Số lượng cán bộ công chức

Một phần của tài liệu Công chức trong nền kinh tế thị trường (Trang 28 - 29)

Năm 1986, theo số liệu thống kê của Bộ Nội vụ, số lượng cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp là 1,2 triệu người, hiện tại là hơn 1,7 triệu người, bằng 2% dân số cả nước, trong đó biên chế trong khối sự nghiệp nhà nước khoảng 1,4 triệu người, và nếu so với nhiều nước trên thế giới, đây là một tỷ lệ không cao.

Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 qua 2 lần sửa đổi vào các năm 2001 và 2003, đã có sự phân loại tương đối rõ đối tượng cán bộ, công chức,

tạo căn cứ pháp lý để định ra yêu cầu, tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất và chế độ, chính sách đãi ngộ tương ứng (cán bộ qua bầu cử, công chức hành chính, viên chức sự nghiệp, cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước, cán bộ chuyên trách và công chức cơ sở cấp xã).

Tính đến thời điểm năm 2006, theo số liệu thống kê của Bộ Nội vụ, tổng số biên chế cán bộ, công chức (không kể cấp xã) của cả nước là 1.778.734 người. Trong đó, biên chế hành chính thuộc Chính phủ quản lý là 237.654 người; biên chế hành chính thuộc Văn phòng Quốc hội là 467 người; biên chế hành chính thuộc Văn phòng Chủ tịch nước là 86 người; biên chế thuộc tòa án nhân dân là 12.024 người và của Viện Kiểm sát nhân dân là 11.840 người. Biên chế các cơ quan Đảng và đoàn thể do Ban Tổ chức Trung ương quản lý là 82.003 người.

Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số biên chế cán bộ, công chức của cả nước là 1.971.172 người, trong đó cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên là 1.778.734 người.

Ở cấp xã, cán bộ công chức là 192.438 người (trong đó, cán bộ bầu cử là 111.124 người, công chức chuyên môn nghiệp vụ là 81.314 người). Đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị nước ta đã tạo thành một khối thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần tích cực đưa đất nước ta từ một nước nghèo, lạc lậu sang đất nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Công chức trong nền kinh tế thị trường (Trang 28 - 29)