Rà soát, sửa đổi các văn bản liên quan tới bìnhđẳng giới

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay (Trang 89)

Thường xuyên rà soát, sửa đổi các văn bản liên quan tới bình đẳng giới. Cần xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới. Xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới. Một hệ thống pháp luật muốn phát huy tốt hiệu lực thì không thể không coi trọng công tác rà soát và hệ thống các văn bản hiện hành. Đây là một khâu có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần tích cực vào việc hình thành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thống nhất.

Thông qua quá trình rà soát và hệ thống hoá văn bản pháp lụât, những văn bản, quy phạm nào cần hợp nhất hoặc cần nâng cấp ban hành; những sơ hở nào cần được khắc phục, cần được điều chỉnh lại, những văn bản nào đã ban hành mà chất lượng không cao, không còn phù hợp thì phải có biện pháp khắc phục ngay.

Thứ nhất, xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh có tồn tại bất bình đẳng giới không, đó là những vấn đề cụ thể nào? Đã có các quy định bình đẳng chung cho cả nam và nữ chưa, nếu đã có rồi thì trên thực tế quy định đó có tác động như nhau đối với nam và nữ không? Những vấn đề liên quan đến phụ nữ khi họ thực hiện các thiên chức riêng của người mẹ đã có các quy định riêng để giải quyết chưa?

Thứ hai, dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành đối với nam và nữ. Trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì các văn bản cần có tính dự báo, bởi lẽ tình hình xã hội luôn luôn biến động, pháp luật luôn phải phản ánh và phù hợp với tình hình kinh tế xã hội. Ví dụ khi ban hành quy định về độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ, nếu muốn kéo dài tuổi lao động của nữ thì cũng cần dự liệu tới những đối tượng là nữ làm việc trong khu vực nặng nhọc, độc hại. Như vậy, tính dự báo cho phép áp dụng pháp luật có hiệu quả tránh việc luật chưa thực thi đã bị sửa đổi, bổ sung.

Thứ ba, sau khi dự báo được tác động giới của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành cần xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Người ta thường cho rằng phụ nữ và nam giới có những lợi ích, nhu cầu và quan điểm giống nhau và sử dụng lập luận này để biện minh cho việc nam giới chiếm phần đông trong cơ cấu quản lý. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, phân tích về giới đối với cơ chế chính sách cho thấy phụ nữ và nam giới không phải lúc nào cũng có những nhu cầu và quan điểm giống nhau, do đó cần có sự tham gia của phụ nữ khi quản lý nhà nước để họ, với tư cách là một nửa cộng đồng dân cư, để lợi ích của họ được đề cập và giải quyết thỏa đáng. Hiện nay, còn tồn tại nhiều bất cập khiến phụ nữ không được tham gia nhiều vào cơ cấu quản lý đó là: Định kiến và văn hóa chung của xã hội coi nam giới là những chủ thể thực sự đủ khả năng tham gia vào lĩnh vực chính trị, mặt khác phụ nữ thường cảm thấy không được khuyến khích và nản lòng trước sự phân công trách nhiệm thiếu bình đẳng trong gia đình cũng như xã hội, phụ nữ phải quản lý việc nhà và chăm sóc con cái khiến họ không có thời gian để tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Do vậy, để góp phần thực hiện bình đẳng giới thì cần đảm bảo sự tham gia cân bằng giữa nam giới và phụ nữ trong công tác quản lý nhà nước, cả gồm việc xóa bỏ những rào cản về mặt cơ cấu đối với sự tham gia của phụ nữ, tăng cường

sự tham gia của phụ nữ trong tất cả các ngành, các cấp chính quyền, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả tham gia của họ.

- Trong lĩnh vực chính trị cần sửa đổi bổ sung quyền bình đẳng nam, nữ khi tham gia các hoạt động xã hội, bình đẳng trong việc thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng, bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo cơ quan, tổ chức. Các văn bản như nghị định số 27/2003/QĐ-TTG cần phải được sửa đổi bổ sung nhằm đảm bảo nam và nữ có cùng độ tuổi khi bổ nhiệm lần đầu. Tỷ lệ nữ giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội không ít hơn 30% phải được quy định rõ trong văn bản sửa đổi, bổ sung Luật cán bộ công chức và văn bản khác. Ngoài việc quy định về tỷ lệ đại biểu phụ nữ trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thì còn cần quy định: Tỷ lệ nam giới và phụ nữ trong các cấp đảng ủy, gồm tỷ lệ nam nữ làm lãnh đạo và đảng viên, tỷ lệ nam giới và phụ nữ trong cơ cấu Chính phủ và chính quyền các cấp, tỷ lệ nam giới và phụ nữ trong khối các cơ quan hành chính, gồm cả các vị trí lãnh đạo.

