Thực trạng giải quyết tranh chấp về BHXH

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 80)

Trong thời gian qua, việc giải quyết tranh chấp về BHXH ở nước ta đã được tiến hành và được thực hiện dưới các hình thức sau: Năm 2012, BHXH Việt Nam đã tiếp 14.097 lượt người, nhận 3.457 đơn thư các loại. Trong đó, BHXH Việt Nam giải quyết 109 đơn, thư; BHXH các tỉnh, thành phố nhận 3.348 đơn thư trong đó đơn thư khiếu nại là 3.385 và 72 đơn tố cáo. Do nhận thức rõ vai trò của công tác giải quyết với việc thực hiện nhiệm vụ, BHXH Việt Nam đã luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao và thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố về nghiệp vụ, phương pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là đối với những vụ việc phức tạp. Đến nay, BHXH Việt Nam đã giải quyết xong 3.322 đơn thư khiếu nại, đạt tỷ lệ 98% và 72 đơn tố cáo đạt tỷ lệ 100%. Thông qua giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đã thu hồi

về quỹ bảo hiểm số tiền đối tượng hưởng sai chính sách hơn 256 triệu đồng. Đồng thời, BHXH Việt Nam tổ chức nhiều đoàn kiểm tra công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các tỉnh, thành phố, qua đó kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, khuyết điểm, đồng thời chỉ đạo BHXH các tỉnh kịp thời thống kê, rà soát và phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp còn tồn đọng.

Trên thực tế, cơ quan BHXH các tỉnh cũng đã tiến hành hoạt động kiểm tra phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, qua kiểm tra, tổ chức BHXH phát hiện vi phạm của đơn vị đã tiến hành các bước đốc thu, nhắc nhở, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng không có kết quả nên đã đứng đơn khởi kiện các doanh nghiệp. Trong 5 năm (2007- 2011) BHXH Việt Nam đã tiến hành kiểm tra tại 28.826 đơn vị (trong đó phối hợp liên ngành tại 4.939 đơn vị), phát hiện sai phạm và yêu cầu truy thu số tiền 173 tỷ đồng, đã đề nghị xử phạt hành chính 4.582 đơn vị và có 684 đơn vị bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định về BHXH. Ngoài ra, việc giải quyết thanh quyết toán các chế độ BHXH tại doanh nghiệp chậm hoặc không chi trả số tiền ốm đau, tai sản, tai nạn lao động, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho NLĐ. Tình trạng hạn chế về chuyên môn của cán bộ làm công tác bảo hiểm tại các đơn vị sử dụng lao động cũng như cán bộ tại các cơ quan BHXH dẫn đến việc hướng dẫn và chi trả cho các đối tượng còn rất nhiều trường hợp chưa đúng với quy định. Tại nhiều địa phương, vẫn còn tình trạng giả mạo hồ sơ để lạm dụng quỹ BHXH... Qua kiểm tra đã phát hiện số tiền chi chế độ BHXH sai phải thu hồi trong 5 năm gần 5 tỷ đồng.

Trong năm 2011, đã có 316 đơn vị sử dụng lao động có hành vi vi phạm về đóng BHXH bị tổ chức BHXH khởi kiện. Trước khi khởi kiện, các công ty đều đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực BHXH, do chế tài thấp chưa đủ sức răn đe, họ vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc

khởi kiện các đơn vị nợ đọng BHXH ra Toà án mà tổ chức BHXH thực hiện trong thời gian qua hiệu quả chưa cao, bản án đã có hiệu lực nhưng việc thi hành án còn gặp rất nhiều khó khăn. Có những bản án Toà án tuyên nhưng không thi hành án được nên quyền lợi về BHXH của NLĐ bị ảnh hưởng.

Sở dĩ công tác khởi kiện về BHXH trên thực tế xảy ra ít bởi trong quy định của pháp luật vẫn còn nhiều điểm bất hợp lí, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Luật BHXH không đề cập đến vai trò của cơ quan BHXH trong việc khởi kiện NSDLĐ nếu thấy có hành vi vi phạm pháp luật BHXH. Chính vì thế khi thụ lý hồ sơ vụ kiện liên quan đến BHXH, tòa án thường không chủ động dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian tố tụng, làm cho số nợ của doanh nghiệp tiếp tục tăng lên, đến khi tuyên xử thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Qua tình hình khởi kiện thì một thực tế cho thấy cả nguyên đơn (tổ chức BHXH hoặc Liên đoàn lao động ), bị đơn (đơn vị sử dụng lao động), Cơ quan xét xử (tòa án) cũng cần làm rõ một số vấn đề như: thời hiệu khởi kiện (theo quy định của Bộ luật lao động hay Bộ luật dân sự), hình thức sở hữu của quỹ BHXH bị xâm phạm, tính pháp lý của tài liệu cung cấp, chứng minh, tiền thi hành án đối với nguyên đơn được kiện. Khó khăn của tổ chức BHXH không chỉ dừng lại ở việc phát hiện vi phạm, đề nghị xử phạt vi phạm hành chính rồi tiến hành khởi kiện mà còn ở chỗ sau khi “được kiện” thì việc thi hành án đến đâu vì vấn đề thi hành án dân sự nói chung hiện còn rất nhiều điều phải bàn 32.

Trình tự thủ tục để xử phạt và khởi kiện doanh nghiệp nợ đọng BHXH còn phức tạp , hiê ̣n ta ̣i Tòa án nhân dân tối cao chưa có hướng dẫn viê ̣c xử kiê ̣n các đơn vi ̣ nợ đo ̣ng tiền đóng BHXH kéo dài với tòa án cấp dưới nên còn có quan điểm trái chiều nhau về xử lí vi phạm Luật BHXH . Vì thế, khi có vụ viê ̣c, tòa án cấp dưới đẩy lên cấp trên , tòa cấp trên lại chuyển xuống dưới đã

gây mất nhiều thời gian , viê ̣c thụ lí hồ sơ khởi kiê ̣n của tòa c ũng còn chậm và kéo dài . Theo qui đi ̣nh của Pháp lê ̣nh án phí , lê ̣ phí tòa án 2009 thì khi cơ quan BHXH khở i kiê ̣n phải nô ̣p tạm ứng án phí , lê ̣ phí tòa án, phí thi hành án như các vụ kiê ̣n dân sự khác . Vì thế xảy ra tình trạng cơ quan BHXH ứng tiền án phí, nhưng nếu vụ án được thi hành thì số tiền thu hồi về quỹ k hông đáng kể, đồng thời có những trường hợp vụ án bi ̣ đình chỉ (do doanh nghiệp làm thủ tục phá sản hoặc chủ doanh nghiệp bỏ trốn thì số tiền tạm ứng của cơ

quan BHXH sẽ bi ̣ sung vào quỹ nhà nước theo qui đi ̣nh ). Qui đi ̣nh trên đã gây khó khăn cho các cơ quan khi thực hiện nghĩa vụ khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH ra tòa án.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)