Một trong những nguyên nhân dẫn tới pháp luật bình đẳng giới còn chưa được thực hiện tốt là do kinh phí dành cho nội dung hoạt động này còn ít, có thể bị tùy tiện cắt giảm do đó các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới bị hạn chế phần nào. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách ưu tiên lập ngân sách giới. Việc lập ngân sách giới có thể làm giảm những bất bình đẳng giới vì sẽ thể hiện kinh phí được sử dụng vào việc gì, cho ai, trong các giai đoạn phân tích, lập kế hoạch, phân bổ, chi tiêu và rà soát ngân sách. Trong ngân sách giới sẽ thể hiện: Chi tiêu
chung và chi tiêu chuyên biệt về giới. Chi tiêu chung là ngân sách chung để chi tiêu cho toàn bộ người dân ví dụ ngân sách cho sức khỏe, giáo dục, giao thông và việc làm. Loại chi tiêu này là đối tượng chủ yếu của ngân sách giới. Chi tiêu chuyên biệt bao gồm các ngân sách tập trung hướng tới đối tượng cụ thể nào đó (nam giới/phụ nữ, trẻ em trai hay trẻ em gái) nhằm giải quyết các nhu cầu về giới của họ. Loại chi tiêu này nhằm giải quyết các vấn đề về bất bình đẳng giới.
Bất bình đẳng giới là một vấn đề có tính lịch sử và tính toàn cầu, vì vậy hợp tác quốc tế trong đấu tranh vì bình đẳng giới là một hoạt động cần thiết.
Tiểu kết chƣơng 3
Chương 3 của luận văn đã tập trung phân tích, làm rõ phương hướng tiếp tục thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay và giải pháp thực hiện pháp luật bình đẳng giới. Những giải pháp mà luận văn đưa trên cơ sở việc phân tích những vấn đề lý luận về pháp luật bình đẳng giới, đặc điểm của pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam, thực trạng pháp luật về bình đẳng giới, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật quốc tế với mong muốn pháp luật về bình đẳng giới ở nước ta vừa đáp ứng điều kiện đặc thù trong nước, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Các giải pháp trên là một thể hoàn chỉnh, có quan hệ chặt chẽ với nhau nên cần được tiến hành đồng bộ để tạo cơ sở pháp lý nhằm tạo môi trường pháp lý bình đẳng giới phát triển lành mạnh, đúng pháp luật bảo đảm bình đẳng và phát triển cho phụ nữ và góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam với mục tiêu " dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh".
Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới cần giải quyết đồng bộ và thống nhất tất cả các giải pháp trên. Đồng thời tác giả còn đưa ra một số kiến nghị nhằm không ngừng hoàn thiện việc thực thi chính sách pháp luật về quyền bình đẳng của phụ nữ trong thực tế.
KẾT LUẬN
Trong lịch sử, công trạng đầu tiên của phụ nữ Việt Nam đã được khẳng định ngay từ thời kỳ Hai Bà Trưng, khi lần đầu tiên đất nước Việt Nam có vua là nữ. Từ thời đại các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh, qua những chặng đường vô cùng oanh liệt dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng bao giờ cũng là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò không thể thiếu của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Do đó, việc động viện phụ nữ Việt Nam tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội là cần thiết và không thể thiếu được, là yêu cầu của xã hội văn minh và phát triển. Việc quan tâm phụ nữ không chỉ là việc riêng của Đảng và Nhà nước ta mà nó còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội và của phụ nữ, nhằm phát huy vai trò của giới nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và mang lại lợi ích cho bản thân phụ nữ. Xuất phát từ đặc điểm vai trò của phụ nữ, từ thực tiễn xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, luận văn đề xuất giải pháp thực hiện pháp luật pháp luật bình đẳng giới. Thực hiện pháp luật bình đẳng giới không phải là sự ưu tiên đơn thuần vì họ là phụ nữ mà là tạo cơ hội cần thiết cho phụ nữ nắm bắt được quá trình vận động của đời sống xã hội, tự thân phấn đấu vươn lên, tự quyết định được vận mệnh của mình. Trong quá trình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới đã thể hiện một số ưu điểm nhất định. Song vẫn còn những điểm chưa hợp lý như nhiều quy định của pháp luật vẫn còn quy định trên văn bản chưa thật sự đi vào cuộc sống, khoảng cách giữa quy định và thực tế vẫn còn khoảng cách khá xa.
Từ sự phân tích thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, luận văn đã bước đầu đưa ra một số giải pháp cụ thể, vừa bổ sung sửa đổi một số quy phạm pháp luật không còn phù hợp, vừa đưa ra một số quy phạm mới cùng cơ chế thực hiện pháp luật về bình đẳng giới nhằm góp phần hoàn thiện quyền bình đẳng của phụ nữ ở Việt Nam.
Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới cũng không nằm ngoài những quy luật chung. Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới không chỉ là nhu cầu xuất phát từ đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, từ yêu cầu khách quan mà còn nhằm đáp ứng nhu cầu của phụ nữ, của nhân dân, của xã hội và đáp ứng những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
Trong phạm vi có hạn của luận văn này, tác giả đã phân tích, làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về bình đẳng giới, pháp luật về bình đẳng giới để từ đó kiến nghị về thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam trong thời gian tới, mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của phụ nữ Việt Nam và hoàn thiện các quy định bảo đảm bình đẳng giới của hệ thống pháp luật Việt Nam trên đà hội nhập với thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Mai Anh (2006), “Tổng quan các vấn đề pháp lý cơ bản của công ước quốc tế về xóa bỏ hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ CEDAW”, Tạp chí Luật học
(3), tr. 3-9.
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1967), Nghị quyết số 152-NQ/TW về một số vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận.
3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1984), Chỉ thị số 44/CT-TW ngày 07/6/1984 về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ.
4. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1993), Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 29/9/1993 về thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới, tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới.
5. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1994), Chỉ thị số 37/CT-TƯ ngày 16/5/1994 về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới.
6. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011), Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
7. Bộ Chính trị (1967), Nghị quyết số 153-NQ/TW ngày 10/01/1967 về công tác cán bộ nữ.
8. Bộ luật Hồng Đức, NXB Tư pháp, Hà Nội.
9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Báo cáo chuyên đề về thực hiện
Luật Bình đẳng giới và kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp,
Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu tập huấn báo cáo viên pháp luật, Hà Nội.
11. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
12. Chính phủ (1996), Nghị định số 49/CP ngày 15/8/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự.
13. Chính phủ (2008), Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới về trách nhiệm quản lý nhà nước về bình đẳng giới và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
14. Chính phủ (2009), Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
15. Chính phủ (2009), Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.
16. Chính phủ (2009), Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
17. Chính phủ (2010), Báo cáo số 36/BC-CP ngày 22/10/2010 về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia bình đẳng giới năm 2009.
18. Chu Mạnh Hùng (2008), “Ảnh hưởng của nho giáo đến việc đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam”, Tạp chí Luật học (3), tr 20-24.
19. Hồ Chí Minh (1968), Di chúc bản tháng 5 năm 1968.
20. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Trần Minh Hương (2008), “Vấn đề đưa các quy định của pháp luật bình đẳng giới vào cuộc sống”, Tạp chí Luật học (3), tr 24-30.
22. Liên hợp quốc (1979), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ.
23. Liên hợp quốc (1995), Cương lĩnh Bắc Kinh.
24. Liên hợp quốc (2003), Báo cáo phát triển quyền con người.
25. Hoàng Phê (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học. 26. Quốc hội (1946), Hiến pháp.
27. Quốc hội (1959), Hiến pháp. 28. Quốc hội (1980), Hiến pháp. 29. Quốc hội (1992), Hiến pháp.
30. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và Gia đình.
31. Quốc hội (2001), Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
32. Quốc hội (2004), Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
33. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự. 34. Quốc hội (2006), Luật Bình đẳng giới. 35. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động.
36. Quỹ phát triển phụ nữ của Liên hợp quốc, Viện Nghiên cứu quyền con người, Cơ quan phát triển quốc tế Canada (2008), 25 năm thực hiện công ước CEDAW về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ thực tiễn tại
Việt Nam, NXB Hà Nội, Hà Nội.
37. Quỹ phát triển phụ nữ Liên Hợp Quốc (2009), CEDAW và pháp luật: Nghiên cứu rà soát văn bản pháp luật Việt Nam trên cơ sở quyền và giới qua lăng kính CEDAW.
38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp
luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
39. Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2004), Hướng dẫn lồng
ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách, NXB Phụ nữ.
40. Ủy ban các vấn đề xã hội (2009), Báo cáo kết quả giám sát tình hình thực hiện
bình đẳng giới và việc triển khai thi hành Luật bình đẳng giới.
41. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Website
42. “Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục”,
http://www.nhandan.com.vn ngày 24/9/2012.
43. Lê Thị Bích Hồng, Truyền thông với bình đẳng giới,
http://www.baovanhoa.vn, ngày 11/11/2011.
