Giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 45)

Tranh chấp về BHXH là tranh chấp trong việc thực hiện các chế độ BHXH do Nhà nước quy định, các tranh chấp về BHXH có thể nảy sinh khi một trong các bên hoặc cả hai bên trong quan hệ BHXH xung đột với nhau về quyền lợi BHXH. Những tranh chấp BHXH đều tập trung ở những vấn đề liên quan tới việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước trong việc giải quyết các quyền lợi cho NLĐ và các đối tượng thụ hưởng khác, trong đó phải kể đến các thành viên đủ điều kiện của NLĐ.

Việc khiếu nại của người tham gia BHXH đã được nêu trong Công ước số 102 (năm 1952) của ILO, đặc biệt trong Công ước số 128 (năm 1967) quy định NLĐ có quyền yêu cầu người đại diện của mình để khiếu nại, bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Thông thường việc khiếu nại về quyền được thực hiện thông qua trao đổi bằng văn bản, những thông báo này là cơ sở để thực hiện việc khởi kiện, cơ quan BHXH có trách nhiệm phải trả lời bằng văn bản những yêu cầu của người khiếu nại và đây cũng là cơ sở để thực hiện việc khởi kiện (nếu xảy ra). Thông thường ở các nước khi khiếu nại của người tham gia BHXH gửi đến bằng văn bản, cơ quan BHXH phải có trách nhiệm xử lý và phải trả lời. Việc gửi khiếu nại của người tham gia BHXH phải được thực hiện trong vòng 21 ngày kể từ khi nhận được quyết định của cơ quan BHXH. Ở các nước, việc gửi khiếu nại của người tham gia BHXH có thể được gửi đến cơ quan BHXH, nhưng thường gửi đến cơ quan ra quyết định gốc 3. Khi có khiếu nại cơ quan BHXH phải có trách nhiệm xem xét để trả lời, khi xem xét, nếu thấy quyết định gốc không đúng, phải ra quyết định mới điều chỉnh quyết định cũ và gửi lại cho đương sự và làm các thủ tục điều chỉnh các trợ cấp phù hợp với quyết định. Khi ra quyết định các đương sự thấy không phù hợp, đương sự vẫn có quyền khiếu nại tiếp.

Ngay từ khi Luật BHXH chưa ra đời, cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BHXH ở Việt Nam đã được Bộ Luật Lao động 2002 quy định tại

khoản b, Điều 2, Điều 151. Từ khi Luật BHXH ra đời, đã giành chương IX của Luật để quy định cơ chế khiếu nại tố cáo về BHXH, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và phù hợp với nguyện vọng của NLĐ; tuy nhiên, trong thực tế việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BHXH được thực hiện theo cả Bộ Luật Lao động và Luật BHXH. Theo đó cơ chế giải quyết tranh chấp giữa NLĐ với NSDLĐ với cơ quan BHXH, giữa NSDLĐ và cơ quan BHXH bao gồm:

Một là: cơ chế thỏa thuận: Trong các phương thức giải quyết tranh chấp,

thương lượng được nhìn nhận và sử dụng là bước đầu tiên, chỉ khi nào giữa các bên không thỏa thuận được thì mới sử dụng đến biện pháp tiếp theo (Quy định tại Điểm b, khoản 2, Điều 151, 158 Bộ Luật lao động). Biện pháp thỏa thuận được quy định áp dụng đối với các tranh chấp BHXH: tranh chấp giữa NLĐ đã nghỉ việc theo chế độ với NSDLĐ hoặc với cơ quan BHXH, giữa NSDLĐ với cơ quan BHXH do hai bên thoả thuận.

Hai là: cơ chế khiếu nại Sau khi các bên không thỏa thuận được việc giải quyết tranh chấp về BHXH thì bước khiếu nại sẽ được sử dụng làm công cụ tiếp theo nhằm giải quyết tranh chấp (đây được xem là phương pháp phổ biến mà các bên sử dụng trong thực tế để giải quyêt các tranh chấp).