- Trong lĩnh vực kinh tế cũng cần sửa đổi, bổ sung pháp luật bảo đảm bình đẳng giới cho phù hợp với bối cảnh hội nhập. Khi tham gia hội nhập chúng ta sẽ có nhiều cơ hội song cũng không thiếu những thách thức. Do vậy, hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới, bên cạnh việc tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển của phụ nữ, định hướng cho hoạt động bình đẳng giới đúng mục đích, có hiệu quả nhằm bảo vệ quyền lợi của hội và của phụ nữ, nó còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước một cách mạnh mẽ. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 công nhận quyền bình đẳng của vợ và chồng đối với tài sản chung, nhưng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây thường chỉ ghi tên chủ hộ là nam giới. Trên thực tê, người phụ nữ chưa có quyền bình đẳng với nam giới. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Luật đất đai (2003) mới sửa đổi bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung phải có tên cả vợ và

chồng. Bộ tài nguyên và môi trường đã ban hành hướng dẫn trong đó chỉ rõ rằng phải thay thế các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước năm 2004 bằng giấy chứng nhận mới ghi tên cả vợ và chồng. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung những quy định mới để nâng cao tỷ lệ phụ nữ sử dụng thành công các phương tiện pháp lý để bảo vệ quyền sử dụng đất trong trường hợp ly thân, ly hôn hoặc chồng mất.

Cần sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật bảo đảm: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật lao động:

+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc, về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

+ Cần quy định độ tuổi nghỉ hưu như nhau giữa nam và nữ do đó cần sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm và hội và Bộ luật lao động cho phù hợp. Mặc dù phụ nữ cũng như nam giới những người lao động chân tay có thể muốn được về hưu sớm, song cả nam và nữ đang làm những công việc nghiên cứu hay trí tuệ đều được coi là đạt đến độ chín về nghề nghiệp ở lứa tuổi này. Khả năng đề bạt cũng như các cơ hội đào tạo và nâng cao khả năng chuyên môn của phụ nữ do bị hạn chế thời gian công tác của họ ngắn hơn, do đó tuổi nghỉ hưu nên thống nhất.

+ Các quy định của Bộ luật lao động đặc biệt điều 113 và những văn bản huống dẫn thi hành cấm sử dụng phụ nữ làm những công việc nguy hiểm cụ thể. Do đó, đã hạn chế sự lựa chọn nghề nghiệp và quyền lao động của phụ nữ. Do vậy, cần sửa đổi bổ sung các quy định này, vì về thực tế hầu hết các quy định về

ngành nghề độc hại đối với phụ nữ về bản chất lại là những quy định mang tính chất bảo hộ và do đó cần bị bãi bỏ. Những loại công việc và nghề nghiệp bị pháp luật coi là độc hại đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng cần phải được rà soát, sửa đổi một cách thường xuyên cho phù hợp với tình hình mới trong lĩnh vực an toàn lao động, sức khỏe và công nghệ.

+ Cần xây dựng các chính sách tích cực nhằm khuyến khích phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và phi truyền thống khắc phục các trở ngại về thăng tiến trong nghề nghiệp.

+ Cần tạo ra một môi trường bình đẳng cho nam và nữ trong các công việc thuộc khu vực chính quy được trả công nhằm giúp nam giới và phụ nữ trở thành những đối tác bình đẳng trong thị trường lao động và ở gia đình. Tăng sự tiếp cận của phụ nữ tới việc làm ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề.

+ Cần quy định về chế độ nghỉ dành cho người cha để hỗ trợ người mẹ trong công việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

+ Cần quy định trường hợp cha, mẹ nhận trẻ em làm con nuôi từ 4 tháng tuổi trở lên cũng phải được hưởng chế độ nghỉ phép. Thời gian nghỉ phép tùy vào tuổi của đứa trẻ để giúp cha, mẹ có đủ thời gian chăm sóc con.

