Thực hiện đúng, đủ nguyên tắc tập thể và đề cao trách nhiệm cá nhân trong hoạt động của Chính phủ:

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 69)

nhân trong hoạt động của Chính phủ:

Vừa qua, cơ cấu của Chính phủ mới theo nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII cũng là bước tiến mới nhằm nâng cao vai trò tập thể của Chính phủ, trách nhiệm cá nhân các thành viên Chính phủ; thể chế pháp lý được chuẩn hóa lại

bằng việc Chính phủ đang tiến hành xây dựng các nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Quyền hành pháp tối cao chỉ được giao cho một người đảm nhiệm và người đó phải chịu trách nhiệm trước quốc dân hoặc trước Quốc hội do dân bầu ra. Uy quyền cương quyết, tức là tính quyết đoán và dám chịu trách nhiệm chỉ có thể có được khi quyền lực tập trung vào trong tay của một người duy nhất. Tính cách quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, mau chóng và nhiều khi phải bí mật, chỉ có thể có được một cách tột độ khi quyền lực tập trung vào trong tay một người chứ không phải phân tán cho nhiều người. Quyền hành pháp tối cao chỉ được giao cho một người đảm nhiệm, với một nhiệm kỳ vừa đủ và người đó phải chịu trách nhiệm trước nhân dân hoặc trước Quốc hội, cho dù có tổ chức ra một nhân vật thứ hai giúp việc cho người đứng đầu hành pháp đi chăng nữa thì người đứng đầu hành pháp vẫn phải chịu trách nhiệm. Hành pháp đòi hỏi phải có sự bàn bạc, thảo luận, tranh cãi, quyền lực hành pháp đòi hỏi phải có sự phản ứng bằng những quyết định nhanh chóng, vì vậy càng ít người bao nhiêu, càng có ít người cản trở, càng quyết định nhanh bấy nhiêu vì nhiều người cũng tiến hành điều hành thì sẽ dẫn đến tình trạng ngưng trệ và tê liệt, làm mất tác dụng của phần lớn các biện pháp của chính quyền trong các trường hợp khẩn cấp quan trọng của đất nước. Chế độ chịu trách nhiệm của Chính phủ cũng là chế độ chịu trách nhiệm cá nhân của các vị Bộ trưởng, các Bộ trưởng là thành viên của Chính phủ chịu trách nhiệm trước người đứng đầu hành pháp. Phải có sự phân công rõ ràng giữa các thành viên của Chính phủ, tăng cường chất lượng và số lượng các phiên họp của Chính phủ, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ bằng cách cho phép Thủ tướng được lựa chọn các thành viên của Chính phủ.

Đối với Bộ, yếu tố cấu thành Chính phủ được tổ chức và hoạt động theo chế độ Thủ trưởng (là cơ quan quản lý có thẩm quyền riêng) vì vậy hình thức hoạt động chủ yếu là sự điều hành của Bộ trưởng (và những người khác được

Bộ trưởng ủy quyền). Tuy nhiên, để bảo đảm tính khách quan, phát huy dân chủ, thận trọng, đúng đắn trong việc ban hành các quyết định quan trọng, trong Bộ có thể thành lập các hội đồng, ủy ban hoạt động thường xuyên hoặc lâm thời (các hội đồng và ủy ban lâm thời này không được quy định trong luật, tức là chỉ theo sáng kiến của Bộ trưởng và ý kiến của hội đồng, ủy ban chỉ mang tính chất tư vấn cho Bộ trưởng). Cần xác định rõ lại nguyên tắc hoạt động này theo hướng kết hợp hình thức tập thể với cá nhân, nhưng cũng cần phân định rõ hai loại trách nhiệm này. Nội dung của nguyên tắc này, như V.I Lê-nin nhiều lần đã chỉ rõ: “Nếu chế độ tập thể lãnh đạo là cần thiết trong việc thảo luận các vấn đề cơ bản thì cũng cần có trách nhiệm cá nhân và cá nhân điều khiển để tránh hiện tượng lề mề và hiện tượng tránh trách nhiệm”.