Ba là: cơ chế khởi kiện: Bộ Luật lao động đã quy định về nội dung khởi

kiện tại điểm b, khoản 2, điều 151 như sau ״Tranh chấp giữa NLĐ đã nghỉ việc theo chế độ với NSDLĐ hoặc với cơ quan BHXH, giữa NSDLĐ với cơ quan BHXH do hai bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì do Tòa án nhân dân giải quyết". Ở một số nước thành lập nên tòa khởi kiện về BHXH để chuyên xét xử những vấn đề có liên quan đến BHXH, có những nước xét xử khởi kiện BHXH do Tòa án lao động đảm nhận, có nước lại do tòa dân sự đảm nhận 3. Quyết định của Tòa án được thi hành sau một khoảng thời gian theo luật định của mỗi nước, sau thời gian này nếu như không có bên nào kháng án thì phải thực hiện theo phán quyết của Toà án. Nếu không đồng ý

các bên có liên quan có quyền khiếu nại tiếp lên cấp có thẩm quyền cao hơn theo luật định (ở nước ta, Tòa phúc thẩm là tòa án tiếp theo có thẩm quyền giải quyết tiếp theo, sau đó sẽ là Toà án tối cao), riêng đối với cơ quan BHXH nếu không đồng tình và nếu thấy cần thiết, cơ quan BHXH có quyền khiếu nại lại quyết định của toà án. Như vậy, việc khởi kiện chỉ là khi giữa người tham gia BHXH và cơ quan BHXH không tự giải quyết được những khiếu nại của đương sự. Quyết định của tòa án sẽ là Quyết định mà các bên phải có nghĩa vụ tuân thủ, đặc biệt là quyết định của tòa án cao nhất (Tòa án tối cao).

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1.Thực trạng các qui định pháp luật bảo hiểm xã hội

2.1.1. Thực trạng các quy định pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.1.1.1. Đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà NLĐ

và NSDLĐ có nghĩa vụ tham gia. Đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc ở nước ta bao gồm: NLĐ là cán bộ công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang, NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên không phân biệt quy mô lao động. NSDLĐ sử dụng những đối tượng trên có nghĩa vụ đóng phí BHXH để tham gia BHXH bắt buộc. Phạm vi đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc đã từng bước được mở rộng tạo điều kiện mở rộng quyền tham gia BHXH của NLĐ.

2.1.1.2. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc:

a. Chế độ ốm đau: Theo pháp luật BHXH hiện hành thì chế độ ốm đau được áp dụng cho trường hợp: NLĐ bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và NLĐ có con dưới 7 tuổi bị ốm đau phải nghỉ việc để chăm sóc con. Quy định loại trừ các trường hợp chính bản thân NLĐ chủ động tạo ra bất lợi cho mình như: tự huỷ hoại sức khoẻ, say rượu, dùng các chất ma tuý… ra khỏi đối tượng được bảo hiểm là phù hợp.

Pháp luật hiện hành không quy định điều kiện đóng BHXH tối thiểu trước khi hưởng trợ cấp, như vậy khi NLĐ bị ốm đau (kể cả trường hợp ốm đau cần chữa trị dài ngày) thì chỉ cần tham gia và đóng BHXH là được hưởng chế độ trợ cấp ốm đau. Quy định trên một mặt thể hiện tính nhân văn trong chế độ BHXH nhưng đồng thời cũng tạo ra một số những hạn chế: đối với trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì chỉ cần tham gia và đóng BHXH (tối thiểu 1 tháng) có thể được hưởng chế độ ốm đau cho đến cuối đời không giới hạn thời gian. Quy định này không đảm bảo tương quan công

bằng giữa các chế độ, vừa không đảm bảo nguyên tắc đóng- hưởng, đồng thời dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng để hưởng chế độ khi NLĐ phát hiện mắc bệnh cần chữa trị dài ngày mới tìm cách tham gia BHXH bắt buộc sau đó nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau với thời gian hưởng không giới hạn.

