THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam (Trang 50 - 66)

PHÁP LÝ VIỆT NAM

2.3.1. Hoạt động thu, chi của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam

Theo các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh các hoạt động thu chi của Quỹ TGPL Việt Nam thì nguồn thu của Quỹ bao gồm: ngân sách nhà nước; huy động, đóng góp, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn tài chính theo Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đối tượng chính sách tại các huyện nghèo. Tuy nhiên,

do nhiều nguyên nhân khác nhau nên từ ngày thành lập đến nay, Quỹ chưa huy động được khoản tài chính nào từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ cho hoạt động TGPL. Vì vậy, nguồn thu của Quỹ TGPL Việt Nam kể từ khi thành lập đến nay đều do ngân sách nhà nước bảo đảm. Trong các năm qua, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho hoạt động TGPL thông qua Quỹ TGPL Việt Nam để thực hiện Quyết định số 84/2008/QĐ-TTg là 17.051.637.500 đồng và nguồn ngân sách cấp để thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý theo Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg trong 03 năm (2011- 2013) là 70.480.138.000 đồng. Tổng số nguồn kinh phí cấp qua Quỹ TGPL Việt Nam trên 87 tỷ đồng để hỗ trợ các hoạt động TGPL và một số hoạt động khác của ngành tư pháp.

Kết quả trên cho thấy, không có nguồn chi từ nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức và cá nhân do Quỹ chưa huy động được sự đóng góp. Vì vậy, nhằm bảo đảm tính bền vững cho công tác TGPL, đặc biệt là tổ chức các hoạt động TGPL về cơ sở thì cần rất nhiều kinh phí trong khi đó các Dự án nước ngoài ngừng tài trợ, các Chương trình giảm nghèo cũng kết thúc giai đoạn và ngân sách của các địa phương chi cho hoạt động TGPL còn chưa bảo đảm, nguồn kinh phí hỗ trợ từ Quỹ TGPL Việt Nam có vai trò quan trọng. Kể từ khi Thủ tướng ban hành Quyết định số 84/2008/QĐ-TTg thì nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho hoạt động TGPL thông qua Quỹ TGPL Việt Nam tăng lên đáng kể, mỗi năm Quỹ đã tập trung hỗ trợ cho gần 50 Trung tâm TGPL (mỗi Trung tâm được hỗ trợ từ 3-4 hoạt động) nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ chuyên viên, cộng tác viên của Trung tâm TGPL, cho cán bộ chủ chốt của các Câu lạc bộ TGPL và nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ TGPL thông qua việc hỗ trợ cho các Trung tâm tổ chức các khóa tập huấn về cập nhật kiến thức pháp luật mới và kỹ năng TGPL cho chuyên viên và cộng tác viên của Trung tâm; các khóa tập huấn kiến thức pháp luật cho cán bộ chủ chốt của Câu lạc bộ; hỗ trợ trang thiết bị làm việc, trang bị tủ sách pháp luật cho Trung tâm TGPL, cho Câu lạc bộ TGPL; hỗ trợ sinh hoạt định kỳ Câu lạc

bộ TGPL; hỗ trợ xây dựng và in ấn nội dung tờ gấp, dịch tờ gấp pháp luật ra tiếng dân tộc, in sao băng…

Bên cạnh đó, để thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo và đối tượng chính sách, thì Quỹ TGPL Việt Nam có vai trò quản lý, hướng dẫn sử dụng đối với nguồn kinh phí này (44 đơn vị nhận hỗ trợ) và thực hiện một số hoạt động của Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg. Để đánh giá hiệu quả của hoạt động hỗ trợ tài chính từ Quỹ TGPL Việt Nam cho các hoạt động trong giúp pháp lý và các hoạt động khác của ngành tư pháp thì có thể đánh giá qua kết quả các hoạt động cụ thể sau đây:

- Hoạt động hỗ trợ sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL

Câu lạc bộ TGPL được thành lập bằng kinh phí từ Quỹ TGPL Việt Nam đã phần nào giải quyết được nhu cầu lớn về pháp luật hiện nay của người dân nghèo, các đối tượng yếu thế. Đến nay đã có 281 Câu lạc bộ TGPL được thành lập và tổ chức sinh hoạt từ nguồn kinh phí của Quỹ, ngoài ra, tại tất cả các xã của các huyện nghèo (858 xã) đều thành lập các Câu lạc bộ TGPL. Trên cơ sở đó, các Câu lạc bộ đã tổ chức hơn gần 20.000 buổi sinh hoạt Câu lạc bộ định kỳ và buổi sinh hoạt đột xuất theo yêu cầu của Trung tâm TGPL nhà nước và UBND xã với tổng kinh phí Quỹ TGPL Việt Nam đã hỗ trợ là 9.936.093.500 đồng.

Nhìn chung các Câu lạc bộ TGPL (tại các xã, thôn, bản, ấp, xóm, phum, sóc) hoạt động có hiệu quả, thông qua các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ, Ban chủ nhiệm đã thực hiện TGPL cho nhiều đối tượng thuộc diện TGPL, thu hút được nhiều lượt người tham gia cùng trao đổi về các lĩnh vực pháp luật gắn với cuộc sống thường ngày của người dân như: đất đai, hôn nhân gia đình, hình sự, chính sách xã hội, dân sự, bạo lực gia đình, bình đẳng giới,... bên

cạnh đó qua các buổi sinh hoạt đã lồng ghép được công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng tham gia, cập nhật những văn bản mới liên quan đến các lĩnh vực pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân nhất là người nghèo, người dân tộc thiểu số và nâng cao hiểu biết, khả năng tiếp cận với dịch vụ TGPL của họ. Người dân đã được giải đáp những vướng mắc của mình ngay tại địa bàn cư trú mà không phải tốn kém chi phí đi xa. Đây là một trong những mô hình mà ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân và của lãnh đạo chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, qua thực tiễn tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL cho thấy những hạn chế trong việc quản lý Câu lạc bộ thường bộc lộ ở những mặt sau đây: i) Trung tâm TGPL nhà nước chưa có điều kiện thường xuyên thể tốt vai trò theo dõi, hỗ trợ hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho các Câu lạc bộ; ii) Phòng Tư pháp chưa thực sự vào cuộc trong việc hỗ trợ trực tiếp cho các Câu lạc bộ sinh hoạt nên nội dung sinh hoạt chưa thật sự phong phú, hấp dẫn, chủ yếu phổ biến một vài văn bản luật hoặc kết hợp giải đáp một số thắc mắc của các thành viên Ban Chủ nhiệm; iii) Ủy ban nhân dân cấp xã chưa có sự quan tâm đầu tư cụ thể và thường xuyên đối với hoạt động của các Câu lạc bộ; iv) năng lực của các thành viên Ban Chủ nhiệm còn hạn chế nên chất lượng sinh hoạt chưa cao, mang tính hình thức, chưa thực sự quan tâm, nghiên cứu, chuẩn bị nội dung sinh hoạt hoặc thiếu kỹ năng điều hành; v) một số Câu lạc bộ còn lúng túng trong việc triển khai các hoạt động để duy trì sinh hoạt cũng như khuyến khích, động viên người dân tham gia; vi) hoạt động của các Câu lạc bộ phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của ngân sách trung ương và dự án, vì vậy, một số Câu lạc bộ không thể triển khai sinh hoạt thường xuyên, liên tục do thiếu nguồn kinh phí hỗ trợ, chưa bảo đảm tính bền vững.

- Hoạt động hỗ trợ TGPL lưu động

Trợ giúp pháp lý lưu động là phương thức TGPL khá hiệu quả để đưa pháp luật đến với người dân ở cơ sở vì những người thuộc diện TGPL cư trú ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, có những

nơi cách xa trung tâm tỉnh lỵ đến 300km. Vì vậy, không phải tất cả các vướng mắc pháp luật của họ đều có điều kiện tìm đến các tổ chức TGPL nhờ giúp đỡ. Với phương châm gần dân, sát dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân về thời gian, công sức, tiền của, tập trung lao động sản xuất, phát triển kinh tế nên các tổ chức thực hiện TGPL chủ động mang kiến thức pháp luật lên vùng sâu, vùng xa "gùi luật lên nương" cho bà con.

Trong các đợt TGPL lưu động các Trung tâm TGPL đã phối hợp với chính quyền sở tại giải tỏa những vướng mắc pháp luật, giải quyết những bất cập của chính quyền với người dân, tham mưu cho chính quyền trong việc giải quyết các vụ việc.

Tổng số kinh phí Quỹ TGPL Việt Nam đã hỗ trợ cho hoạt động TGPL lưu động trong những năm qua là 22.832.082.000 đồng. Các Trung tâm TGPL nhà nước đã tổ chức được trên 1.000 đợt TGPL lưu động tại các xã, huyện cho hơn 5.000 lượt người, giải quyết được hơn 100.000 vụ việc. Thông qua các hình thức như tư vấn pháp luật, hướng dẫn giải đáp pháp luật đã phổ biến giáo dục pháp luật cho nhiều người dân.

Bằng nguồn hỗ trợ này, các Trung tâm TGPL ở địa phương đã lập kế hoạch, phối hợp với Cộng tác viên cấp tỉnh, phòng Tư pháp huyện, thành phố, Câu lạc bộ TGPL các xã tổ chức các đợt TGPL lưu động tại các xã đặc biệt là các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, thông qua việc thực hiện khảo sát tại cơ sở có các vấn đề xã hội nổi cộm như thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, giao rừng... Trung tâm đều tiến hành các cuộc TGPL lưu động ngoài kế hoạch để giải đáp ngay những vướng mắc tại đây, góp phần giải tỏa điểm nóng, giữ gìn trật tự tại địa phương nên được chính quyền địa phương ủng hộ.

- Hoạt động hỗ trợ học phí đào tạo Luật sư

Quỹ TGPL Việt Nam đã hỗ trợ 1.772.800.000 đồng cho các Trung tâm TGPL cử cán bộ tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ luật sư do Học viện Tư pháp tổ chức.

Đào tạo nghề luật sư là điều kiện cần thiết để bổ nhiệm chức danh Trợ giúp viên pháp lý hơn nữa để hướng đến sự chuyên nghiệp trong công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được TGPL của Trợ giúp viên pháp lý khi tham gia tố tụng, hàng năm Quỹ TGPL Việt Nam đều giành đáng kể nguồn kinh phí cho hoạt động này. Bên cạnh đó, qua công tác đào tạo nghiệp vụ luật sư, nhằm xóa khoảng cách về chất lượng giữa dịch vụ TGPL và các dịch vụ pháp lý có thu khác. Bằng hoạt động này, Quỹ TGPL sẽ góp phần là cầu nối cho hoạt động TGPL đến gần hơn nữa với người dân. Hơn nữa, cũng nhờ sự hỗ trợ này mà các địa phương đã thực hiện được chính sách thu hút cán bộ, tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý cho Trung tâm TGPL và Chi nhánh, tạo điều kiện cho cán bộ TGPL được phát triển nghiệp vụ chuyên sâu và công tác lâu dài trong các tổ chức TGPL.

- Hoạt động truyền thông về TGPL

Để hoạt động TGPL ngày càng đến gần với người dân, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ thì hoạt động truyền thông về TGPL và về Quỹ TGPL Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của các cơ quan, ban ngành về công tác TGPL. Trong 05 năm qua, Quỹ đã hỗ trợ cho các địa phương với tổng kinh phí là 6.663.465.000 đồng để thực hiện truyền thông về hoạt động TGPL cho nhân dân tại các đợt TGPL lưu động và cấp các tờ gấp pháp luật cho Câu lạc bộ TGPL phát miễn phí cho các người dân tham dự các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ cũng như phát tại các đợt TGPL lưu động. Thông qua hình thức phát miễn phí các loại tờ gấp pháp luật, nhân dân nâng cao nhận thức về quyền được TGPL miễn phí; trình tự, thủ tục yêu cầu TGPL và cập nhật một số thông tin pháp luật mới có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ngoài ra, một số địa phương còn xây dựng Bảng thông tin về TGPL gắn tại trụ sở xã, nhà sinh hoạt cộng đồng, tại các thôn, xóm để giới thiệu thông tin về TGPL và cấp phát miễn phí Tờ gấp pháp luật; địa phương khác tổ chức các chuyên trang, chuyên mục trên Đài phát

thanh, Đài truyền hình của tỉnh cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu về pháp luật của người dân.

Từ nguồn kinh phí thực hiện Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg, trong 02 năm 2011- 2012, Quỹ TGPL Việt Nam đã phát hành được 3,1 triệu tờ gấp pháp luật thuộc các lĩnh vực pháp luật liên quan đến chế độ chính sách ưu đãi giành cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; 8.500 cuốn kỹ năng hòa giải cơ sở để phát đến Ủy ban nhân dân các xã thuộc các huyện nghèo trong cả nước nhằm truyền thông về kiến thức pháp luật cho bà con tại các địa phương đó.

Hoạt động truyền thông có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của các cơ quan, ban, ngành về công tác trợ giúp lý và đặc biệt đối với công tác của Quỹ TGPL Việt Nam để mọi tầng trong xã hội biết đến hoạt động này và tài trợ cho công tác TGPL.

Tuy nhiên, hoạt động truyền thông về TGPL ở một số nơi còn mang tính thời vụ, thiếu thường xuyên, chưa đổi mới về phương thức nên hiệu quả chưa cao, nhiều người dân, các cơ quan tổ chức, cá nhân còn chưa biết đến công tác TGPL. Có nơi hoạt động này còn nặng tính phong trào, thời vụ, thiếu thường xuyên, liên tục, chủ yếu tập trung vào khu vực trung tâm, chưa vươn đến vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; nội dung phổ biến, tuyên truyền pháp luật còn nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng chưa bảo đảm; thiếu tài liệu, phương tiện phục vụ trực tiếp cho việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Thời lượng và chất lượng truyền thông còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc điểm của từng nhóm dân cư cũng như đặc thù vùng, miền. Vì vậy, nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, người dân và các cơ quan, tổ chức còn hạn chế chưa biết đến hoạt động TGPL nên chưa tài trợ cho Quỹ TGPL Việt Nam.

- Hoạt động tập huấn nâng cao nghiệp vụ TGPL

Nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng TGPL của người thực hiện TGPL, Quỹ Trợ giúp pháp Việt Nam đã thực

hiện hỗ trợ kinh phí cho các Trung tâm TGPL và các tổ chức tham gia TGPL với tổng kinh phí 6.946.658.000 đồng nhằm giải quyết những vấn đề về kiến thức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của người thực hiện TGPL. Các Trung tâm TGPL đã mở 350 lớp tập huấn nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho hơn 2.000 lượt Trợ giúp viên, Cộng tác viên. Nội dung tập huấn chủ yếu là kỹ năng TGPL trong các lĩnh vực pháp luật và kỹ năng TGPL cho một số đối tượng đặc thù, giới thiệu một số văn bản pháp luật mới có liên quan đến công tác TGPL. Tại các lớp tập huấn, các đại biểu cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện TGPL đối với những vụ việc khó, phức tạp, các thành viên Câu lạc bộ được giải đáp thắc mắc và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc tổ chức và sinh hoạt Câu lạc bộ để có được kết quả tốt nhất khi thực hiện TGPL. Thông qua đó, các học viên đã nắm bắt được những kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ TGPL, kỹ năng tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL, kỹ năng hòa giải và nắm bắt kịp thời các văn bản pháp luật mới ban hành để nâng cao nghiệp vụ của mình.

Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ TGPL vẫn còn những hạn chế nên việc tập huấn chưa đạt được hiệu quả cao như thời gian tập huấn ngắn, chưa có nhiều thời gian cho học viên trao đổi, thảo luận, giải quyết tình huống vụ việc cụ thể; tài liệu bồi dưỡng còn chung chung, chưa cụ

Một phần của tài liệu Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam (Trang 50 - 66)