44. Lê Hạnh Nguyên, tăng hình thức xử lý bạo lực gia đình
http://www.baomoi.com ngày 02/11/2011 45. http://www.quochoi.vn
PHỤ LỤC Phụ lục 1
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam qua các kỳ bầu cử
Nhiệm kỳ Nữ Đại biểu Tổng số Đại biểu Tỷ lệ nữ/ Tổng số
Khoá I (1946-1960) 10 333 3.00% Khoá II (1960-1964) 49 362 13.54% Khoá III (1964-1971) 62 366 16.94% Khoá IV (1971-1975) 125 420 29.76% Khoá V (1975-1976) 137 424 32.31% Khoá VI (1976-1981) 132 492 26.83% Khoá VII (1981-1987) 108 496 21.77% Khoá VIII (1987-1992) 88 496 17.74% Khoá IX (1992-1997) 73 395 18.48% Khoá X (1997-2002) 118 450 26.22% Khoá XI (2002-2007) 136 498 27.31% Khoá XII (2007-2011) 127 493 25,76% Khoá XIII (2007-2011) 500 122 24,4%
Phụ lục 2
Tỷ lệ phụ nữ tham gia hội đồng nhân dân các cấp
Các cấp Khoá 1999-2004 Khoá 2004-2011
Nữ Nam Nữ Nam
Tỉnh/thành phố 22,33 76,67 23,8 76,2
Quận/huyện 20,12 79,88 23,2 76,8
Xã/phường 16,56 83,44 20,1 79,9
Nguồn: Báo cáo tình hình bình đẳng giới trong quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, Bộ nội vụ.
Phụ lục 3
Tỷ lệ nữ chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp (%)
Nhiệm kỳ 1999-2004 Nhiệm kỳ 2004-2011 Chức danh Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Chủ tịch 1,64 5,46 3,46 1,56 3,92 4,09 Phó chủ tịch 8,19 11,42 5,57 26,56 19,64 10,61
Nguồn: Báo cáo tình hình bình đẳng giới trong quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, Bộ nội vụ.
Phụ lục 4
Phụ nữ trong Tòa án Nhân dân tối cao năm 2001 Tòa án Nhân dân tối cao
(Tổng số cán bộ nữ 173) Tỷ lệ % (40) Chánh án 0 Phó Chánh án 15,3 Thẩm phán 22,0
Chuyên viên, thẩm phán viên 40,5
Nguồn: Ban tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân tối cao.
Phụ lục 5
Tỷ lệ nghề nghiệp của lao động nữ so với tổng số lao động (%)
Tỷ lệ nghề nghiệp lao động nữ Lao động nữ
Chung cả nước 49,39
Các nhà lãnh đạo trong các cấp, các ngành 20,22 Chuyên môn kỹ thuật bậc cao trong các lĩnh vực 47,20 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung trong các lĩnh vực 58,44
Nhân viên trong các lĩnh vực 45,45
Nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự ANXH, bán hàng kỹ thuật
59,30 Lao động có kỹ thuật trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 42,64 Thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật khác có liên quan 35,98% Thợ kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 14,76
Lao động giản đơn 53,64
Phụ lục 6
Tỷ lệ lao động nữ từ 15 tuổi trở lên có việc làm (%)
Chia theo ngành kinh tế quốc dân Nữ Nam
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 51,6 48,4
Khai khoáng 31,1 68,9
Công nghiệp chế biến, chế tạo 51,7 48,3 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi
nước…
27,4 72,6 Thương nghiệp, sửa chữa động cơ, xe máy…. 61,5 38,5
Khách sạn, nhà hàng 71,6 28,4
Tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm 52,5 47,5 Hoạt động khoa học, công nghệ 34,0 66,0 Kinh doanh tài sản, dịch vụ hành chính, tư vấn hỗ
trợ
42,2 57,8 Quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng, bảo đảm
xã hội…
24,7 75,3
Giáo dục và đào tạo 69,2 30,8
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 59,6 40,4 Hoạt động văn hoá thể thao 48,8 51,2 Phục vụ cá nhân, làm thuê công việc gia đình… 45,5 54,5 Làm việc trong các tổ chức quốc tế 51,4 48,2
Tổng số 49,4 50,6
Phụ lục 7
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ tại khu vực thành thị (%)
Mục tiêu đến 2010 Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Ƣớc thực hiện 2008 Tỷ lệ thất nghiệp lao động khu vực thành thị < 5 4,82 4,64 4,65 Trong đó đối với lao động
nữ khu vực thành thị
< 6 5,25 5,10 5,10
Nguồn: Điều tra lao động - việc làm ngày 1/8/2007 của Tổng cục thống kê
Phụ lục 8
Tỷ lệ nam, nữ giữ các chức danh, học vị khoa học
Chức danh 1999 2004 2006
Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam
Thạc sĩ 29,11 70,89 39,1 60,9 30,53 69,47 Tiến sĩ khoa học 13,04 86,96 17,50 82,50 9,76 90,2
Tiến sĩ 15,44 84,58 17,02 82,98
Giáo sư 4,3 95,70 3,10 96,90 5,10 94.90