PHÁP LUẬT VỀ QUỸ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam (Trang 30 - 40)

TRÊN THẾ GIỚI

Không chỉ ở Việt Nam thành lập Quỹ TGPL mà ở các nước có hệ thống TGPL phát triển lâu đời như Hà Lan, Úc, Anh… và các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ đều thành lập Quỹ TGPL để hỗ trợ tài chính cho công tác TGPL. Điều này được hiểu là không phải cứ ở các quốc gia giàu có thì quyền lợi hợp pháp của nhóm yếu thế trong xã hội đều được bảo đảm và không phải quốc gia nào cũng bảo đảm đủ nguồn lực cho hoạt động TGPL mà vẫn phải dựa vào sự đóng góp của nhà hảo tâm, tổ chức.

1.3.1. Quỹ trợ giúp pháp lý Trung Quốc

Năm 1997, Quỹ TGPL Trung Quốc và Trung tâm TGPL của Bộ Tư pháp đã được thiết lập và hai tổ chức này đã đóng một vai trò quan trọng

trong việc cung cấp TGPL. Đồng thời, các địa phương cũng tạo ra luật pháp địa phương và các quy định liên quan đến TGPL và thiết lập các cơ quan TGPL, đào tạo cán bộ TGPL đặc biệt và thực hiện hợp tác, đưa TGPL phát triển.

Quỹ TGPL có nhiệm vụ tìm kiếm tài trợ từ chính quyền địa phương của 100 huyện giàu nhất của Trung Quốc để hỗ trợ pháp lý cho 592 quận được xác định là "nghèo". Quỹ này hy vọng tài trợ 10.000 nhân dân tệ (USD 1.200) một năm trong vòng ba năm tiếp theo cho từng quận nghèo, để tạo bước nhảy trong dịch vụ TGPL. Nhiều quận hạt nghèo, không có đến một luật sư TGPL.

Tháng 9 năm 2003, Trung Quốc bắt đầu thực hiện quy định hỗ trợ các quy phạm pháp luật, trong đó thành lập các khuôn khổ cơ bản của hệ thống TGPL và làm rõ các trách nhiệm của chính phủ. Chính phủ trên cấp quận nên áp dụng các biện pháp tích cực để thúc đẩy TGPL và hỗ trợ tài chính cho hoạt động này để phát triển song song với việc phát triển kinh tế và xã hội. Các quy định về TGPL là Nghị định chính thức đầu tiên của Trung Quốc về TGPL. Việc ban hành các quy định đánh dấu sự thành lập chính thức của hệ thống TGPL, mà điều này có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử hệ thống TGPL Trung Quốc. Nó có ảnh hưởng to lớn trong việc thực hiện chiến lược cơ bản của việc cai trị đất nước theo quy định của pháp luật, tăng cường hệ thống pháp luật XHCN và thúc đẩy sự phát triển của pháp luật.

Kinh phí TGPL chủ yếu do chính phủ phân bổ. TGPL là trách nhiệm của chính phủ và do đó chính quyền các cấp dành ngân sách đặc biệt cho hoạt động này. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn chế, nó không thể đáp ứng nhu cầu thực tế mà chỉ dựa hoàn toàn vào chính phủ. Trong hoàn cảnh như vậy, đóng góp đã không chỉ cần thiết mà còn rất quan trọng. Để chuẩn hóa các hoạt động quyên góp, Bộ Tư pháp thành lập Quỹ TGPL Trung Quốc, đây là một tổ chức phi chính phủ có tư cách pháp nhân độc lập. Nhiệm vụ của nó là để nâng cao, quản lý và sử dụng nguồn tài chính hỗ trợ cho công tác TGPL và tiếp nhận đóng góp từ trong và ngoài nước.

Tăng cường đầu tư TGPL là cần thiết bằng cách tăng vốn thông qua nhiều kênh khác nhau và chính quyền địa phương phải gánh vác trách nhiệm của mình. Ngoài ra, sự cần thiết phải tăng cường xây dựng đội ngũ người thực hiện TGPL để khuyến khích các chuyên gia pháp luật cung cấp dịch vụ pháp lý trong thời gian cố định và số tiền cố định của công việc. Nhân viên dịch vụ pháp lý cũng được đào tạo tốt hơn trong các kỹ năng xử lý các vụ án hình sự và dân sự cần TGPL. Nhà nước đã tổ chức các chương trình hành động TGPL để giảm bớt tình trạng thiếu nhân viên trong khu vực phía tây nghèo của đất nước.

