Về trình độ chuyên môn của cán bộ công chức

Một phần của tài liệu Công chức trong nền kinh tế thị trường (Trang 57)

Theo điều tra của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, 43% cán bộ công chức và 33% công dân và doanh nghiệp cho rằng công chức không đủ trình độ và khả năng giải quyết công việc.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, yếu kém lớn nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được tăng cường, số lượng cán bộ công chức qua các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng khá lớn, nhưng nhìn chung chất lượng còn thấp, nhất là kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng nghiệp vụ hành chính.

Nội dung năng lực cán bộ

Theo các nghiên cứu về lao động xã hội hiện nay thì một người trưởng thành muốn tham gia và được thị trường lao động chấp nhận phải hội đủ hai phẩm chất cơ bản sau:

Thứ nhất, có năng lực tư duy; có tri thức khoa học và kiến thức

chuyên môn.

Thứ hai, có năng lực tổ chức thực hiện; kỹ năng thực hành để ứng

dụng được tri thức, kiến thức chuyên môn. Ngoài ra còn phải biết sử dụng hai công cụ bổ trợ mà nhiều ngành nghề đều cần là tin học và ngoại ngữ thông dụng ngoài tiếng mẹ đẻ.

Hướng tới cần dứt khoát là ngoài đạo đức chính trị, đội ngũ cán bộ phải thỏa được cả hai phẩm chất kể trên với mức độ tối thiểu là trung bình khá theo thang bậc chung của nguồn nhân lực trong xã hội; không chấp nhận cán bộ chỉ có thâm niên và kinh nghiệm thuần túy. Điều này lại phụ thuộc nhiều vào nền tảng về giáo dục nói chung và học vấn của mỗi con người.

Như vậy, mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị dựa vào chức năng nhiệm vụ từng cơ quan đơn vị mà xây dựng nội dung nhiệm vụ cho từng vị trí công vụ để tuyển chọn sắp xếp và đánh giá năng lực cán bộ. Nguyên tắc là mọi công vụ phải có yêu cầu về hai phẩm chất kể trên; mỗi vị trí công vụ có vai trò vị trí khác nhau thì mức độ của hai phẩm chất cũng khác nhau.

Công tác quản lý nhà nước đang tồn tại quá nhiều yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu và là một thách thức trong quá trình phát triển. Song, nói đến yếu kém về năng lực quản lý nhà nước, ngoài các yếu tố luật pháp, cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô vốn đang vừa thiếu vừa lạc hậu, không đồng bộ... thì sự hạn chế năng lực của cán bộ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước các cấp là một nguyên nhân quan trọng. Sự hạn chế ấy bộc lộ rõ qua mấy cái thiếu dễ nhận thấy như: thiếu kiến thức, thiếu tầm nhìn mang tính chiến lược, thiếu tư duy độc lập, sáng tạo.

Đi sâu hơn nữa, lại có thể thấy trước hết những khiếm khuyết của cán bộ công chức có nguyên nhân sâu xa từ sự hạn chế, lạc hậu của công tác đào tạo, qui hoạch và của chính sách bố trí, sử dụng cán bộ công chức. Sự hạn chế của khâu đào tạo, qui hoạch thể hiện ở chỗ đào tạo không chuyên sâu, nặng về lý thuyết mà nhẹ về thực hành, tạo ra những con người thứ gì cũng biết mà chẳng giỏi việc gì. Còn chính sách bố trí, sử dụng cán bộ công chức thì lại nặng về sắp xếp cơ cấu theo chủ quan, không tôn trọng sở trường sở đoản, trái ngành nghề chuyên môn được đào tạo nên khi "bơi" trong hoàn cảnh cơ chế chính sách thay đổi liên tục, họp hành triền miên...

Cán bộ công chức đã biến thành "những cái máy" chỉ biết nói theo, làm theo, suốt đời tập sự, học việc vẫn không thạo việc? Đấy là chưa kể đến các hiện tượng tiêu cực do bố trí, sử dụng cán bộ công chức theo thân quen, "con ông cháu cha", cục bộ địa phương, thậm chí do chạy chọt mua chức mua quyền... xảy ra ở nhiều cấp, ngành hiện nay.

Là một nước mà trình độ phát triển còn ở mức dưới trung bình trong ASEAN, Việt Nam phải phấn đấu quyết liệt để duy trì tăng trưởng nhịp độ cao và ổn định thì mới đạt được mục tiêu phát triển và hội nhập thành công. Trong hoàn cảnh và yêu cầu ấy, việc tìm ra các giải pháp, chính sách và bước đi nhằm nâng cao năng lực và trình độ quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ công chức ngang tầm khu vực đương nhiên là một đòi hỏi rất cấp bách.

Chưa có một đội ngũ công chức hành chính ổn định. Một bộ phận không ít công chức năng lực, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, thiếu kiến thức về nền kinh tế thị trường, trong đó thiếu hụt về kỹ năng nghề nghiệp là điều đáng lưu tâm. Số lượng cán bộ cấp cơ sở tuy đông nhưng chất lượng chưa đảm bảo

Một phần của tài liệu Công chức trong nền kinh tế thị trường (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)