Giới hạn hoạt động quản lý của Chính phủ đối với quá trình tăng trƣởng kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 78)

tăng trƣởng kinh tế - xã hội:

Tăng cường quản lý tập trung thống nhất của Chính phủ trên các vấn đề quản lý vĩ mô, không can thiệp trực tiếp việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện đúng và tốt hơn chức năng quản lý Nhà nước đích thực trong kinh tế thị trường; phát huy mạnh mẽ tính năng động tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Chính phủ phải tập trung vào nhiệm vụ đổi mới và hoàn thiện thể chế hành chính trong quản lý kinh tế, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch định hướng cho sự phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.

Hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường là cả một quá tình dài, chúng ta phải vừa

làm, vừa rút kinh nghiệm để tìm bước đi. Trong quá trình này, có mặt thành công, cũng có mặt chưa thành công, nhưng đây là sự trả giá trong quá trình phát triển và là một quy trình vận động biến chứng. Chính phủ luôn nhìn thẳng vào sự thật, mặt được thì phát huy, có vướng mắc, xuất hiện khó khăn thì phân tích rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục. Tập thể Chính phủ đoàn kết nhất trí, chung sức, chung lòng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, nêu cao ý chí và quyết tâm tiếp tục đổi mới, phát huy cao nhất các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng phát triển, đưa đất nước ta vững bước tiến lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Về phát triển các vấn đề xã hội cần triển khai các giải pháp đồng bộ để tạo ra những đột phá. Nâng cao chất lượng và hiệu của đào tạo nghề từ trình độ sơ cấp tới đại học với phương châm đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Xây dựng chính sách về nhân tài, khuyến khích phát huy tài năng, đặc biệt là tài năng của lớp trẻ. Tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp thiết thực cho phát triển đất nước. Xây dựng nhân cách phát huy giá trị văn hóa, tinh thần của người Việt Nam, khuyến khích phát triển nhanh sự nghiệp văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Phấn đấu thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững thông qua việc đẩy mạnh các chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và các chương trình hỗ trợ về sản xuất và đời sống cho đồng bào nghèo, đồng bào có hoàn cảnh khó khăn. Khắc phục nhanh chóng hậu quả thiên tai để ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân.

Trong quan hệ giữa Chính phủ và thị trường, Chính phủ và doanh nghiệp, Chính phủ cần đổi mới hoạt động điều hành, chỉ đạo trên cơ sở hoàn thiện cơ chế thị trường, xây dựng và phát triển đồng bộ các loại thị trường để chúng có thể gánh vác trách nhiệm huy động và phân bổ các nguồn lực, nghĩa

là thị trường phát triển đến đâu Chính phủ lui về vị trí đứng của mình đến đó. Một khi các loại thị trường chưa phát triển, cơ chế thị trường chưa hoàn thiện, Chính phủ chưa thể rút lui để tránh tạo ra một khoảng trống quyền lực, Chính phủ phải đảm trách những việc không phải của Chính phủ. Điều đó giải thích Việt Nam tại sao đã chuyển sang kinh tế thị trường mà Chính phủ vẫn thực thi không ít các biện pháp hành chính trong việc huy động và phân bổ các nguồn lực. Chính phủ chỉ có thể từ bỏ các biện pháp xử lý hành chính, cơ chế “xin – cho”, cấp phát khi thị trường phát triển, hoàn thiện và đảm trách được những công việc đó. Cần đặt ra các quy tắc chính thức bằng những điều luật và quy định pháp quy làm cơ sở cho các hành vi ứng xử của con người và các doanh nghiệp. Cần sớm ban hành Luật Doanh nghiệp thống nhất cho mọi doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, trong nước và ngoài nước. Bộ Luật này được ban hành sẽ là một bước tiến đáng kể về thể chế và chắc chắn sẽ giảm thiểu sự phân biệt đối xử. Để cho doanh nghiệp nhà nước tự chủ kinh doanh, tuy nhiên cơ chế chủ quản vẫn còn khá nặng nề. Về pháp lý, các doanh nghiệp nhà nước được tự chủ kinh doanh, nhưng lại chịu sự quản lý trực tiếp của các Bộ, các ngành, các chính quyền địa phương… Bên cạnh chủ trương bỏ chế độ “chủ quản”, Chính phủ cần phải có cơ chế thay thế hữu hiệu.

Trên cơ sở các nhiệm vụ đã được xác định, Chính phủ triển khai các hình thức thể hiện các chủ trương đường lối chính sách của mình thành các thể chế luật pháp thông qua con đường lập pháp hoặc bằng chính các hình thức văn bản pháp quy của Chính phủ. Trong thời đại hiện nay, nhịp độ cuộc sống vận hành nhanh, dung lượng thông tin ngày càng lớn, xã hội đòi hỏi việc cung cấp các dịch vụ công của Chính phủ ngày càng phải công bằng và hiệu quả, liêm khiết, hiệu quả và chất lượng cao. Quản lý hành chính công trên tinh thần mới phải là phục vụ nhân dân, đòi hỏi Chính phủ phải xóa bỏ những quy định rườm rà, phức tạp và tiện lợi cho doanh nghiệp và cho mọi người dân, đòi hỏi Chính phủ không những chỉ quan tâm đến việc chấp hành chính sách, mà xem

nhẹ hiệu quả kinh tế, đòi hỏi Chính phủ phải vận dụng quan điểm thị trường và kỹ năng quản lý của tư nhân vào công việc hành chính nhà nước.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 78)