Vấn đề lương của cán bộ công chức trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Công chức trong nền kinh tế thị trường (Trang 65)

Tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước ta phải đảm bảo cho người lao động những nhu cầu tối thiểu nhất về ăn, mặc, ở, giải trí. Tiền lương của công chức chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của công chức, không trang trải đủ cho những nhu cầu thiết yếu và không là nguồn thu nhập chính của một bộ phận công chức, việc nâng cao đời sống đối với cán bộ, công chức chưa được coi là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững đất nước. Tiền lương là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững đất nước. Tiền lương không còn có ý nghĩa khuyến khích, động viên cán bộ, công chức làm việc, có quan Nhà nước không thu hút được nhân tài, dẫn tới hiện tượng "chảy máu chất xám" trong khu vực nhà nước ngày càng tăng. Tình hình thực tế của tiền lương của cán bộ công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.

Ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ và nhiều nhà hoạt động xã hội cho rằng: "Mức lương hiện tại chỉ đáp ứng vỏn vẹn 30 - 50% nhu cầu tối thiểu của gia đình công chức". Có một câu nói của Chủ tịch Hồ

Chí Minh với cán bộ trước khi Chính phủ về tiếp quản thủ đô năm 1954: "Nếu về thành mà lương không đủ sống thì chỉ có hai cách, một là ăn cắp của Chính phủ, hai là nhũng nhiễu nhân dân để sống". Chính vì vậy nếu tiền lương không đủ sống thì các tệ nạn sách nhiễu, tham nhũng trong khu vực công ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm suy thoái nhân cách, đạo đức công vụ. Hơn nữa, lương thấp dẫn đến thực tế là Nhà nước không còn là chủ duy nhất sử dụng sức lao động của công chức trong hệ thống.

Với cách tính lương hiện nay, chỉ ăn và mặc đã "khấu trừ" gần hết. Nhu cầu ở và giải trí thì vẫn còn "ở nơi đâu... xa lắm".

Nhiều có nhiều ý kiến cho rằng: "giá cả thị trường còn tiền lương thì bao cấp". Giá điện, giá xăng, viễn thông... đều đã ngang ngửa với các quốc gia phát triển trong khi tiền lương còn lẹt đẹt với một mớ bùng nhùng cách tính từ thời bao cấp.

Tiền lương trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay có một số đặc điểm sau:

- Tiền lương được hình thành trên thị trường có sự quản lý của Nhà nước thông qua các quy định pháp luật.

- Tiền lương có mối quan hệ thuận với mức tăng lợi nhuận, tăng năng suất lao động xét trong phạm vi từng doanh nghiệp.

- Giá trị sức lao động là căn cứ để xác định mức tiền lương, việc trả lương cho từng cá nhân lại dựa trên kết quả lao động của họ.

- Thông qua chính sách tiền lương, Nhà nước tham gia tích cực vào các quá trình phân phối và được thể hiện thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế, xã hội, khuyến khích lợi ích chính đáng, tính tích cực, sáng tạo của họ, đồng thời hạn chế tiêu cực.

Do việc làm, an toàn lao động và an sinh xã hội là mối quan tâm của người lao động nên mức tiền lương cần phải tính đúng, tính đủ hao phí cần thiết để duy trì cuộc sống, ngay cả khi người lao động không còn sức lao động.

Chương 3

Một phần của tài liệu Công chức trong nền kinh tế thị trường (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)