Bởi vậy, cần phân định trong tập thể loại việc gì là việc tập thể và cũng có người phải chịu trách nhiệm cá nhân. Tuy nhiên, những sự thảo luận tập thể cần phải giảm đến mức tối thiểu cần thiết và không bao giờ được cản trở việc giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và quả quyết, không được làm lu mờ trách nhiệm của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, cần đề cao trách nhiệm cá nhân bằng các quy định cụ thể; người đứng đầu cơ quan không những chịu trách nhiệm về công việc mà còn chịu trách nhiệm liên đới về các vụ việc sai phạm của cán bộ, công chức khác thuộc quyền quản lý của mình.

Cần gắn trách nhiệm phải từ chức của các vị Bộ trưởng cũng như tập thể Chính phủ. Cơ chế có gì mắc, pháp luật của ngành có gì mắc, con người có gì mắc thì Bộ trưởng phải có trách nhiệm đề ra các giải pháp. Đó là trách nhiệm của Bộ trưởng mà không phải người được bổ nhiệm cũng như đời Bộ trưởng trước. Bộ trưởng – những người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, không những trong trường hợp không thực hiện những quy định của luật pháp mà cả trong trường hợp do các cán bộ cấp dưới gây ra, Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về việc thực thi các quyết định chính sách của chính bản thân các công chức, thậm chí phải rời chức vụ của mình trong những trường hợp xảy ra

hành vi vi phạm pháp luật của công chức, khi công chức phạm sai lầm, mắc tội phạm, ảnh hưởng đến uy tín của Bộ thì Bộ trưởng phải từ chức, không hứng chịu kỷ luật, cảnh cáo thay cho công chức, đó là trách nhiệm chính trị, là phải từ chức, không phải gánh chịu kỷ luật như công chức để rồi sau đó lại tiếp tục tại vị. Bộ trưởng phải có trách nhiệm từ chức trong trường hợp lĩnh vực mà họ phụ trách không được cải thiện hoặc xuống cấp, ở đây Bộ trưởng có thể không mắc lỗi và không phải chịu trách nhiệm pháp lý gì cả nhưng Bộ trưởng đã không thực hiện được vai trò Bộ trưởng của mình, đất nước cần có những người khác thay những người Bộ trưởng như vậy.

Ngoài ra, cũng cần phải xây dựng và hoàn thiện chế độ công vụ bao gồm những vấn đề về trách nhiệm và kỷ luật đối với công chức, về đạo đức của người công chức trong khi thi hành nhiệm vụ. Từng bước chính quy hóa các công sở, nâng cao kỷ luật và phong cách làm việc, ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý hành chính, tăng cường các phương tiện thông tin liên lạc cho các cơ quan để nâng cao hiệu suất công tác và hiệu lực quản lý. Những bộ máy công chức hoạt động tốt có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và giảm đói nghèo. Nếu bộ máy công chức tốt lành nghề thì chính bộ máy này có thể cung cấp những đầu vào tốt về chính sách và cung cấp những hàng hóa dịch vụ công với giá thấp nhất.

Hành pháp – Chính phủ phải có quan điểm và chủ trương thống nhất, được cả nước đồng tâm nhất và được cả nước ưu tiến nhất. Vì vậy không thể có chính sách của Bộ này mâu thuẫn với chính sách của Bộ kia. Muốn vậy phải đề cao vai trò của người đứng đầu Chính phủ, vai trò điều phối của Thủ tướng thông qua các phiên họp thường kỳ và bất thường của Chính phủ để cho chính sách của các Bộ thống nhất. Mọi vấn đề có liên quan đến lĩnh vực nào thì Bộ trưởng đó phải chịu trách nhiệm trừ những vấn đề quan trọng có liên quan đến các lĩnh vực khác phải có ý kiến của các Bộ khác, như vậy mỗi

một lĩnh vực có một Bộ trưởng chịu trách nhiệm, trong trường hợp vấn đề quá lớn vượt khỏi tầm chịu trách nhiệm của Bộ trưởng, không có một Bộ trưởng nào chịu trách nhiệm thì Thủ tướng chịu trách nhiệm. Với chủ trương giảm số lượng Phó Thủ tướng và giảm số lượng các Bộ trưởng cũng là để tăng cường trách nhiệm của các thành viên Bộ trưởng và của người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)