Thời gian hưởng trợ cấp ốm đau đối với NLĐ trong trường hợp họ bị ốm tùy thuộc vào thời gian đóng BHXH và điều kiện làm việc với thời hạn hưởng trợ cấp giới hạn từ 30 - 70 ngày; đối với trường hợp NLĐ nghỉ để chăm sóc con ốm đau thì thời gian nghỉ theo quy định pháp luật là mười lăm ngày hoặc hai mươi ngày tùy thuộc vào độ tuổi của người con. Thời gian nghỉ hưởng này giới hạn trong một năm. Đối với NLĐ mắc bệnh dài ngày thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau là không giới hạn.

Trong khoảng thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, mức hưởng đối với NLĐ theo pháp luật hiện hành là 75% mức tiền lương tiền công đóng BHXH tháng liền kề trước khi nghỉ. NLĐ mắc bệnh cần điều trị dài ngày thì hưởng 75% đối với 180 ngày đầu, từ ngày 181 trở đi được xác định căn cứ vào thời gian đóng BHXH, mức thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung. Quy định trên chưa hợp lý và chưa thống nhất với các trường hợp khác, vì theo quy định trong 180 ngày đầu nghỉ hưởng chế độ, NLĐ hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc; trong trường hợp mức hưởng này thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì không được điều chỉnh lên bằng mức lương tối thiểu chung. Do đó có những trường hợp NLĐ mắc bệnh chữa trị dài ngày có mức trợ cấp sau 180 ngày cao hơn mức trợ cấp trong 180 ngày đầu. Mặt khác, đối với người mới tham gia BHXH và đóng trên mức tiền lương tối thiểu thì nếu nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày trong trường hợp này thì mức hưởng trợ cấp ốm đau bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH.

Pháp luật hiện hành còn có sự phân biệt về quyền lợi giữa các đối tượng tham gia BHXH, đối với đối tượng là lực lượng vũ trang pháp luật quy định không có sự giới hạn về thời gian nghỉ hưởng chế độ và mức trợ cấp bằng 100% tiền lương; như vậy quyền lợi của NLĐ thuộc lực lượng vũ trang là lớn hơn quyền lợi của NLĐ thuộc khối dân sự. Quy định trên đã tạo ra sự bất hợp lý, không công bằng giữa các nhóm đối tượng tham gia BHXH.

Đối với những đối tượng sau khi hết thời gian nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ hưởng trợ cấp từ 5 đến 10 ngày trong một năm với mức hưởng thấp hơn quy định. Quy định trên thể hiện tính nhân đạo của chế độ BHXH ở nước ta. Song chế độ này, trong thời gian qua cho thấy, do đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định trên cơ sở hạch toán tài chính theo quy định nên nhiều khi kinh phí của chế độ này được chia đều có tính chất “cào bằng” cho cả những người không đủ điều kiện hưởng chế độ này. Do vậy cần có những quy định cụ thể, chi tiết thì mục đích của chế độ này mới đạt được và không ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ BHXH 37.

b. Chế độ thai sản

Chế độ thai sản theo Luật BHXH áp dụng đối với lao động nữ nghỉ việc đi khám thai, sinh con, NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi và trường hợp NLĐ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong trường hợp lao động nữ sinh con hoặc lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải thỏa mãn điều kiện đóng BHXH tối thiểu là 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Quy định trên của pháp luật nước ta là hợp lý, đã hạn chế các trường hợp lạm dụng hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH, đảm bảo được nguyên tắc đóng hưởng trong BHXH.

Khi sinh con, thời gian hưởng chế độ thai sản căn cứ vào điều kiện lao động, thể trạng của lao động nữ và số con trong một lần sinh …để quy định thành ba mức thời gian nghỉ hưởng bảo hiểm trước và sau khi sinh của lao động nữ là 4, 5 và 6 tháng tuỳ từng đối tượng là hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta. Mức hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ việc là những quy định phù hợp, rất tiến bộ, đáp ứng yêu cầu của NLĐ Việt Nam và được đánh giá cao khi so sánh trên bình diện quốc tế.

