CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUỸ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam (Trang 77)

PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam Trên cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về TGPL, cũng như thực tiễn tổ chức và hoạt động của Quỹ TGPL trong thời gian qua; đồng thời xuất phát từ các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển TGPL bền vững, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về Quỹ TGPL và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ TGPL trong thời gian tới.

3.2.1.1. Đổi mới tư duy pháp lý trong xây dựng pháp luật về trợ giúp pháp lý nói chung và pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam nói riêng

Đổi mới tư duy xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta từ trước đến nay còn nhiều bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi pháp luật và hiệu quả của hệ thống pháp luật. Do đó, việc cải cách thể chế cũng nhằm "bảo đảm cho các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung đúng đắn, nhất quán, khả thi". Đổi mới cần tập trung vào các nội dung sau đây: (i) Rà soát và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật theo từng lĩnh vực, loại bỏ những quy định pháp luật không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lặp. Phát huy hiệu quả của cơ

sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; (ii) Tăng cường năng lực của các cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương và địa phương trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Khắc phục tình trạng luật, pháp lệnh "chờ" Nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành; (iii) Khắc phục các biểu hiện thiếu khách quan cục bộ trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành chủ trì soạn thảo bằng cách nghiên cứu; (iv) Đổi mới phươg thức, quy trình xây dựng pháp luật từ khâu bắt đầu soạn thảo đến khi đưa ra Chính phủ xem xét, quyết định hoặc thông qua để trình Quốc hội theo hướng cải tiến sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan, coi trọng sử dụng các chuyên gia liên ngành và đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Trong những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, hệ thống pháp luật về TGPL không ngừng được hoàn thiện: ngoài Luật TGPL năm 2006, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này được ban hành với số lượng lớn, cơ bản điều chỉnh tất cả các quan hệ trong lĩnh vực TGPL, trong đó có tổ chức và hoạt động của Quỹ TGPL Việt Nam; chất lượng văn bản ngày càng được nâng lên. Những thành tựu đó đã đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành về TGPL, tạo cơ sở pháp lý để hình thành và phát triển Quỹ TGPL Việt Nam.

Tuy nhiên, so với yêu cầu, đòi hỏi và các thách thức về phương diện pháp trong bối cảnh Việt Nam phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động hội nhập quốc tế thì pháp luật về TGPL, về Quỹ TGPL đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, chưa tương thích với tính chất của kinh tế thị trường, chưa đề cập và bảo đảm lợi ích của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi họ tham gia đầu tư, hỗ trợ cho hoạt động TGPL. Vì vậy, đòi hỏi phải đổi mới tư duy pháp lý trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về Quỹ TGPL Việt Nam, cụ thể là:

- Cần phải tổng kết thực tiễn về tổ chức và hoạt động của các loại Quỹ ngoài ngân sách đang tồn tại ở Việt Nam nói chung và Quỹ TGPL Việt Nam nói riêng, qua đó, rút ra các kinh nghiệm quý báu trong việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống "Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm là rách nhiều", "Đền ơn đáp nghĩa" v.v…, trên cơ sở đó, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật về Quỹ, bảo đảm cho các quy định của pháp luật về quỹ TGPL được đồng bộ, hoàn chỉnh và có tính khả thi cao.

- Với tinh thần hội nhập khu vực và quốc tế, cần tiếp thu các kinh nghiệm của các nước trong việc huy động nguồn lực xã hội phục vụ cho hoạt động TGPL thông qua việc chuyển hóa các Điều ước quốc tế, luật mẫu do các tổ chức quốc tế soạn thảo, thông qua điều lệ của các tổ chức tài chính hỗ trợ cho hoạt động TGPL v.v… qua đó, từng bước hoàn thiện cơ chế pháp lý cho tổ chức và vận hành của Quỹ TGPL Việt Nam.

- Thay đổi quan niệm về quy mô, phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật về TGPL, nhất là Luật TGPL. Thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta trong những năm qua, trong đó có Luật TGPL cho thấy phần lớn có dung lượng khá lớn các chế định, quy phạm pháp luật do phạm vi điều chỉnh rộng. Do hạn chế về thời gian, năng lực của các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định nên việc xây dựng một đạo luật khi soạn thảo đến khi thông qua khá dài; tính đồng bộ, thống nhất với các đạo luật khác nhiều khi không bảo đảm. Khoảng cách giữa nhu cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật cho đến khi triển khai áp dụng trên thực tế thường quá xa. Hơn nữa, nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh bằng luật nhưng do tính chất phức tạp của nó cũng như thiếu sự thống nhất đồng thuận trong cơ quan soạn thảo dự án luật, cơ quan có trách nhiệm thông qua luật nên vấn đề đó thường được chuyển xuống để điều chỉnh bằng văn bản dưới luật nên hiệu lực pháp lý thấp. Để khắc phục tình trạng này, thay vì xây dựng và thông qua các đạo luật có quy mô lớn, nên tập trung xây dựng và thông qua các đạo luật có quy mô điều chỉnh hẹp. Với quy mô hẹp, đạo

luật sẽ có tính cụ thể,tính khả thi cao và hạn chế được việc ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành.