Bộ Tư pháp nhận thức đầy đủ các vai trò quan trọng của Quỹ TGPL và tiếp tục để khuyến khích mạnh hơn các công đoàn thương mại, các tổ chức phụ nữ, Liên đoàn người khuyết tật và tổ chức học tập để cho thấy các nguồn lực và lợi ích khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho một số nhóm đặc biệt [51].

1.3.2. Quỹ trợ giúp pháp lý Mỹ

Quỹ TGPL ở Mỹ được thành lập ở một số bang như Colorado, Chicago, Los Angeles, Washington, Santa Barbara… Mục đích hoạt động chung của các Quỹ này đều nhằm giúp đỡ nhóm yếu thế trong xã hội tiếp cận bình đẳng về tư pháp, sơ lược về Quỹ của các bang như sau:

Quỹ TGPL bang Santa Barbara

Nhiệm vụ của Quỹ TGPL bang Santa Barbara là cung cấp các dịch vụ pháp lý chất lượng cao nhằm bảo đảm rằng người có thu nhập thấp và người cao niên có quyền tiếp cận hệ thống tư pháp dân sự khi gặp tình huống khó khăn để bảo đảm an toàn, cư trú sinh sống, thu nhập xứng đáng và bảo vệ khỏi bạo lực gia đình, lạm dụng người cao tuổi. Từ năm 1959, Quỹ TGPL Santa Barbara đã cung cấp TGPL miễn phí trong các vấn đề quan trọng dân sự. Nhiệm vụ của Quỹ là đảm bảo tiếp cận bình đẳng và có ý nghĩa đối với hệ thống tư pháp dân sự quận Santa Barbara cư dân sinh sống bằng hoặc dưới mức nghèo khổ, những người phải đối mặt với rào cản ngôn ngữ hoặc khuyết tật, người cao niên và những người khác sống trên thu nhập cố định như an

sinh xã hội, các nạn nhân bị bạo lực và lạm dụng người cao tuổi. Dịch vụ của Quỹ là việc cung cấp các thông tin pháp lý và tư vấn để hỗ trợ cho việc chuẩn bị các văn bản quy phạm pháp luật và đại diện cho các thủ tục tố tụng tại tòa án. Do hạn chế về nguồn lực nên Quỹ TGPL ở Santa Barbara chủ yếu hướng vào trợ giúp người trong thời kỳ khủng hoảng. Quỹ có 03 văn phòng ở Santa Barbara, Santa Maria và Lompoc.

Quỹ hỗ trợ các nạn nhân của bạo lực gia đình và lạm dụng người cao tuổi trong việc có được các biện pháp để bảo vệ chúng khỏi những kẻ lạm dụng của họ. Quỹ hỗ trợ tất cả mọi người không phân biệt thu nhập trong các trường hợp này. Thường thường, Quỹ cũng giúp các nạn nhân bạo lực gia đình trong việc có được quyền nuôi con và thăm viếng con cái.

Quỹ TGPL của Santa Barbara là một tổ chức phi lợi nhuận tư nhân; hoạt động chủ yếu dựa vào tài trợ của cộng đồng. Quỹ huy động tài trợ không chỉ tiền mà còn cả vật tư, thiết bị, xe hơi cũ hoặc quyên góp bằng cách mua nước đóng chai của Quỹ.

Nhiệm vụ của Quỹ là đảm bảo rằng tất cả mọi người, bất kể thu nhập, có thể tiếp cận giống nhau trong hệ thống tư pháp dân sự. Quỹ hoạt động để thực hiện chức năng cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí, chất lượng cao trong các vấn đề quan trọng của công dân Santa Barbara. Năm 2010-2011, Quỹ đã hỗ trợ giúp đỡ về pháp lý cho 880 cư dân Santa Barbara trong lĩnh vực tố tụng, đại diện cho 4.175 người; giúp 572 nạn nhân của bạo lực gia đình có được lệnh của tòa án để không bị rơi vào tình trạng nguy hiểm, giúp 1.026 người cao tuổi [48].

Quỹ TGPL bang Washington

Quỹ TGPL ở Washington là một tổ chức phi lợi nhuận được tạo ra dưới sự chỉ đạo của Tòa án tối cao Washington để cung cấp tiền bạc và nguồn lực sẵn có khác với các chương trình TGPL dân sự như an toàn gia đình, nhà ở, y tế và việc làm để hỗ trợ người thu nhập thấp trên toàn tiểu bang Washington,

các vấn đề pháp lý mà người thu nhập thấp gặp phải, làm ảnh hưởng đến đời sống của họ.

