Hệ thống pháp luật hiện hành về bìnhđẳng giới của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay (Trang 28)

Tại Chương II Luật Bình đẳng giới đã quy định nội dung bình đẳng giới gồm 8 lĩnh vực sau:

- Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị - Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế - Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

- Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo - Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

- Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao - Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế

- Bình đẳng giới trong gia đình

Như vậy, Luật Bình đẳng giới chỉ quy định các nội dung mới về bình đẳng giới mà các văn bản pháp luật chuyên ngành còn chưa quy định. Luật Bình đẳng giới cũng quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới chung áp dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (trước đây được quy định rải rác và chưa thống nhất trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên nghành khác nhau), còn các quy định cụ thể Luật Bình đẳng giới không quy định mà vẫn do các luật chuyên ngành điều chỉnh. Ví dụ, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là “vợ chồng bình đẳng”. Trong lĩnh vực lao động, Bộ luật lao động còn có một chương dành riêng cho lao động nữ nhằm bảo vệ sức khỏe sinh sản của họ trong khi làm việc, trong luật này còn quy định “mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo”.

Để triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định:

- Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới về trách nhiệm quản lý nhà nước về bình đẳng giới và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới. - Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.

- Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.

Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành:

- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình -

- Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.

Ngày 01/12/2009, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (kèm theo Nghị quyết số 57/NQ-CP). Chương trình hành động đã quy định những nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan ở Trung ương và địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết trên. Nghị quyết số 11- NQ/TW ngày 27/11/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ đã xác định Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Ngày 24 tháng 12 năm 2010 Chính phủ ban hành Quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu tổng quát là

đến năm 2020 về cơ bản, bảo đảm thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay (Trang 28)