Tuy nhiên, các quy định chế độ thai sản vẫn còn một số điểm mâu thuẫn, không phù hợp với thực tiễn và có một số điểm chưa quy định cụ thể, gây khó khăn cho quá trình thực hiện: Hiện nay, chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về thời gian nghỉ hưởng trợ cấp thai sản đối với trường hợp sinh từ hai con trở lên mà các con bị chết; đối với trường hợp NLĐ đi làm trước thời hạn, thì nghĩa vụ đóng BHXH đối với NLĐ trong trường hợp trên vẫn chưa được pháp luật quy định cụ thể.

Quy định về điều kiện đóng BHXH đối với trường hợp sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi đã thực hiện đúng theo nguyên tắc đóng hưởng, góp phần bảo toàn quỹ BHXH. Tuy nhiên, quy định trên chưa hợp lý và chưa công bằng đối với các trường hợp lao động nữ có thời gian đóng BHXH nhiều năm nhưng vì khó sinh con hoặc vì lý do khách quan khác nên phải nghỉ việc, không đảm bảo điều kiện đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Theo quy định pháp luật thì trường hợp trên NLĐ không được hưởng chế độ thai sản, nên phần nào đã gây thiệt thòi cho lao động nữ, đồng thời không thể hiện mục tiêu đảm bảo điều kiện vật chất cho lao động nữ khi mang thai và sinh con.

Hiê ̣n nay , trong các văn bản pháp luâ ̣t về BHXH thì đối tượng hưởng chế đô ̣ thai sản đã hợp lí và dần bao phủ được toàn bô ̣ đối tượng thụ hưởng .

Tuy nhiên, trong thực tế cuô ̣c sống vẫn còn xảy ra nhiều trường hợp cầ n có sự bảo đảm của BHXH : lao đô ̣ng nam đang tham gia BHXH có vợ kh ông tham gia BHXH mà sinh con . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản (thời gian khám thai) theo pháp luật hiện hành là phù hợp với từng nhóm đối tượng có điều kiện làm việc khác nhau, có tính đến nhóm đối tượng là người tàn tật thể hiện tính nhân văn và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp lao động nữ mang thai có bệnh lý, trong quá trình mang thai bên cạnh việc phải thường xuyên khám thai theo định kỳ, họ phải được theo dõi đặc biệt về tình trạng của thai nhi cho tới khi sinh con. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh tăng số lần khám thai đối với NLĐ có thai có bệnh lý, thai không bình thường theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo tốt hơn sức khỏe của người mẹ cũng như tạo cơ hội cho thai nhi phát triển bình thường.

c. Chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp

Theo pháp luật hiện hành, để được hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN, NLĐ phải đảm bảo điều kiện: bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Theo qui đi ̣nh hiê ̣n hành để được hưởng chế đô ̣ trợ cấp TNLĐ , người lao đô ̣ng phải đáp ứng điều kiê ̣n “bi ̣ tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại trong khoảng thời g ian và tuyến đường mà hàng ngày, người lao động vẫn thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm viê ̣c và ngược lại”28. Tuy nhiên, viê ̣c xác đi ̣nh tuyến đường và khoảng thời gian hợp lý để xem xét tai na ̣n rất khó khăn. Tuy đã có một số văn bản hướng dẫn, song nhìn chung chưa có những quy định chi tiết về những trường hợp nào không được coi là TNLĐ như: tai nạn trong khi tự ý làm việc không phải công việc chính được giao, đùa nghịch nhau, đánh nhau trong lúc làm việc dẫn tới tai nạn... dù rằng tai nạn đó ở nơi làm việc, trong giờ làm việc hoặc

những trường hợp tai nạn giao thông do vi phạm pháp luật giao thông, uống rượu bia,...Từ những quy định chưa cụ thể về điều kiện hưởng trợ cấp TNLĐ đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết chế độ TNLĐ cho NLĐ. Đối với việc xác định tai nạn trên đường đi và về lại càng

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 45)