2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân [34, Điều 6].
1.3.2.1. Nguyên tắc nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình hội và gia đình
Bình đẳng là khát vọng chung của loài người. Sự bất bình đẳng đầu tiên trong xã hội loài người là sự bất bình đẳng nam nữ. Ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện thì đã bắt đầu xuất hiện sự phân biệt, đối xử về giới. Khi xã hội loài người chuyển sang các hình thái tiến bộ hơn như chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa, vẫn còn bất bình đẳng nam nữ trên thực tế với nhiều lý do, trong đó có định kiến xã hội và tư tưởng trong nam khinh nữ.
Cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp 1992, Điều 6 Khoản 1 Luật Bình đẳng giới quy định nguyên tắc nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình. Đồng thời, tại các Điều từ Điều 11 đến Điều 18 Luật đã quy định cụ thể các lĩnh vực bình đẳng nam nữ như lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa thông tin thể dục thể thao, y tế và trong gia đình.
Bình đẳng giới được xác định là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng về thành quả của sự phát triển đó [34, Điều 6, Khoản 3].
Đảm bảo nguyên tắc "nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình" là tiền đề quan trọng cho thực hiện tiến bộ xã hội và công bằng xã hội, công bằng về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong xã hội. Những đảm bảo không phải mang tính hình thức mà đảm bảo bình đẳng giới về thực tế thực sự là một trong những điều kiện để xã hội phát triển bền vững. Vì vậy, từ bình đẳng trước pháp luật đến bình đẳng trong thực tế đời sống còn cả một đoạn đường dài. Sự bình đẳng phải được ghi nhận và từng bước được củng cố với sự phát triển của xã hội, tạo cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội cho việc thực hiện bình đẳng hoàn toàn giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng.