MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam (Trang 66)

ĐỘNG CỦA QUỸ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VIỆT NAM

Một là, nhận thức về hoạt động TGPL nói chung của một số cơ quan,

ban, ngành, tổ chức, cá nhân còn chưa đầy đủ và thống nhất nên ảnh hưởng đến nghiên cứu, xây dựng pháp luật về Quỹ TGPL Việt Nam. Qua nhiều kênh khảo sát khác nhau tại các địa phương và cả những người hoạch định chính sách ở trung ương cho thấy, nhiều người chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của hoạt động TGPL hoặc biết chung chung rằng TGPL là hoạt động miễn phí do Nhà nước thực hiện. Nhiều người được hỏi thừa nhận, chỉ đến khi làm việc tại các tổ chức TGPL thì họ mới hiểu và có nhận thức đúng về bản chất của hoạt động TGPL.

Hơn nữa, TGPL nói chung và Quỹ TGPL Việt Nam nói riêng là công tác còn khá mới mẻ ở Việt Nam, việc tổ chức, quán triệt và nhận thức về các quy định của pháp luật TGPL ở một số cấp ủy, tổ chức đoàn thể xã hội, địa phương còn chưa đầy đủ, thiếu toàn diện nên chưa quan tâm bố trí đủ nguồn lực cán bộ, kinh phí cho Trung tâm và Chi nhánh, chưa tích cực tham gia, hỗ trợ hoạt động TGPL. Do chưa có nhiều thông tin về TGPL nên nhiều cơ quan, tổ chức cá nhân chưa thấy được mục đích, ý nghĩa của công tác TGPL nên không tài trợ cho Quỹ. Nhận thức chưa đầy đủ về mục đích và ý nghĩa của công tác TGPL nên các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân chưa thấy được tính nhân văn, từ thiện của công tác TGPL trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tham gia xóa nghèo về pháp luật và thực hiện an sinh xã hội nên chưa "mặn mà" với việc tài trợ cho Quỹ TGPL Việt Nam.

Hai là, công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá việc tổ chức triển khai thực

hiện các văn bản pháp luật về Quỹ TGPL ở Việt Nam chưa được chú trọng, có nơi còn mang tính hình thức, chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác này để tạo cơ sở để đúc rút kinh nghiệm, tìm kiếm giải pháp, xây dựng chính sách phù hợp, hiệu quả hơn cho giai đoạn tiếp theo. Công tác quản lý nhà nước như kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện còn thiếu thường xuyên, chưa liên tục, chưa vận dụng hiệu quả cơ chế giám sát của cơ quan dân cử cũng như tranh thủ cơ chế phản biện xã hội v.v... nên chưa phản ánh đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, đưa ra đề xuất, kiến nghị sát thực, kịp thời.

Ba là, Quỹ TGPL Việt Nam chưa thực sự nhận được sự quan tâm,

khích lệ của Lãnh đạo Cục TGPL và Lãnh đạo Bộ Tư pháp nên phần nào hạn chế hoạt động của Quỹ. Quỹ TGPL Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị bổ sung nguồn nhân lực để Quỹ có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như đề xuất kiện toàn tổ chức, bộ máy, thực hiện đúng các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Quỹ nhưng chưa nhận được sự quan tâm sâu sát, kịp thời.

Bốn là, nguyên nhân khách quan của hạn chế, vướng mắc trong tổ

chức và hoạt động của Quỹ TGPL Việt Nam đặc biệt là công tác huy động tài trợ cho Quỹ không thể không đề cập đến là do tình hình kinh tế chung của nước ta hiện nay còn khó khăn, các doanh nghiệp cũng nằm trong tình trạng thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh nên một số doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác TGPL, tuy nhiên lại không có kinh phí để hỗ trợ cho Quỹ TGPL Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đi sâu phân tích toàn diện thực trạng pháp luật về Quỹ TGPL Việt Nam trong thời gian qua như: thực trạng vị trí pháp lý của Quỹ, thực trạng pháp luật về tổ chức Quỹ (vị trí pháp lý, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn…), thực trạng pháp luật về hoạt động của Quỹ (hoạt động thu, hoạt động chi, cơ chế quản lý tài chính, quản lý điều hành Quỹ…). Đối với mỗi thực trạng hoạt động cụ thể, kết hợp giữa nêu những quy định pháp luật hiện hành với việc đánh giá kết quả đạt được để tìm kiếm tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về Quỹ.

Có thể khẳng định, nội dung của Chương 2 có vai trò hết sức quan trọng, là căn cứ xác thực để tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về Quỹ TGPL hiện nay. Đây còn được coi là giải pháp "gốc" để giải quyết những khó khăn, hạn chế của Quỹ nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Quỹ với mục tiêu cao nhất là tìm kiếm và huy động được nhiều nhất các nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ cho hoạt động TGPL đang hết sức khó khăn về tài chính hiện nay.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUỸ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam (Trang 66)