3.2.1.2. Nâng cao trình độ, năng lực xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam

Nâng cao trình độ, năng lực xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trước tiên và quan trọng nhất là nâng cao trình độ, năng lực của các đại biểu Quốc hội, tăng số lượng đại biểu chuyên trách, có trình độ hiểu biết về pháp luật; xác lập cơ chế bảo đảm thực hiện quyền sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội; đổi mới cách thức thảo luận và thông qua luật. Tiếp đó, phải xây dựng được đội ngũ chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau tham gia vào quá trình xây dựng, thẩm định, đánh giá tác động của các văn bản quy phạm pháp luật về Quỹ TGPL, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, nhất quán của văn bản pháp luật cần soạn thảo; đồng thời, nâng cao năng lực của các chuyên gia, chuyên viên pháp lý soạn thảo dự án xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư. Có cơ chế để thu hút, mở rộng sự tham gia đông đảo của xã hội, nhất là các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học; đồng thời xây dựng cơ chế phản biện của nhân dân đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về quỹ, nhất là ý kiến của các doanh nghiệp, tổ chức,cá nhân có khả năng tài trợ nguồn tài chính cho Quỹ TGPL.

3.2.1.3. Hoàn thiện pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam

Hiện nay, pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ TGPL Việt Nam được quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác khác nhau, điều đó làm cho nó vừa thiếu tính thống nhất, đồng bộ, vừa làm giảm hiệu lực áp dụng và hạn chế vai trò trên thực tế. Vì vậy, để hoàn thiện pháp luật về Quỹ TGPL Việt Nam, cần phải tiến hành các công việc sau đây:

- Hoàn thiện thể chế, chính sách để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của hệ thống pháp luật về TGPL. Tổ chức nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn việc thi hành Luật TGPL và Nghị định số 07/2007/NĐ-CP

ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TGPL, trong đó yêu cầu thực hiện đúng Nghị định, bãi bỏ hoặc sửa đổi văn bản cấp dưới trái với Nghị định về địa vị pháp lý của Quỹ TGPL Việt Nam.

- Nghiên cứu, trình ban hành văn bản xác định đúng vị trí pháp lý của Quỹ TGPL Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tư pháp theo đúng Nghị định số 07/2007/NĐ-CP và Quyết định số 84/2008/QĐ-TTg ngày 30/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ TGPL Việt Nam.

- Hoàn thiện thể chế về TGPL theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động TGPL nhằm khuyến khích, huy động các tổ chức đoàn thể xã hội, cơ quan tổ chức cá nhân, cơ quan truyền thông hỗ trợ phát triển hoạt động này. Cần có biện pháp khuyến khích và huy động sự tham gia gián tiếp của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước vào hoạt động TGPL bằng hình thức ủng hộ tài chính cho Quỹ TGPL ở trung ương và hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động TGPL ở địa phương. Vấn đề này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý và điều hành Quỹ sao cho Quỹ hoạt động có hiệu quả, theo đúng mục đích, tôn chỉ đã đề ra; thiết lập khả năng của đại diện các nhà tài trợ tham gia vào việc đề xuất phương hướng hoạt động và một số hoạt động điều hành Quỹ để tạo niềm tin, chia sẻ thông tin và cùng gánh vác trách nhiệm.

- Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách về đơn vị sự nghiệp công lập không có thu trong lĩnh vực TGPL như hệ thống Trung tâm TGPL ở các tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL và Quỹ TGPL Việt Nam là 02 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục TGPL. Cụ thể cán bộ, viên chức làm việc trong các cơ quan này được hưởng chế độ phụ cấp công vụ như đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/04/2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ. Do đặc thù của công tác TGPL chủ yếu được thực hiện tại cơ sở thì ngoài chi phí khoán quỹ lương

theo đầu người thì cũng cần có chi phí để thực hiện các hoạt động như TGPL lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ, tổ chức tập huấn nghiệp vụ…

- Nghiên cứu xây dựng Đề án truyền thông về TGPL để tăng cường nhận thức của cán bộ, công chức và người dân về quyền được TGPL của các nhóm đối tượng yếu thế, tổ chức TGPL để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thấy được vai trò của TGPL và ủng hộ cho Quỹ TGPL Việt Nam.