Việc hỗ trợ tài chính của Quỹ để đảm bảo bình đẳng quyền lợi có thể đạt được cho người dân nghèo nhất của tiểu bang Washington. Quỹ TGPL được thành lập vào năm 1991 bởi ba nhà lãnh đạo của bang Washington Dean Spokane, Mark Hutcheson Seattle, và Paul Stritmatter. Ba nhà lãnh đạo đều công nhận sự cần thiết có một nguồn kinh phí ổn định cho các chương trình TGPL dân sự. Lúc đầu, Quỹ TGPL tăng hỗ trợ cho các chương trình đội ngũ luật sư của tiểu bang Washington như chương trình Dịch vụ pháp lý Columbia và dự án công bằng Tư pháp khu Tây Bắc.

Năm 2000, Ủy ban Tư pháp hoạch định chính sách cho các dịch vụ pháp luật dân sự được thực hiện bởi Tòa án Tối cao nên đã thành lập một ủy ban để giải quyết nhu cầu đối với các nguồn tài trợ ổn định cho các nhà cung cấp dịch vụ TGPL dân sự trên toàn tiểu bang. Trong năm 2004, các bang đã thông qua đề nghị của ủy ban để hình thành một chiến dịch gây quỹ và tin tưởng rằng sẽ đem lại lợi ích cả nhân viên và tình nguyện viên chương trình viện trợ dân sự hợp pháp trên toàn tiểu bang.

Mục tiêu ngắn hạn của Quỹ là tăng 10 triệu USD vào cuối năm 2012, và sẽ phân bổ 500.000 USD hàng năm. Để đảm bảo cơ sở tài chính ổn định cho các nhà cung cấp dịch vụ TGPL, Quỹ đã thiết lập một mục tiêu trung gian là 200 triệu USD và mục tiêu cuối cùng là 500 triệu USD.

TGPL thực hiện giúp đỡ miễn phí cho cá nhân, gia đình, cộng đồng có thu nhập thấp, cá nhân các dịch vụ: bảo vệ và thực thi quyền lợi hợp pháp; sử dụng hệ thống tư pháp dân sự để chống lại các luật, quy định, chính sách không công bằng; phát triển và thực hiện các luật, quy định, chính sách để cải thiện chất lượng cuộc sống. Sứ mệnh của Quỹ TGPL Washington là tăng đóng góp từ thiện để đảm bảo công lý là một thực tế không chỉ cho những người đủ điều kiện mà còn cho tất cả mọi người trong tiểu bang.

Dưới sự chỉ đạo của Tòa án Tối cao Washington, nhóm công tác về công bằng Tư pháp dân sự bình đẳng đã tiến hành một nghiên cứu toàn diện về nhu cầu của pháp luật dân sự của người thu nhập thấp. Họ đã chứng minh rằng những người có thu nhập thấp tại Washington và đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, phần lớn không có được TGPL cho các vấn đề pháp lý của họ mặc dù những vấn đề thường liên quan đến những nhu cầu cơ bản của con người như nhà ở và an toàn.

Quỹ TGPL Washington có quan hệ chặt chẽ với các chiến dịch và hàng trăm tình nguyện viên trên toàn tiểu bang để đảm bảo sự thành công của Quỹ. Các chiến dịch công bằng pháp lý nhận được sự hỗ trợ lớn từ các công ty luật, luật sư và công chúng nói chung để giúp cung cấp TGPL cho hàng ngàn người khác có nhu cầu.

Quỹ TGPL Chicago

Quỹ TGPL Chicago có nguồn gốc từ chiến tranh đói nghèo năm 1960 theo sáng kiến của Tổng thống Lyndon Johnson. Chính thức hoạt động vào năm 1965, do Quốc hội liên bang cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo và trong năm 1965 và 1966 các khoản trợ cấp liên bang ở Chicago được thực hiện do một tổ chức hỗ trợ cung cấp cho các dịch vụ pháp lý cho người nghèo và để hỗ trợ các luật sư tham gia chương trình "cải cách luật pháp" - đại diện cho các nhóm người nghèo. Trong vòng một thập kỷ, các khoản tài trợ đã được thực hiện và trao cho Quỹ TGPL của Chicago.

Quỹ đã cam kết mở rộng dịch vụ của mình để tiếp cận với các nhóm dễ bị tổn thương ở Chicago và năm này qua năm khác, Quỹ tìm kiếm và bảo đảm kinh phí cho các sáng kiến mới. Năm 2000, Quỹ mở rộng địa bàn hoạt động của mình xuống các vùng ngoại ô, bằng cách tham gia vào các chương trình. Trong suốt 40 năm qua, Quỹ đã để lại dấu ấn trên công lý cho người nghèo ở Chicago. Quỹ đã tiếp xúc với cơ quan của liên bang và chính quyền địa phương nơi có hành động ảnh hưởng tiêu cực đến người nghèo. Quỹ đã

thúc giục và khi cần thiết, khởi kiện các cơ quan này để cải cách chính sách và các hoạt động của họ để tuân thủ tất cả các luật pháp liên bang và tiểu bang.

