Chất lượng cán bộ công chức

Một phần của tài liệu Công chức trong nền kinh tế thị trường (Trang 29)

Trong thi hành công vụ, chất lượng công chức có vai trò quyết định đến chất lượng thi hành công vụ. Chất lượng công chức là tập hợp các yếu tố phản ánh khả năng thực hiện công vụ của mỗi công chức và sự kết hợp của từng cá nhân trong một thể thống nhất. Chất lượng cán bộ công chức được thể hiện trên các yếu tố cơ bản sau đây:

- Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức

Đây là tiêu chí đầu tiên, bản chất để đánh giá chất lượng công chức. Trình độ chuyên môn, thể hiện ở sự hiểu biết kỹ năng nghề nghiệp của công chức, đánh giá trên cơ sở hệ thống văn bằng, chứng chỉ, theo từng ngành và từng ngạch công chức khác nhau. Để bố trí được công chức có trình độ chuyên môn tốt, phù hợp với yêu cầu công vụ, cần phải có hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ và chức danh trong các cơ quan nhà nước hoàn chỉnh và khoa học.

- Kỹ năng nghề nghiệp của công chức

Là mức độ thành thạo trong thực thi công vụ của công chức. Kỹ năng của công chứ thể hiện ở kết quả công việc, ở năng suất, hiệu suất, hiệu quả công việc và kết quả cụ thể trong thực tế thực thi công vụ của công chức. Để có kỹ năng tốt của công chức trong thực thi công vụ, cần đảm bảo quy trình và chất lượng công tác đánh giá công chức.

- Đạo đức công chức

Đạo đức của người công chức trong hoạt động công vụ, luôn đi liền với mục tiêu xã hội, lợi ích toàn dân và tính nhân văn. Đạo đức công chức thể hiện trong hành vi công vụ như: đúng pháp luật; có hiệu quả; thái độ ứng xử đúng mực; hài hòa giữa lý và tình... Đạo đức công chức có thể ví như một cái phanh để ngăn chặn sự thoái hóa của thể chế, của bản thân công chức. Nó là sức mạnh tự bảo vệ con người của công chức và thể chế nhà nước không tự đánh mất mình, không rơi vào tình trạng tự hủy hoại... Đạo đức công chứ còn là động lực tinh thần, giá trị văn hóa thúc đẩy xã hội phát triển, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Do đó, bên cạnh việc tăng cường giáo dục cho công chức về tinh thần trách nhiệm, tự giác thực hiện các quy định trong thực thi công vụ, cần phải sớm cụ thể hóa các quy định về đạo đức công chức.

- Thể chất công chức

Là yếu tố quan trọng để hợp thành chất lượng công chức. Nếu công chức không đảm bảo sức khỏe, thì mọi hoạt động công vụ diễn ra rất khó khăn, thậm chí không thể thực hiện công vụ theo yêu cầu.

Ưu điểm của công chức trong nền kinh tế thị trường:

- Công chức trong nền kinh tế thị trường được trang bị kiến thức chuyên sâu và tổng hợp, tôn trọng nhân dân, liên hệ tốt với nhân dân, có tinh thần trách nhiệm và có ý thức kỷ luật, cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Qua thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ công chức chúng ta thấy rằng nhìn chung thể chế mới về quản lý cán bộ công chức đã dần dần được hoàn thiện, thực hiện khá nghiêm túc và đạt được kết quả bước đầu. Đã có bước tiến quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, đã đưa công tác quản lý nhân sự dần dần vào nề nếp, theo pháp luật từ tuyển chọn, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, sử dụng, đề bạt đến đào tạo, phát triển đội ngũ công chức đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính hiện nay. Việc đổi mới, phân cấp quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương cụ thể là nhiệm vụ quản lý công chức đã dần phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi công chức trong bộ máy chính quyền nhà nước, phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trên cơ sở đảm bảo thống nhất của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Việc quy định thẩm quyền quản lý công chức và biên chế về cơ bản phù hợp với nhu cầu của cải cách hành chính, với khả năng tổ chức và quản lý của các cấp trong tình hình hiện tại. Những kết quả đạt được ở một số lĩnh vực như thi tuyển, thi nâng ngạch, đào tạo bồi dưỡng, tiêu chuẩn hóa chức danh, ngạch, bậc cán bộ công chức đã chuyển công tác quản lý nhân lực sang phương pháp, cách làm mới, đảm bảo để người có đức, có tài, đáp ứng nhu cầu chuyên môn được tuyển vào làm

việc trong các cơ quan Nhà nước, đảm bảo sự công bằng xã hội và mỗi người đều có cơ hội trở thành công chức.

- Hệ thống chính sách tiền lương và thù lao cho cán bộ, công chức đã có sự cải cách. Về cơ bản đã tiền tệ hóa được (tuy chưa đầy đủ) các thu nhập của cán bộ, công chức thông qua tiến lương. Điều đó có tác dụng khuyến khích công chức phấn đấu, nâng cao trình độ, từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức.

- Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngày càng chủ động theo quy hoạch, kế hoạch và có nề nếp hơn.

- Công chức trong nền kinh tế thị trường có lý luận chính trị vững vàng. Bên cạnh những thành công bước đầu như đã phân tích ở trên, thực tiễn cho thấy công chức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng có không ít những nhược điểm, bất cập.

Một phần của tài liệu Công chức trong nền kinh tế thị trường (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)