Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Công chức trong nền kinh tế thị trường (Trang 72)

Năng lực của con người được hình thành và phát triển thông qua hoạt động thực tiễn, sự tích cực trong hoạt động đó. Năng lực của người cán bộ công chức cũng vậy, những kinh nghiệm mà họ đã trải qua là những bài học thực tiễn trong công việc của họ. Nếu thiếu kinh nghiệm thực tiễn công chức rất khó có thể giải quyết nhanh chóng chính xác trước những tình huống quản lý hành chính nhà nước. Trong nhiều trường hợp, kinh nghiệm có thể có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của việc làm. Kinh nghiệm ở đây là kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, được đánh giá bằng thời gian và công việc mà cá nhân đã trải nghiệm, bao gồm sự hiểu biết chung của cá nhân về con người và xã hội, về hành vi ứng xử về lối sống, đặc biệt là những kinh nghiệm xử lý, tiến hành những gì liên quan đến công việc của mình. Hiện nay đội ngũ công chức Việt Nam bao gồm một đội ngũ rất trẻ vừa tốt nghiệp ra trường trong đầu chủ yếu là những hệ thống lý thuyết được học từ các thầy cô giáo. Muốn nâng cao năng lực của họ một cách hữu hiệu và nhanh chóng chúng ta nên học từ Nhật Bản, sau khi làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước nên đưa họ xuống một đơn vị cơ sở để học hỏi những kinh nghiệm trong thực tiễn giúp cho kho tàng kiến thức của họ không chỉ là những kiến thức giáo điều.

Định hướng những giá trị cá nhân là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao năng lực của con người nói chung và của công chức hành

chính nói riêng. Đó là những vấn đề có liên quan đến sự phù hợp về sở thích, sở trường, nguyện vọng cá nhân đối với cá nhân đối với công việc mà mình tham gia. Nếu đó là người yêu thích công việc, người có ý thức trách nhiệm và bổn phận,nghĩa vụ của mình luôn có khả năng thực hiện công việc với chất lượng cao hơn.

Việc nâng cao năng lực cho cán bộ công chức là một nhiệm vụ và thách thức lớn, bởi vì công chức được coi là một yếu tố quan trọng để thực hiện được các mục tiêu quốc gia đã đề ra. Xây dựng và phát triển trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức cần quan tâm đến những vấn đề cơ bản sau đây: Xây dựng và phát huy năng lực của đội ngũ công chức hành chính nhà nước thực chất là thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia một cách cụ thể nhằm tạo ra đội ngũ công chức vừa phải làm việc trên các lĩnh vực theo các nguyên tắc của thị trường, vừa phải biết quyết định các vấn đề trên cơ sở hệ thống quyền lực mà nhân dân giao cho. Xây dựng đội ngũ công chức theo nguyên tắc chức nghiệp hay chế độ việc làm đều nhằm đi đến kết quả cuối cùng là tạo ra được đội ngũ công chức thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng. Do đó, phải quan tâm đến cả quá trình làm việc của công chức từ khi họ được tuyển dụng làm công chức đến khi họ nghỉ hưu. Để duy trì được đội ngũ công chức có năng lực và trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức có ý nghĩa rất quan trọng.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một nội dung mà tất cả các nước muốn có nền hành chính phát triển đều phải quan tâm. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức đương nhiệm, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, Nhà nước có thể đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng thực thi công vụ để nâng cao khả năng đảm nhiệm công việc của cán bộ, công chức. Có nhiều hình thức để nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng cho cán bộ, công chức. Chẳng hạn như: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại các cơ sở đào tạo của Nhà nước; đào

tạo, bồi dưỡng thông qua công việc tại cơ quan, thông qua hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm; tạo cơ hội để cán bộ, công chức phát triển năng lực...

Một phần của tài liệu Công chức trong nền kinh tế thị trường (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)