- Kiến nghị sửa đổi Luật Luật sư theo hướng khuyến khích các luật sư tham gia TGPL không nhận thù lao. Đồng thời xây dựng cơ chế để các luật sư thực hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với công tác TGPL. Ngoài khuyến khích thì các luật sư vẫn phải có nghĩa vụ thực hiện một số vụ việc TGPL nhất định hàng năm. Nếu các luật sư không thực hiện được nghĩa vụ của mình do không bố trí được thời gian hoặc không muốn tham gia TGPL thì có thể đóng góp cho Quỹ TGPL Việt Nam theo mức độ phù hợp. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy rõ điều này, chẳng hạn ở nhiều nước Tây Âu như Anh, Mỹ và cả châu Á như Trung Quốc, Malaysia.

3.2.2. Hoàn thiện về tổ chức, bộ máy của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam

3.2.2.1. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam

Để Quỹ TGPL Việt Nam hoàn thành được nhiệm vụ, phát huy vai trò của mình, hỗ trợ đắc lực cho công tác TGPL, giúp công tác TGPL hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành Tư pháp, hạn chế những khó khăn vướng mắc đang gặp phải thì giải pháp cơ bản cần được ưu tiên hàng đầu là củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức của Quỹ TGPL Việt Nam.

Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, có thể nói tổ chức, bộ máy của Quỹ TGPL Việt Nam còn khá "manh mún", tổ chức còn đơn giản, có lúc chỉ có 01 cán bộ chuyên trách, hai năm trở lại đây bộ máy của Quỹ mới được có 04 vị

trí công tác. Vì vậy, yêu cầu bổ sung nguồn cán bộ ổn định thì Quỹ mới đảm đương được nhiệm vụ ngành giao. Đồng thời, với việc đề xuất nâng cấp Quỹ TGPL thành đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp và là tổ chức tài chính nhà nước vững mạnh, huy động tối đa các nguồn lực tài chính hỗ trợ hệ thống TGPL trên toàn quốc để nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ TGPL miễn phí phục vụ đa dạng hóa các đối tượng yếu thế trong xã hội, tiếp cận công bằng pháp luật. Muốn thực hiện được điều đó thì bộ máy tổ chức của Quỹ phải hình thành các bộ phận phòng, ban, chi nhánh và các bộ phận trực thuộc (Hội đồng quản lý, bộ phận điều hành và 04 Phòng chức năng và Chi nhánh của Quỹ tại 03 thành phố lớn trực thuộc trung ương). Tham khảo mô hình Quỹ của các Bộ khác như Quỹ Viễn thông công ích, Quỹ bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, Quỹ Bảo vệ môi trường… Đề xuất về tổ chức, bộ máy của Quỹ TGPL Việt Nam như sau:

i) Hội đồng quản lý Quỹ (dự kiến 05 thành viên) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm. Chủ tịch Hội đồng do 01 Lãnh đạo Bộ kiêm nhiệm; các thành viên là các Vụ trưởng của các Bộ, ngành có liên quan: Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Ủy ban Dân tộc kiêm nhiệm;

ii) Bộ phận điều hành Quỹ (dự kiến 04 người): 1 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc.

iii) Phòng Hành chính - Tổng hợp (dự kiến 5 người): thực hiện công tác văn phòng, hành chính, quản trị; quản lý, vận hành Website, thi đua, khen thưởng, thống kê…

iv) Phòng Nghiệp vụ (dự kiến 06 người): có chức năng nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về Quỹ và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ; tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực quản lý; giải đáp vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nguồn kinh phí hỗ trợ; thẩm định các đề xuất hoạt động của các đơn vị tiếp nhận hỗ

trợ, kiểm tra hoạt động của các đơn vị tiếp nhận hỗ trợ; nghiên cứu, rà soát các cơ chế, chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động của Quỹ để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

v) Phòng Tài chính - Kế toán (dự kiến gồm 04 người): thực hiện việc lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm hoặc đột xuất của Quỹ; hướng dẫn và thực hiện thanh quyết toán đối với các nguồn kinh phí hỗ trợ từ Quỹ.

vi) Phòng Truyền thông - vận động tài trợ (gồm 06 người): thực hiện các công việc liên quan đến truyền thông của Quỹ, hợp tác quốc tế và huy động các nguồn lực tài chính cho Quỹ để quảng bá hoạt động của Quỹ và tạo nguồn cho Quỹ.

vii) Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3.2.2.2. Bổ sung đội ngũ cán bộ, viên chức và nâng cao năng lực cán bộ của Quỹ

Gắn kết với việc kiện toàn tổ chức, bộ máy của Quỹ thì việc bổ sung đủ nguồn lực cán bộ có năng lực, có kiến thức và tâm huyết với nghề để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ làm việc ổn định cho Quỹ. Dự

Một phần của tài liệu Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)