thanh Hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới: Đó là thể hiện vai trò đầu tàu thúc đẩy, lôi kéo phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, tránh tụt hậu so với cả nước.

Thành phố Thanh Hóa nằm gọn trong khu vực đồng bằng với địa hình khá bằng phẳng có hướng nghiêng dần từ Tây sang Đông, độ cao trung bình từ

5 - 10 m so với mực nước biển, thuận lợi cho phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải cũng như các hoạt động thương mại,…

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cảnh quan thành phố Thanh Hóa cũng được chú trọng thông qua việc quy hoạch, xây dựng các khu đô thị mới, các công trình văn hóa phúc lợi công cộng… làm cho cảnh quan Thành phố ngày càng đẹp hơn. Tuy nhiên, cảnh quan Thành phố cũng còn nhiều bất cập, đòi hỏi được đầu tư, cải tạo.

Việc quản lý, bảo vệ môi trường ngày càng được tăng cường. Cùng với sự đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhiều dự án về chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường được triển khai, góp phần quan trọng kiềm chế tốc độ gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường, khắc phục môi tình trạng môi trường vẫn còn nhiều bất cập do các chất thải, nhất là rác thải và nước thải đô thị chưa được xử lý triệt để.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Nền kinh tế thành phố trong những năm gần đây có sự phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng dịch vụ, Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

Thời kỳ từ năm 2007 đến ngày 30/06/2014, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,5%/năm, tăng 3,95% so với thời kỳ 2002 - 2007. Các ngành thương mại, dịch vụ vận tải, bưu chính, nhà hàng,… là các ngành chủ yếu đóng góp vào tang trưởng của khu vực dịch vụ. Chỉ tính riêng năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15%; GDP bình quân đầu người 3.930 USD; giá trị kim ngạch xuất khẩu 504 triệu USD; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 12.665 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước 1.436 tỷ đồng... Hiện tại thành phố Thanh Hóa là đô thị có các chỉ số kinh tế tốt nhất trong 6 đô thị tỉnh lỵ Vùng Bắc Trung bộ.

Một phần của tài liệu Đăng ký quyền sử dụng đất qua thực tiễn ở Thành phố Thanh Hóa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)