Lịch sử hình thành và phát triển của Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam:

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 25 - 29)

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam: Việt Nam:

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập, lịch sử Chính phủ từ đó đến nay đã trải qua sáu thập kỷ.

Dưới ánh sáng của tư tưởng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoạt động đối nội và đối ngoại của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, Chính phủ kháng chiến (11/1946) trở đi đã dựa trên cơ sở pháp quyền cách mạng được hoàn thiện theo tiến trình phát triển thắng lợi của cuộc kháng chiến. Ủy ban dân tộc giải phóng và Chính phủ lâm thời hoạt động trên cơ sở Nghị quyết của Quốc dân đại hội Tân Trào, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến hoạt động theo các quyết định của Quốc hội do cuộc Tổng tuyển cử ngày 06 tháng 01 năm 1946 bầu ra. Chính phủ kháng chiến hoạt động trên cơ sở các quyết định của kỳ họp Quốc hội thứ hai và Hiến pháp ngày 09 tháng 11 năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản Hiến pháp này mới chỉ quy định Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất; về quyền hạn của Chính phủ chưa được quy định rõ; về nhiệm vụ, Hiến pháp chỉ ghi: “Chính phủ thi hành các đạo luật và quyết nghị của nghị viện, có quyền trình dự án luật và sắc luật”.

Sang giai đoạn mới, giai đoạn thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, với tinh thần dân chủ hóa, pháp chế hóa, kế hoạch hóa, coi trọng ứng dụng khoa học vào xây dựng cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của Chính phủ, ngày 01 tháng 01 năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc

lệnh số 1 công bố Hiến pháp mới đã được Quốc hội biểu quyết tán thành tại cuộc họp ngày 31 tháng 12 năm 1959. Bản Hiến pháp mới đã quy định rõ hơn về tổ chức, hoạt động, quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng Chính phủ, Hiến pháp mới đổi tên Chính phủ thành Hội đồng Chính phủ, nhằm khẳng định nguyên tắc tổ chức và hoạt động vừa theo chế độ tập thể (Hội đồng), vừa phát huy vai trò của cá nhân phụ trách (Thủ tướng); chức năng của Chính phủ được bổ sung thêm: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”; nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ cũng được quy định rõ ràng và cụ thể hơn trong các lĩnh vực nội thương, ngoại thương, quản lý công tác văn hóa xã hội, công tác đối ngoại, công tác dân tộc và các công tác khác theo thẩm quyền được giao.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mùa xuân 1975 đã mở ra thời kỳ mới cho lịch sử Việt Nam - cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Đất nước sau khi thống nhất, Chính phủ đã tập trung vào việc cải tiến kế hoạch hóa, cùng với những chuyển biến tích cực trong kinh tế, các mặt văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học - kỹ thuật cũng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn. Để phù hợp với điều kiện và tình hình mới, bản Hiến pháp mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được ban hành năm 1980. Hiến pháp mới khẳng định quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước; đồng thời khẳng định các quyền dân tộc cơ bản thiêng liêng. Hiến pháp còn thể hiện đường lối xây dựng kinh tế; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bộ máy nhà nước và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hội đồng Chính phủ được đổi tên thành Hội đồng Bộ trưởng.

Nhằm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đại hội lần thứ VI và lần thứ VII của Đảng, phấn đấu hoàn thành một bước quan trọng trong các mục tiêu về Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000,

Hội nghị lần thứ hai để bàn nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế - xã hội những năm 1992 – 1995 và năm 1992, trong đó Hội nghị có đề cập đến nội dung xác định những quan điểm cơ bản chỉ đạo việc sửa đổi Hiến pháp năm 1980, cải cách một bước bộ máy nhà nước và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Tháng 12 năm 1991, Quốc hội khóa VIII đã tiến hành kỳ họp thứ 10, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa VIII, sau một thời gian lấy ý kiến nhân dân cả nước đóng góp vào bản Hiến pháp sửa đổi, Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 11 đã thảo luận và thông qua Hiến pháp mới - Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp 1992 xác định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Việc trở lại chế định này thể hiện sự khẳng định quán triệt nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa và trong chừng mực nhất định đã vận dụng hạt nhân hợp lý của thuyết “phân quyền”, thừa nhận tính độc lập tương đối của lĩnh vực hành chính nhà nước. Vì vậy, vị trí vai trò của Chính phủ đã có sự điều chỉnh quan trọng so với Hiến pháp 1980.

Nhìn chung, Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kể từ năm 1959 cho đến nay đang hiện hành, đã chia hoạt động của Chính phủ ra thành hai hoạt động phân biệt giữa chấp hành và hoạt động hành chính nhà nước cao nhất. Những bản Hiến pháp này quy định: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định này về mặt ngôn ngữ, xem ra thì rất rạch ròi, phân định hoạt động hành chính nhưng thực tế quy định này lại làm cho các nhà chính trị, cũng như các nhà điều hành rất khó hiểu. Họ không biết lúc nào thì Chính phủ trong vai trò là người chấp hành của Quốc hội và khi nào thì Chính phủ lại trong vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.

Vì những lẽ đó, mỗi lần thay đổi hay sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì việc xác định lại vị trí, vai trò của Chính phủ - hành pháp lại nổi lên một cách gay gắt. Cuối cùng, cả 4 bản Hiến pháp của Nhà nước ta và kể cả lần sửa đổi mới đây của năm 2001, có tới 5 định nghĩa khác nhau về Chính phủ - hành pháp, mỗi lần thay đổi Hiến pháp lại có sự thay đổi về mặt ngôn từ.

Nhưng suy cho cùng thì định nghĩa của Hiến pháp năm 1946- Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thông qua dưới sự chỉ đạo một cách sát sao của Chủ tịch Hồ Chí Minh là có phần đúng và cô đọng hơn cả: “Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Hay có thể đọc ngược lại một chút mà ý nghĩa của quy phạm vẫn không có gì thay đổi: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. So với các bản Hiến pháp được ban hành sau này, có thể thấy rằng Hiến pháp năm 1946 có nhiều biểu hiện của sự phân quyền hơn cả. Bản Hiến pháp này không quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan lập pháp. Các bản Hiến pháp sau này đều quy định Chính phủ - hành pháp là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất/Quốc hội. Với 2 nguyên tắc: tập quyền trong tổ chức, hoạt động của nhà nước Việt Nam và sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng Cộng sản, sự chịu trách nhiệm của Chính phủ rất có điều kiện trong việc thực hiện, nếu không có một sự kiên quyết và tính dám chịu trách nhiệm của những người nắm quyền lực hành pháp.

Kể từ khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc đổi mới, hoạt động và tổ chức của Chính phủ đã quán triệt sâu sắc và có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước đã soi sáng cho quá trình xây dựng và tổ chức hoạt động của Chính phủ trong suốt các giai đoạn biến đổi của đất nước. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ

quan hành chính nhà nước đã được từng bước điều chỉnh theo yêu cầu của quá trình chuyển từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa, tập trung, hành chính và bao cấp sang quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước xác định rõ chức năng quản lý của Nhà nước, đổi mới tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, từng bước xây dựng nền hành chính dân chủ và hiện đại theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)