Quỹ hỗ trợ chi phí để bảo vệ quyền hợp pháp của những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội như phụ nữ bị đánh đập, những người khuyết tật, các cư dân nhà ở công cộng, người nộp đơn và người nhận lợi ích sinh kế, người nhập cư, trẻ em, người già, người lao động được trả lương thấp, những người có HIV-AIDS và cư dân nhà dưỡng lão. Trong hơn 40 năm, Quỹ TGPL của Chicago đã cung cấp miễn phí TGPL dân sự đến hàng chục ngàn người có thu nhập thấp và người cao tuổi ở Chicago và vùng ngoại ô.

Đối với những người có thu nhập thấp, người già, hoặc bị khuyết tật, TGPL thường rất quan trọng đối với họ để bảo vệ nhà cửa, việc làm, lợi ích của họ, hoặc để bảo vệ quyền lợi của họ do hiến pháp hay luật định [50].

1.3.3. Quỹ trợ giúp pháp lý Đài Loan

Tháng 7/2004, đánh dấu thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử phát triển hoạt động TGPL ở Đài Loan. Trước đây, không có một tổ chức độc lập nào thực hiện TGPL cho những người yếu thế ở Đài Loan. Một số tổ chức thuộc khu vực công và tư cũng thực hiện hoạt động này nhưng đa số là tư vấn miệng. Việc đại diện, bào chữa ở Tòa án chỉ được thực hiện trong trường hợp đặc biệt. Nhìn chung, chất lượng hoạt động TGPL chưa tốt và không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tiếp theo sự dân chủ hóa và việc xây dựng chế độ pháp quyền, nhu cầu về nguồn lực tư pháp ở Đài Loan đã tăng lên. Năm 1998, Quỹ cải cách tư pháp, Đoàn luật sư Đài Bắc và Hiệp hội nhân quyền Đài Loan cùng vận động thông qua dự luật TGPL. Với sự giúp đỡ của Bộ Tư pháp, Quốc hội đã xem xét Luật TGPL và thông qua năm 2004. Tháng 7/2004, Bộ Tư pháp đã bảo trợ và thành lập Quỹ TGPL (LAF).

Sự đa dạng các dịch vụ TGPL liên quan đến các loại vướng mắc pháp luật cụ thể hoặc những đối tượng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nói chung. Một số dịch vụ giúp đỡ chỉ được đáp ứng khi tòa án đã xét xử mà không đảm

bảo quyền của đối tượng yếu thế trong quá trình tố tụng. Từ tháng 7/2004, Bộ Tư pháp thành lập Quỹ TGPL, tiếp tục hỗ trợ và giám sát hoạt động của tổ chức này. Bất cứ ai có vụ việc chưa được bảo vệ và đáp ứng được điều kiện về tài chính thì đều có thể yêu cầu TGPL, bất kể đó là loại vướng mắc pháp luật nào hay nhân thân của họ ra sao.

Các đoàn luật sư ở Đài Loan cũng tham gia thực hiện TGPL. TGPL do đoàn luật sư Đài Bắc thực hiện bao gồm các hoạt động tư vấn tại chỗ định kỳ. Những công dân đáp ứng được những điều kiện nhất định như gia đình có thu nhập thấp hoặc bị hạn chế về thể chất và tinh thần thì dịch vụ TGPL miễn phí tại tòa án sẽ được thực hiện khi cần thiết. Tùy thuộc vào tính chất công việc của mình, một số tổ chức phúc lợi xã hội cũng thực hiện TGPL. Tuy nhiên, do hạn chế về tài chính nên sự giúp đỡ của các tổ chức này chỉ dừng lại ở việc tư vấn. Khi có những vụ việc quan trọng thì các tổ chức này lại tìm luật sư giúp đỡ miễn phí.

Việc thực hiện TGPL được bắt đầu bằng việc kiểm tra điều kiện của người xin TGPL. Nếu thu nhập của người nộp đơn dưới mức quy định và vướng mắc pháp luật của họ chưa sáng tỏ thì người nộp đơn có thể yêu cầu TGPL. Nhân thân và tính chất của yêu cầu trợ giúp không được xem xét. Khi tiếp nhận vụ việc, Quỹ TGPL giao vụ việc cho luật sư TGPL và trả chi phí cho họ, Tòa án sẽ miễn trách nhiệm trả chi phí xét xử.

Điều kiện để được Quỹ TGPL hỗ trợ: (i) Vụ việc chưa sáng tỏ;

Một phần của tài liệu Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam (Trang 30 - 40)