Nguyên tắc biện pháp thúc đẩy bìnhđẳng giới không bị coi là

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay (Trang 32)

trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình” [34, Điều 5, Khoản 5].

Thể hiện nguyên tắc này, Luật Bình đẳng giới thể hiện rõ nguyên tắc nam nữ không bị phân biệt đối xử về giới trong nhiều quy định khác, như Điều 10 quy định các hành vi bị cấm, Điều 40 quy định các hành vi thể hiện sự phân biệt đối xử về giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa thông tin, thể thao, y tế. Điều 41 quy định các hành vi thể hiện sự phân biệt đối xử về giới trong gia đình.

1.3.2.3. Nguyên tắc biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới biệt đối xử về giới

Điều 4 Khoản 1 Công ước CEDAW đã quy định các biện pháp đặc biệt tạm thời nhằm thúc đẩy bình đẳng giới:

Việc các nước tham gia công ước chấp nhận các biện pháp đặc biệt tạm thời nhằm thúc đẩy trong thực tế quyền bình đẳng giữa nam và nữ không bị coi là phân biệt đối xử, nhưng sẽ không được bằng bất cứ cách nào buộc phải coi đó như một kết quả của việc duy trì các tiêu chuẩn bất bình đẳng hoặc tiêu chuẩn riêng biệt [22, Điều 4 khoản 1]. Theo Điều 5 Khoản 6 Luật Bình đẳng giới:

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn về vị trí, vai trò, điều kiện cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành công của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục tiêu bình đẳng giới đã đạt được [34, Điều 5 Khoản 6].

Như vậy, theo quy định trên, trong một số trường hợp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra các quy định trong đó điều kiện được áp dụng cho nữ và nam khác nhau, nhằm hạn chế việc xuất phát điểm khác nhau của nữ và nam.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay (Trang 32)