+ Cần quy định về lao động giúp việc gia đình như chế độ bảo hiểm, thời gian nghỉ, ngày nghỉ.

+ Cần quy định phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hổ trợ theo quy định của Chính phủ.

- Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cần sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật bảo đảm: Vấn đề bình đẳng giới trong việc tiếp cận giáo dục, đào tạo chuyên môn (về lĩnh vực đào tạo và quản lý giáo dục), nội dung và phương pháp đào tạo. Cụ thể là: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; Nam, nữ

bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo như quy định của Chính phủ.

+ Sách giáo khoa và chương trình đào tạo cần được sửa đổi nhằm thể hiện những hình ảnh tích cực về bình đẳng giới cả trong bài học và tranh minh họa.

+ Cần có thống kê, số liệu về giới để xác định được mức độ cách biệt nam nữ trong một số ngành học, tiến hành những biện pháp đặc biệt nhằm khuyến khích tỷ lệ nhập học cân bằng hơn. Cần khuyến khích nhằm tăng tỷ lệ nữ sinh theo học các ngành kỹ thuật, xác định tỷ lệ nhập học của phụ nữ trong các ngành kỹ thuật ở các trường dạy nghề và đại học. Cần tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật thông qua chỉ tiêu và học bổng cũng như là xóa bỏ việc hạn chế phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực và cấp giáo dục và đào tạo.

+ Luật Giáo dục cần bổ sung các quy định về độ tuổi, điều kiện, tiêu chuẩn như nhau khi nhập học, tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng; Bảo đảm bình đẳng trong việc chọn nghề nghiệp để học và đào tạo; Cần quy định các điều kiện như nhau, không bị phân biệt đối xử định kiến về giới trong hoạt động hướng nghiệp; Quy định các biện pháp đặc biệt tạm thời như tuyển dụng có mục tiêu nhằm đảm bảo quyền tham gia các khóa đào tọa mà trước đây chỉ dành cho nam hoặc nữ.

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu và đưa ra những chính sách trao học bổng và các suất thực tập cho nữ sinh các ngành kỹ thuật và đặc biệt là công nghệ cao. Tăng cường các biện pháp thu hút giáo viên nữ giảng dạy các ngành phi truyền thống trong tất cả các cấp thuộc hệ thống giáo dục và đào tạo.

- Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cần sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật bảo đảm:

+ Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ. + Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.

- Trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao và y tế:

+ Nam, nữ bình đẳng trong việc tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao

+ Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, tiếp cận thông tin.

+ Truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh các vai trò và định kiến giới. Vì vậy, cần quan tâm một cách toàn diện tới các vấn đề bình đẳng trong lĩnh vực này. Để hoàn thiện pháp luật bình đẳng giới cần bổ sung Luật Quảng cáo, nghiêm cấm quảng cáo gây phân biệt giới trong đó xác định rõ hành vi nào bị coi là phân biệt giới, trong số các hành vi đó bao gồm: Nêu cụ thể giới tính của người cần tuyển dụng trong quảng cáo dịch vụ, có lời lẽ xúc phạm đối với một giới, nội dung quảng cáo thể hiện giới tính này thấp kém hơn hay ưu việt hơn giới tính kia. Ngoài ra, cũng cần quy định thêm về các bộ phim, các vở diễn sân khấu, các chuyên đề, diễn đàn thảo luận cũng cần có nội dung thúc đẩy bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử giới.

- Sửa đổi, bổ sung pháp luật bảo đảm bình đẳng giới trong gia đình:

+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

+ Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp.

+ Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

+ Các thành viên nam, nữ trong gia dình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

+ Sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống bạo lực gia đình: Cần đưa ra định nghĩa toàn diện về bạo lực gia đình trong đó bao gồm: Bạo lực về thể xác, tình cảm, kinh tế và nghiêm cấm bạo lực gia đình một cách rõ ràng; Mở rộng việc bảo vệ đối với những người chung sống như vợ chồng mà không kết hôn, hoặc những người mới chỉ đang có quan hệ yêu đương; Quy định trách nhiệm xử lý bạo lực gia đình do công chức gây ra; Quy định rõ việc cung cấp những dịch vụ bắt buộc cho nạn nhân của bạo lực gia đình như: Chỗ ở khi cấp bách, đào tạo kỹ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)