Dự báo tình hình phát triển bán lẻ trực tuyến của nước ta trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Phát triển mô hình bán lẻ trực tuyến cho website www.banhangtructuyen.vn (Trang 41)

tới

Nhờ vào sự phát triển của Internet, châu Á đang trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh chóng nhất thế giới, bắt kịp xu hướng đó, thương mại điện tử Việt Nam cũng đang dần lớn mạnh hơn đặc biệt là bán lẻ trực tuyến.

Người tiêu dùng Việt Nam đang mua sắm trên Internet nhiều hơn bao giờ hết và họ mua đủ loại hàng hóa, từ bàn ghế, hoa cho đến vé máy bay và máy nghe nhạc iPod. Lượng truy cập vào các website bán lẻ nổi tiếng như Amazon.com và website đấu giá eBay tăng mạnh và phổ biến nhất.

Hình thức bán lẻ trực tuyến đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam, do hạ tầng viễn thông được cải thiện trong lúc các phương thức thanh toán – từng được xem là một trở ngại chính đối với mua sắm trực tuyến, hiện đã trở nên an toàn hơn. Ngược lại, những tiến bộ của công nghệ Internet và dấu hiệu ngày càng có nhiều người tiêu dùng lên mạng mua sắm ở Việt Nam cũng đang khuyến khích các nhà bán lẻ tận dụng kênh bán hàng này.

Cho đến cuối năm 2009, việc mua bán qua các website TMĐT đã trở nên khá phổ biến. Phương thức thanh toán và giao hàng cũng được các doanh nghiệp thực hiện rất linh hoạt, đáp ứng hầu hết các yêu cầu của người mua từ thanh toán trực tuyến, chuyển khoản sau khi đặt hàng cho đến thanh toán khi nhận hàng.

Trong thời gian gần đây, xuất hiện nhiều mạng xã hội với số lượng thành viên đang ký tham gia lên đến hàng trăm ngàn người. Lợi thế là số lượng người tham gia lớn, những mạng xã hội này đang trở thành thị trường thực sự cho các nhà kinh doanh Việt Nam cũng như nhà kinh doanh nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp và cá nhân đã có những hình thức đầu tư phù hợp để nắm bắt thị trường tiềm năng này như lập chủ đề và thuê vị trí cố định cho chủ đề và bán hàng hoặc quảng cáo dịch vụ. Người bán trực tiếp trao đổi, giao dịch với khách hàng trên topic và thực hiện

việc bán hàng hóa và dịch vụ qua nhiều phương thức rất linh hoạt và được nhiều người dùng chấp nhận.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, hoạt động bán lẻ trực tuyến đã trở thành một xu hướng thực sự và chắc chắn sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn sắp tới khi thanh toán trực tuyến trở nên phổ biến và quen thuộc với người tiêu dùng.

Một số dự báo về thị trường điện thoại, thiết bị kỹ thuật số :

Theo dự đoán của Ovum, đến năm 2013 sẽ có 5,63 tỷ kết nối, tăng 43% so với năm 2008. Nếu năm 2008 thâm nhập toàn cầu ước tính đạt 59% thì đến năm 2013 con số này dự báo sẽ tăng lên 80%. Trong đó, các kết nối trả trước chiếm 73% (tăng từ 70% trong năm 2008), nhưng việc sở hữu nhiều SIM nên mức thâm nhập dân số thực tế sẽ thấp hơn.

Các thị trường mới nổi sẽ là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng. Khu vực Trung Quốc - Ấn Độ sẽ tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kết nối, với tốc độ tăng trưởng tích lũy hàng năm lên tới 12% vào năm 2013. Thậm chí, mức thâm nhập ở đây chỉ được dự đoán tăng từ 40% năm 2008 đến 67% năm 2013. Đặc biệt, dự kiến khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Phi sẽ tăng thêm một số lượng kết nối bất ngờ, và Việt Nam cũng nằm trong số những nước phát triển như vậy về mặt hàng thiết bị di động.

Điện thoại sẽ vẫn tiếp tục là nguồn doanh thu chủ yếu của các nhà khai thác, chiếm 73% doanh thu toàn cầu vào năm 2013. Sau một vài năm khi suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 kết thúc, các dịch vụ dữ liệu di động bắt đầu cất cánh. Dự báo, doanh thu dữ liệu toàn cầu (bao gồm cả tin nhắn) sẽ tăng trưởng 79% trong 5 năm tới. Các thị trường phát triển sẽ là chìa khóa của sự tăng trưởng này, chiếm 53% doanh thu dữ liệu trong năm 2013. Như vậy hoạt động kinh doanh bán lẻ trực tuyến với các mặt hàng điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số có nhiều thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hoạt động bán hàng trực tuyến đã và đang có những bước phát triển nhất định. Kết quả đó có được là do hai nguyên nhân chính là người tiêu dùng đã tin tưởng hơn vào việc bán hàng điện tử trực tuyến và các doanh nghiệp đã chú trọng

nâng cao hiệu quả hoạt động của website bằng những chính sách cụ thể để thu hút người tiêu dùng tham gia mua hàng trực tuyến.

Một phần của tài liệu Phát triển mô hình bán lẻ trực tuyến cho website www.banhangtructuyen.vn (Trang 41)